2.2. Thực tiễn thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình
2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế trong vấn đề thực hiện quyền của bị cáo trong gia
đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Nguyên nhân về mặt pháp luật
Pháp luật là chuẩn mực, là cơ sở và thƣớc đo cho sự công bằng của mọi thành viên trong xã hội. Trong tố tụng hình sự, nhìn từ góc độ bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo thì pháp luật là cơ sở quan trọng, là cơng cụ, phƣơng tiện chính để thực hiện và bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 bên cạnh những điểm tiến bộ so với bộ luật trƣớc đây thì
41http://giadinh.net.vn/blog/bi-cao-tai-toa-an-da-nang-mac-dong-phuc-mau-cua-phan-biet- 20130731015828457.htm
42
nó vẫn cịn tồn tại nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho việc áp dụng cũng nhƣ việc bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.
Điểm hạn chế đầu tiên là pháp luật tố tụng hình sự hiện nay vẫn quy định cho Tòa án một số thẩm quyền thuộc chức năng buộc tội, chẳng hạn nhƣ việc cho phép Tòa án đƣợc quyền khởi tố vụ án, quy định trình tự xét hỏi, trả hồ sơ để điều tra bổ sung…Trong khi chức năng chính của Tịa án là thực hiện chức năng xét xử. Theo đúng nghĩa chức năng xét xử thì Tịa án đóng vai trị là ngƣời ở giữa, là ngƣời điều hành cho phiên tòa diễn ra theo quy định của pháp luật; dựa trên những chứng cứ, tài liệu do cơ quan điều tra thu thập; đồng thời lắng nghe các bên tranh luận và đánh giá những chứng cứ mà các bên đƣa ra tại phiên tòa; tạo điều kiện cho các bên lập luận để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trên cơ sở đó, Tịa án ra phán quyết cuối cùng. Có nhƣ vậy, Tịa án mới thực hiện đúng chức năng xét xử của mình. Pháp luật trao cho Tịa án quyền đƣợc trả hồ sơ để điều tra bổ sung là vơ hình chung trao cho Tòa án quyền buộc tội bị cáo. Nếu hồ sơ do cơ quan điều tra chuyển qua khơng đủ căn cứ để kết tội bị cáo thì Tịa án phải ra một quyết định thể hiện sự thiếu căn cứ buộc tội bị cáo, chứ không thể trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.Vì với hành vi trả hồ sơ điều tra bổ sung thì đã khẳng định Tịa án đã mặc nhiên thừa nhận bị cáo có tội và ra sức tìm chứng cứ để kết tội cho đƣợc bị cáo. Điều này là sự vi phạm ngun tắc suy đốn vơ tội.
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 tuy đã quy định nhiều điều khoản nhằm bảo vệ ở mức cao nhất có thể cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo nhƣng thực tiễn tố tụng ở giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cho thấy những quy định này khó có thể thực thi trên thực tế do thiếu những cơ sở pháp lý chặt chẽ và cụ thể.
Trong giai đoạn xét xử, quyền nhờ ngƣời khác bào chữa đƣợc quy định một cách rộng rãi, hợp lý. Giữa bên buộc tội và bên gỡ tội thể hiện rõ nét sự bình đẳng trong việc đƣa ra chứng cứ và những yêu cầu. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất hợp lý sau đây:
+ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 207 Bộ luật Tố tụng Hình sự, quyền xét hỏi tại phiên tòa trƣớc hết, chủ yếu thuộc Hội đồng xét xử. Quy định này chƣa phù hợp chức năng của các chủ thể trong tiến hành tố tụng. Hội đồng xét xử tham gia tiến hành tố tụng với vai trò là ngƣời trọng tài giữa bên buộc tội (Viện kiểm sát) và bên bào chữa (bị cáo và ngƣời bào chữa). Vì vậy, Hội đồng xét xử chỉ nên xét hỏi có tính chất bổ sung để làm rõ những vấn đề cần thiết mà bên buộc tội, gỡ tội chƣa đề cập. Việc xét hỏi trƣớc hết phải thuộc về bên buộc tội và bên gỡ tội.
+ Tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: Chủ tọa phiên tịa khơng đƣợc hạn chế thời gian tranh luận, nhƣng có quyền cắt những ý kiến không liên
quan đến vụ án. Quy định này chƣa cụ thể chi tiết, vì vậy nếu chủ tọa phiên tịa cơng minh, dân chủ thì quyền bào chữa đƣợc bảo đảm. Nhƣng nếu chủ tọa phiên tịa khơng dân chủ, khơng cơng minh thì rất dễ vi phạm quyền bào chữa.
+ Tại Khoản 3 Điều 224 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định nội dung bản án chỉ đề ra yêu cầu phải phân tích những chứng cứ xác định có tội, những chứng cứ xác định vô tội, xác định bị cáo có phạm tội hay khơng, phạm tội gì theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ... Trong nội dung bản án luật không yêu cầu đề cập đến việc Hội đồng xét xử phải đề cập đến việc bày tỏ lý lẽ, luận cứ để bác bỏ ý kiến bào chữa của ngƣời bào chữa. Chính từ quy định này, ý kiến bào chữa không trở thành đối tƣợng quan tâm của Hội đồng xét xử. Nếu trong phiên tịa có Thẩm phán có trách nhiệm thì họ chú ý lắng nghe ngƣời bào chữa và ngƣợc lại, lời bào chữa chỉ có tác dụng để cho ngƣời tham gia tố tụng nghe, chỉ có tác dụng động viên bị cáo.
Mặc dù luật quy định khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật (Điều 16 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003). Quy định này nhằm bảo đảm khách quan trong xét xử, tinh thần của quy định là Hội đồng xét xử không buộc phải nghe theo ý kiến của bất kỳ ai, mà chỉ xét xử vụ án trên cơ sở của pháp luật. Trong xét xử đòi hỏi Hội đồng xét xử nghe ý kiến các bên để từ đó xác định sự thật của vụ án, đƣa ra các quyết định giải quyết vụ án vơ tƣ, khách quan và có căn cứ pháp luật. Chính vì vậy, việc chấp nhận ý bào chữa hay không phải đƣợc Hội đồng xét xử đáp lại. Đây là lẽ rất bình thƣờng, đƣơng nhiên trong cuộc sống đời thƣờng đã đƣợc pháp luật đƣa vào ứng xử trong quan hệ của mọi ngành luật. Có lẽ vì vậy nhà làm luật không cần đề cập đến khi xây dựng Bộ luật Tố tụng Hình sự. Nếu xét ở quy định cụ thể này, thì đây là sự thụt lùi của kỹ thuật lập pháp so với trƣớc đây. Vì theo Thơng tƣ số 6-TC ngày 9/9/1967 của Tòa án nhân dân tối cao về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quy định “Lời bào chữa cần đƣợc ghi chép vào biên bản phiên tòa, trừ trƣờng hợp ngƣời bào chữa đọc bản bào chữa viết và đƣa bản đó vào hồ sơ vụ án... bản án của Tòa án phải trả lời lý lẽ mà ngƣời bào chữa nêu ra”43.
Nguyên nhân khác
Thứ nhất, những nguyên nhân của hạn chế và khó khăn của việc bị cáo tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Khi đặt vấn đề bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo thì chủ thể đầu tiên có thể kể tới đó chính là bị cáo. Bởi lẽ khơng ai có thể bảo vệ cho quyền lợi của mình tốt hơn chính bản thân mình đƣợc. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở trên, thực tế bị cáo tự bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình lại khơng đạt đƣợc hiệu quả cao nhƣ mong muốn. Nhiều trƣờng hợp, mặc dù trong phiên tòa, những ngƣời tiến hành tố tụng đã giải thích và hƣớng dẫn cho bị cáo quyền của họ và cách thức thực hiện nhƣ thế nào, nhƣng bị cáo vẫn khơng biết mình phải làm gì và đƣợc phép làm gì. Họ gần nhƣ là thụ động để mặc cho phiên tòa diễn ra thế nào cũng đƣợc. Nhƣng đối với những bị cáo có trình độ học vấn cao, nhận thức về pháp luật tốt cũng chƣa hẳn là đã tự mình bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì trong phiên tịa đang xét xử chính bản thân mình, tâm lý của bị cáo thƣờng rất lo lắng, sợ sệt, e dè, mất bình tĩnh. Họ thậm chí cịn khơng biết mình nên nói gì, phải nói gì. Tâm lý này của bị cáo có thể hiểu đƣợc vì đứng trƣớc tội danh mà họ đang phải đối mặt, họ có thể sẽ bị ảnh hƣởng tới danh dự, tài sản, quyền tự do và thậm chí là cả tính mạng của họ thì họ lo lắng, mất bình tĩnh là tâm lý bình thƣờng.
Nhƣng bị cáo cịn có một cơ chế khác để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi khơng thể tự mình bào chữa cho mình, đó là họ có thể nhờ đến luật sƣ để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Nhƣng với con số gần 80% các vụ án hình sự bị cáo khơng có ngƣời bào chữa nhƣ đã nói trong phần thực trạng thì việc bị cáo hầu nhƣ không nhờ ngƣời khác bào chữa cho mình cũng là một nguyên nhân mà bị cáo tự mình làm khó cho mình, tự mình thu hẹp con đƣờng bảo vệ quyền lợi của chính mình. Điều này nó xuất phát từ tâm lý từ xa xƣa đã ăn sâu vào suy nghĩ của đông đảo bộ phận nhân dân là “vơ phúc đáo tụng đình”. Có nghĩa là họ chẳng may vƣớng vào vòng lao lý, bản thân họ đã không mong muốn, nhƣng càng không muốn liên quan đến ngƣời khác, không muốn nhiều ngƣời biết đến chuyện của họ. Mặt khác, do nhận thức về pháp luật và những vấn đề liên quan của nhân dân ta là chƣa cao nên họ chƣa có thói quen tìm đến luật sƣ khi có những vấn đề liên quan đến pháp luật. Mặt khác, đây là thực tế khá phổ biến, những dịch vụ pháp lý, đặc biệt là những vụ án hình sự bào chữa cho bị cáo có chi phí khá cao cho luật sƣ và văn phòng luật sƣ nên ngƣời dân cịn e ngại vì họ khơng đủ điều kiện kinh tế để chi trả. Đặc biệt là những bị cáo có hồn cảnh kinh tế khó khăn thì họ rất e ngại về vấn đề này. Nhƣ vậy, bị cáo ở trong hoàn cảnh vừa nhận thức kém về pháp luật, vừa khơng có điều kiện để nhờ luật sƣ thì cho dù pháp luật có quy định cho họ quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ cũng khơng biết phải sử dụng quyền đó nhƣ thế nào.
Thứ hai, những nguyên nhân tồn tại và khó khăn của người bào chữa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Những khó khăn từ phía ngƣời bào chữa trong hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có thể kể ra44
: Về ngun nhân khách quan:
- Tính chất của nghề luật sƣ là nghề tự do, hoạt động luật sƣ đƣợc điều tiết theo cơ chế của thị trƣờng nên hoạt động luật sƣ trƣớc hết phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội. Do điều kiện kinh tế - xã hội của nƣớc ta đang phát triển, mức thu nhập của ngƣời dân còn thấp, chƣa đồng đều, nhận thức của cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức, ngƣời dân, đặc biệt là nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vị trí, vai trị của luật sƣ chƣa đầy đủ, chƣa tồn diện nên đã có tác động khơng nhỏ đến việc phát triển nghề luật sƣ nói chung cũng nhƣ việc phát triển số lƣợng luật sƣ và nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sƣ nói riêng.
- Tiến trình cải cách tƣ pháp đã đạt nhiều thành tựu, tuy nhiên, những nội dung cải cách tƣ pháp liên quan đến cải cách mơ hình Cơ quan điều tra, Tịa án, Viện kiểm sát và cải cách quy trình tố tụng đang trong q trình hồn thiện, đã ảnh hƣởng đến sự phát triển vị trí, vai trị của luật sƣ trong q trình tham gia tố tụng. Mặc dù các quy định của pháp luật về tố tụng đã mở rộng đáng kể quyền của luật sƣ khi tham gia tố tụng nhƣng chƣa thực sự bảo đảm cho luật sƣ đƣợc tham gia các giai đoạn tố tụng một cách thực chất, cũng nhƣ chƣa bảo đảm các phƣơng tiện, biện pháp thực tế để luật sƣ có thể thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình. Vẫn cịn tình trạng một số cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng gây khó khăn, cản trở cho các luật sƣ trong hoạt động hành nghề, ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động tham gia tố tụng của luật sƣ nói riêng và phát triển nghề luật sƣ nói chung.
- Thể chế về tổ chức, hoạt động luật sƣ mặc dù đã từng bƣớc đƣợc hồn thiện, song vẫn cịn tồn tại một số bất cập, hạn chế, các quy định pháp luật về tố tụng chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung, chƣa xây dựng đƣợc các quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức khác với tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sƣ ở Trung ƣơng và địa phƣơng trong việc quản lý về luật sƣ và hành nghề luật sƣ.
Về nguyên nhân chủ quan:
- Chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo, thực tập hành nghề luật sƣ còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc địi hỏi của cơng cuộc cải cách
44 Quyết định số: 1072/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển nghề luật sƣ đến năm 2020.
tƣ pháp, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Nhiều luật sƣ do chƣa đƣợc đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề, ít có cơ hội cọ xát, thực hành nghề nghiệp nên cịn yếu về trình độ, thiếu kinh nghiệm khi tham gia tố tụng, thực hiện tƣ vấn pháp luật. Đa số các luật sƣ hành nghề bằng kinh nghiệm tự đúc rút, tự học hỏi lẫn nhau, tính chuyên nghiệp chƣa cao.
- Nhận thức của một số cơ quan quản lý Nhà nƣớc và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ tại một số địa phƣơng trong việc quản lý tổ chức, hoạt động luật sƣ còn chƣa cao. Nhiều cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa thực hiện đúng nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nƣớc với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ; một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sƣ thì lại q đề cao vai trị tự quản của mình hoặc muốn thốt ly khỏi sự quản lý của Nhà nƣớc.
- Một bộ phận đội ngũ luật sƣ cịn chƣa chủ động, tích cực trong việc tự nâng cao trình độ, kỹ năng hành nghề cũng nhƣ việc trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Bên cạnh đó, một số tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ chƣa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm tự quản của mình.
Nhƣng những hạn chế kể trên không chỉ xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan mà việc bào chữa cho bị cáo của ngƣời bào chữa còn bị ảnh hƣởng bởi những nguyên nhân khác nhƣ sự khơng hợp tác từ phía bị cáo, khơng hiếm những trƣờng hợp bị cáo nhất quyết không hợp tác với luật sƣ cho dù luật sƣ là ngƣời bào chữa cho mình, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thậm chí cho dù luật sƣ bào chữa cho bị cáo, nhƣng giữa luật sƣ và bị cáo cũng bất đồng quan điểm khiến cho việc bào chữa rất khó khăn, kết quả khơng nhƣ mong muốn. Hoặc trong trƣờng hợp, bị cáo có điều kiện mời nhiều luật sƣ cùng bào chữa cho mình, nhƣng chính những luật sƣ này lại bất đồng quan điểm với nhau trong việc bào chữa cho bị cáo.