2.1. Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử
2.1.6. Bị cáo có quyền đưa ra yêu cầu
Bị cáo cịn có quyền đƣa ra những u cầu nhƣ yêu cầu hỗn phiên tịa, u cầu triệu tập thêm ngƣời làm chứng, yêu cầu thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng… để chứng minh sự vơ tội của mình hoặc đƣa ra những tình tiết nhằm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phải xem xét, giải quyết yêu cầu của bị cáo. Những yêu cầu của bị cáo có thể đƣợc Tịa án chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu khơng chấp nhận, Tịa án phải lập biên bản, nêu lý do và phải thông báo cho bị cáo biết. Đây là một quyền quan trọng để bị cáo thực hiện tốt hơn quyền bào chữa của mình tại phiên tịa sơ thẩm.
2.1.7. Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tịa
Khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định “Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã đƣợc kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, ngƣời bào chữa, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự và những ngƣời tham gia tố tụng khác tại phiên tòa”. Quy định việc luận tội của Kiểm sát viên tại phiên tòa phải căn cứ vào ý kiến của bị cáo, ngƣời bào chữa là điểm mới, là sự tiến bộ hơn so với Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988. Vì trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988 chƣa có quy định này. Quy định này chính là cơ sở pháp lý để bắt buộc Kiểm sát viên phải tôn trọng ý kiến của ngƣời tham gia tố tụng nói chung và ý kiến của bị cáo cũng nhƣ của ngƣời bào chữa cho bị cáo nói riêng. Qua đó, quy định này góp phần nâng cao tính dân chủ tại phiên tịa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Tranh luận tại phiên tòa là việc Kiểm sát viên, bị cáo, ngƣời bào chữa, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc ngƣời đại diện hợp pháp của họ, ngƣời có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự phát biểu, phân tích các chứng cứ, trình bày quan điểm của mình về các tình tiết của vụ án, nêu lên kết luận của mình về vụ án. Bị cáo có quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa. Đây là một điểm tiến bộ và đồng thời là quyền rất quan trọng của bị cáo nhằm bảo đảm cho quyền bào chữa của họ. Thông qua quy định tại Khoản 2 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, quyền bào chữa của bị cáo đƣợc thể hiện rõ nét “Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có ngƣời bào chữa thì ngƣời này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa”. Bảo đảm cho quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm mà đặc biệt là trong hoạt động tranh luận tại phiên tịa là một việc rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn, quyết định đến số phận pháp lý của bị cáo.
Ngồi ra, pháp luật cịn quy định trách nhiệm của Kiểm sát viên tại phiên tòa phải đối đáp lại ý kiến của bị cáo tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 “Bị cáo, ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đƣa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đƣa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến”. Nhƣ vậy, theo tinh thần của quy định này, Kiểm sát viên có nghĩa vụ phải đối đáp lại ý kiến của bị cáo, ngƣời bào chữa về luận tội của mình, đồng thời Kiểm sát viên phải đƣa ra đƣợc những lập luận xác đáng chính minh cho lời luận tội của mình đối với bị cáo. Ngoài ra, cũng tại Điều 218 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định Kiểm sát viên bắt buộc phải đối đáp, tranh luận về những vấn đề đƣợc ngƣời tham gia tố tụng nêu ra “Chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chƣa đƣợc Kiểm sát viên tranh luận”. Quy định này khẳng định trách nhiệm của Kiểm sát viên phải tranh luận với bị cáo và ngƣời bào chữa của họ để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, tránh tình trạng khi tranh luận do Kiểm sát viên “yếu” lý lẽ nên không đƣa ra đƣợc những lập luận chứng minh cho lời buộc tội của mình là đúng pháp luật, có căn cứ chính xác nên đã bác bỏ lời bào chữa của bị cáo và ngƣời bào chữa cho bị cáo. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để bị cáo và ngƣời bào chữa cho bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về một tội nhẹ hơn… thì bị cáo đƣợc quyền trình bày ý kiến của mình về bản luận tội của Kiểm sát viên, trình bày lời bào chữa. Nếu bị cáo có ngƣời bào chữa thì ngƣời bào chữa cho bị cáo và bị cáo có quyền bổ sung ý kiến. Khi Kiểm sát viên và những ngƣời tham gia tố tụng khác trình bày quan điểm, ý kiến của họ, nếu khơng đồng ý
thì bị cáo có quyền đáp lại những ý kiến đó. Chủ tọa không đƣợc hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những ngƣời tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến của mình. Quy định này thể hiện sự tôn trọng quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, là cụ thể của quyền bình đẳng trƣớc Tịa án, thể hiện tính dân chủ trong hoạt động xét xử, đảm bảo cho bị cáo đƣợc tham gia một cách tích cực vào quá trình xét xử. Việc quy định cho bị cáo có quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa là đảm bảo cho quyền tự bào chữa của bị cáo cũng nhƣ đảm bảo cho hoạt động xét xử đƣợc cơng bằng, khách quan, tồn diện. Tranh luận là hoạt động quan trọng trong hoạt động xét xử nói chung và giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng. Thậm chí, có thể nói, tranh luận là một hoạt động cực kì quan trọng tại giai đoạn xét xử sơ thẩm. Vì thơng qua hoạt động tranh luận có thể đƣa ra các chứng cứ và luận điểm bác bỏ những chứng cứ buộc tội, việc đối chất đƣợc thực hiện. Nhờ đó, sự thật khách quan của vụ án đƣợc làm sáng tỏ. Đồng thời, đó là căn cứ để Hội đồng xét xử đƣa ra phán quyết của mình một cách chính xác, khách quan, đúng pháp luật. Vì thế, đảm bảo cho hoạt động tranh luận đƣợc thực hiện tại phiên tịa sơ thẩm là góp phần tạo ra một phiên tòa dân chủ, khách quan, hạn chế oan sai, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đảm bảo cho Hội đồng xét xử đƣa ra phán quyết đúng pháp luật, hạn chế đƣợc việc kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của tòa án sơ thẩm làm tăng gánh nặng xét xử cho tòa phúc thẩm. Đồng thời, với việc ra bản án, quyết định đúng pháp luật, khách quan sẽ củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật cũng nhƣ vào các cơ quan tƣ pháp, hạn chế đƣợc việc những phần tử phản động lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân dân và kích động nhân dân có những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến an ninh quốc gia hoặc ảnh hƣởng tiêu cực đến chính quyền.
2.1.8. Bị cáo có quyền nói lời sau cùng trước khi nghị án
Sau khi những ngƣời tham gia tranh tụng đã trình bày ý kiến của mình, nếu khơng có ai trình bày thêm, chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần tranh luận và bị cáo đƣợc nói lời sau cùng trƣớc khi Hội đồng xét xử nghị án. Việc cho bị cáo nói lời sau cùng trƣớc khi Hội đồng xét xử nghị án là để nhằm kiểm tra lại thái độ của bị cáo đối với sự buộc tội tại phiên tịa, tạo điều kiện để bị cáo trình bày ý kiến của họ về vụ án, đồng thời tạo điều kiện để bị cáo có cơ hội để đƣa ra những tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với nội dung vụ án. Quy định này của pháp luật tố tụng hình sự thể hiện tính thận trọng của công tác xét xử. Trong thực tiễn xét xử tại phiên tịa, sau khi bị cáo nói lời sau cùng, Hội đồng xét xử có thể trở lại tiếp tục xét hỏi nếu có những tình tiết mà bị cáo vừa cung cấp mang ý nghĩa quan trọng đối với bị cáo.
2.1.9. Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự thì bị cáo có quyền kháng cáo bản án và quyết định sơ thẩm để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Kháng cáo đƣợc hiểu là việc biểu thị sự bất đồng của mình đối với bản án, quyết định của tịa án cấp sơ thẩm để yêu cầu tòa án cấp trên xét xử lại. Bị cáo có quyền kháng cáo một phần hay tồn bộ bản án của tịa án cấp sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bản án đƣợc tuyên. Bị cáo có thể nêu lên mục đích của việc kháng cáo là xin giảm hình phạt, thay đổi tội danh nhẹ hơn, giảm mức bồi thƣờng… Nếu bị cáo vắng mặt tại phiên tịa thì kể từ ngày bị cáo nhận đƣợc bản án hoặc bản án đƣợc niêm yết. Nếu đơn kháng cáo gửi bằng đƣờng bƣu điện thì ngày kháng cáo đƣợc tính từ ngày đóng dấu của bƣu điện nơi gửi trên phong bì. Bị cáo có quyền kháng cáo cả về hình phạt lẫn phần bồi thƣờng thiệt hại, nếu có. Đối với những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm nhƣ quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án có thể bị kháng cáo trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ngƣời có quyền kháng cáo nhận đƣợc quyết định (Điều 239 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003).
Ngồi ra, tại Khoản 1 Điều 233 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 còn quy định ngƣời kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Trong trƣờng hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo. Ngƣời kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tịa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003. Theo quy định này, ban giám thị trại tạm giam có trách nhiệm đảm bảo cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo của mình. Vì vậy, trên thực tế một số trại tạm giam bảo đảm cho quyền kháng cáo của bị cáo để bị cáo thực hiện quyền này của mình. Trong trƣờng hợp này, đơn kháng cáo gửi qua ban giám thị trại tạm giam thì ngày kháng cáo đƣợc tính vào ngày ban giám thị trại tạm giam nhận đƣợc đơn. Việc kháng cáo quá hạn có thể đƣợc chấp nhận nếu có lý do chính đáng theo quy định tại Điều 235 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003. Những lý do chính đáng để chấp nhận kháng cáo quá hạn là lý do khiến ngƣời có quyền kháng cáo không thể thực hiện đƣợc quyền của mình trong thời gian luật định nhƣ: bệnh tật, tai nạn, đi công tác xa… Những quy định này là cơ sở pháp lý để bị cáo hoặc ngƣời bào chữa của họ thực hiện quyền kháng cáo của mình, đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo.
2.2. Thực tiễn thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự hình sự
Trải qua gần 10 năm áp dụng trên thực tiễn tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 từ khi đƣợc ban hành cho đến nay đã góp phần bảo đảm đƣợc các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân nói chung và bảo vệ quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử nói riêng. Việc thực hiện và đảm bảo quyền con ngƣời trong hoạt động xét xử nói chung và quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng đã đạt đƣợc những kết quả đáng mừng, góp phần đáng kể vào việc giải quyết hiệu quả vụ án hình sự, tránh đƣợc những hậu quả đáng tiếc từ hoạt động tố tụng hình sự nói chung và hoạt động xét xử nói riêng.
Đầu tiên phải kể đến việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự mà Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 đã ghi nhận trong giai đoạn xét xử. Nhờ đó, các các cơ quan tiến hành tố tụng cũng nhƣ ngƣời tiến hành tố tụng có cái nhìn thống nhất trong cách thức giải quyết vụ án cũng nhƣ việc tôn trọng và đảm bảo cho quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đƣợc thực thi hiệu quả.
Quán triệt Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về vấn đề tranh tụng tại phiên tòa và sự tham gia của ngƣời bào chữa vào hoạt động tố tụng, các cơ quan tƣ pháp ngày càng ý thức hơn trách nhiệm của mình trong công cuộc cải cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo định hƣớng nâng cao dân chủ, tơn trọng quyền con ngƣời. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh cơ bản những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bị cáo và ngƣời bào chữa trong hoạt động xét xử mà đặc biệt là trong vấn đề xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, quyền kháng cáo đã tạo ra một hành lang pháp lý chắc chắn để bị cáo chủ động hơn trong việc tự bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình trong q trình xét xử vụ án tại phiên tòa cũng nhƣ nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng trong vấn đề này.
Bị cáo tự bảo vệ quyền của mình trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Thực trạng bị cáo tự mình bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong thời gian gần đây đã có những bƣớc tiến tích cực. Với những quy định của Hiến pháp và đƣợc cụ thể hóa thơng qua những quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 về bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự cùng với sự phát triển về kinh tế - chính trị - xã hội của đất nƣớc đã góp phần càng ngày căng nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng của công dân, là đặc biệt là bị cáo. Nhờ những điều kiện này mà bị cáo có khả năng trang bị cho mình những kiến thức về pháp luật và đặc biệt là pháp luật tố tụng hình
sự. Đồng thời, họ cũng nâng cao nhận thức về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Đó là cơ sở quan trọng để bị cáo có thể tự mình bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Nhƣng trên thực tế, chỉ một số ít bị cáo là có khả năng thực hiện đƣợc điều này. Chỉ những bị cáo có trình độ học vấn cao, am hiểu về pháp luật một cách cặn kẽ thì mới có thể thực hiện đƣợc quyền này. Nhƣng số lƣợng những bị cáo nhƣ thế là vơ cùng ít, chiếm một số lƣợng không đáng kể. Mặt khác, tuy là bị cáo có nhận thức và am hiểu về pháp luật, nhƣng tại phiên tịa đang xét xử mình, trƣớc những cáo buộc chống lại mình và bản thân bị cáo có thể sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hình sự khá nặng nề với hình phạt nghiêm khắc, có thể là danh dự, nhân phẩm, tài sản, sự tự do