Trong tố tụng hình sự Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 42 - 43)

1.3. Quy định về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của

1.3.3. Trong tố tụng hình sự Trung Quốc

Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong pháp luật tố tụng hình sự của Trung Quốc chủ yếu nhấn mạnh về quyền bào chữa của bị cáo. Có thể nói, quyền bào chữa của bị cáo đƣợc pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc quy định khá cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho việc bảo đảm quyền của bị cáo. Bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời bào chữa, lời bào chữa của bị cáo hoặc của ngƣời bào chữa cho bị cáo đƣợc đảm bảo thực hiện nhƣ quy định tại Điều 32 “Ngoài quyền tự bào chữa, nghi can hoặc bị cáo có thể chọn một hoặc hai ngƣời khác làm ngƣời bào chữa. Những ngƣời sau đây có thể đƣợc chọn là ngƣời bào chữa: luật sƣ; ngƣời do tổ chức hoặc đơn vị công tác của nghi can hoặc bị cáo đề nghị; ngƣời giám hộ hoặc họ hàng và bạn bè của nghị can, bị cáo”. Điều 33 quy định “Bị cáo trong một vụ án thuộc tƣ tố có quyền chỉ định ngƣời bào chữa vào bất kỳ thời điểm nào”. Không những thế, pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc cịn quy định trƣờng hợp chỉ định luật sƣ cho bị cáo tại Điều 34. Theo đó, những trƣờng hợp sau, bị cáo đƣợc Tòa án chỉ định luật sƣ bào chữa cho họ: bị cáo khơng có ngƣời bào chữa do khó khăn về tài chính hoặc vì lý do khác; bị cáo là ngƣời mù, câm hoặc điếc hoặc là ngƣời chƣa thành niên; nếu có khả năng bị cáo có thể bị tun tử hình và chƣa có ngƣời bào chữa. Điều 39 quy định cho bị cáo có quyền chủ động trong

việc nhờ ngƣời bào chữa “Trong quá trình xét xử, bị cáo có thể từ chối ngƣời bào chữa tiếp tục bào chữa cho mình và có thể chỉ định ngƣời bào chữa khác”.

Để đảm bảo cho quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc quy định cho cơ quan tiến hành tố tụng những nghĩa vụ đảm bảo cho quyền bào chữa của bị cáo nhƣ quy định tại Điều 151 “Sau khi quyết định mở phiên tòa, Tòa án nhân dân cần chuyển cho bị cáo bản sao cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân chậm nhất là 10 ngày trƣớc khi mở phiên tồ. Nếu bị cáo chƣa có ngƣời bào chữa thì phải đƣợc thơng báo là có thể mời ngƣời bào chữa hoặc, khi cần thiết, chỉ định luật sƣ có nghĩa vụ trợ giúp pháp lý làm ngƣời bào chữa cho mình”.

Quy định tại Điều 154 tiếp tục nhấn mạnh quyền bào chữa của bị cáo với việc quy định nghĩa vụ của Thẩm phán khi bắt đầu phiên tịa thì thẩm phán chủ tọa phiên tịa phải thơng báo cho bị cáo quyền bào chữa của họ. Điều 155 quy định “Sau khi Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng tại phiên tịa, bị cáo có thể trình bày ý kiến của mình về tội phạm bị truy tố trong cáo trạng”. Đây là quy định bảo đảm cho bị cáo quyền tự bào chữa cho mình. Điều 160 quy định sau khi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết luận việc tranh luận, bị cáo sẽ đƣợc quyền nói lời cuối cùng.

Qua việc nghiên cứu pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc, có thể nhận thấy quyền bào chữa của bị cáo đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ một cách cao nhất với việc quy định cho bị cáo có quyền thực hiện những quyền khác để đảm bảo cho quyền bào chữa đƣợc thực hiện. Đồng thời, để quyền bào chữa của bị cáo đƣợc thực thi trên thực tế thì pháp luật tố tụng hình sự cũng đã quy định cho những cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc phải thực hiện.

Một phần của tài liệu Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)