2.1. Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử
2.1.4. Bị cáo được giải thích về quyền và nghĩa vụ
Bị cáo có quyền đƣợc giải thích về các quyền và nghĩa vụ. Không phải bị cáo nào cũng là ngƣời am hiểu về pháp luật để có thể biết đƣợc quyền của mình là gì và mình sẽ thực hiện những quyền đó nhƣ thế nào. Và cho dù có thể có bị cáo nắm đƣợc những vấn đề cơ bản về pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng, nhƣng trong một phiên tịa xét xử bản thân mình, trƣớc sự cáo buộc chống lại mình thì bị cáo cũng rất khó để mà có sự bình tĩnh để thực hiện các quyền của mình. Trong khi, việc nắm bắt và hiểu đƣợc những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình trong giai đoạn xét xử sơ thẩm sẽ giúp cho bị cáo bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình. “Việc hiểu đƣợc các quyền và nghĩa vụ của mình sẽ là cơ sở để bị cáo thực hiện đƣợc các quyền tiếp theo của mình theo tiến trình tố tụng”32. Pháp luật quy định trách nhiệm giải thích quyền và nghĩa vụ của bị cáo tại phiên tòa thuộc về chủ tọa nhƣ quy định tại Điều 201 của Bộ luật Tố tụng
32 Ngô Quỳnh Nhƣ (2012), Bảo vệ quyền con người của bị cáo trong xét xử vụ án hình sự, Khóa luận cử nhân Luật, Trƣờng Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr.46.
Hình sự. Đảm bảo cho quyền đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị cáo là thực hiện quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tịa. Việc giải thích quyền và nghĩa vụ của bị cáo càng cụ thể thì họ càng có khả năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình càng hiệu quả.
2.1.5. Bị cáo có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003
Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, bị cáo có quyền đƣợc đề nghị thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch khi có căn cứ cho rằng họ khơng khách quan, vô tƣ khi làm nhiệm vụ. Quy định này của pháp luật nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo một cách khách quan. Tịa án phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết những đề nghị của bị cáo, các đề nghị đó có thể đƣợc Tịa án chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu khơng chấp nhận đề nghị của bị cáo thì Tịa án phải lập biên bản, nêu lý do và thông báo cho bị cáo.