2.2. Thực tiễn thực hiện quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình
2.2.2. Những hạn chế
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì việc xét xử phải đảm bảo thực hiện chế độ hai cấp xét xử nhƣ Điều 20 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm cho vụ án hình sự đƣợc giải quyết chính xác, đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên, luật quy định phải thực hiện chế độ hai cấp xét xử nhƣng lại không quy định đƣợc phép xét xử bao nhiêu lần. Chính vì vậy, trên thực tế có những vụ án xét xử sơ thẩm, phúc thẩm nhiều lần, gây mất thời gian, công sức, tiền của phục vụ công tác xét xử và quan trọng hơn ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bị cáo. Một vụ án điển hình cho việc xét xử nhiều lần trong một thời gian khá dài là “vụ án vƣờn mít” xét xử bị cáo Lê Bá Mai. Vụ án của Lê Bá Mai đƣợc xem là “kỳ án” trong tố tụng bởi có nhiều phán quyết trái ngƣợc nhau của các cấp tòa. “Năm 2005, hai lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm thì cả hai cấp tịa đều tun tử hình Lê Bá Mai. Năm 2006, cả hai bản án trên đều bị cấp giám đốc thẩm tuyên hủy. Tháng 5/2011, Tịa án nhân dân tỉnh Bình Phƣớc xử sơ thẩm lần thứ hai tuyên Mai vơ tội, trả tự do tại tịa. Một năm sau, Tòa án nhân dân tối cao đã ra quyết định bắt giam Mai, đồng thời tuyên hủy bản án trên để xử lại lần nữa. Tháng 6/2012, trong phiên tòa xử sơ thẩm lần thứ ba, Lê Bá Mai bị kết án chung thân, nhƣng sau đó Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phƣớc lại kháng nghị đề nghị cấp phúc thẩm tun tử hình Mai”36. Ngày 30/8/2013, trong phiên tịa phúc thẩm lần thứ tƣ, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt Lê Bá Mai y án 18 năm tù giam về tội hiếp dâm trẻ em và chung thân về tội giết ngƣời, tổng hợp hình phạt là chung thân. Nhƣ vậy, một vụ án kéo dài gần 10 năm, qua nhiều lần xét xử với những bản án đƣợc tuyên khác nhau, gây mất thời gian, công sức, tiền của phục vụ công tác xét xử. Đồng thời, với những bản án đƣợc tuyên với những hình phạt từ tử hình cho đến chung thân, và có bản án lại tun vơ tội phần nào gây ảnh hƣởng tâm lý của bị cáo. Đồng thời, tạo ra dƣ luận khơng hay trong nhân dân, làm mất lịng tin của nhân dân vào các cơ quan tƣ pháp.
Trong thực tế một số vụ án trọng điểm thƣờng có cơ chế “thỉnh thị án”, quan điểm xử lý vụ án coi nhƣ đã thống nhất trƣớc khi xét xử. Trong q trình đƣa ra xét xử vụ án có xuất hiện những tình tiết mới có tài liệu chứng cứ mới ngƣời bào chữa đƣa ra. Những tài liệu, chứng cứ mới này rất khó đƣợc chấp nhận. Những trƣờng
36
hợp này còn gọi là “án bỏ túi”. Đối với những vụ án này, kết quả giải quyết vụ án đã thống nhất trƣớc khi xét xử sơ thẩm. Vì vậy, những tình tiết mới, những lời bào chữa của ngƣời bào chữa cho bị cáo thƣờng khó đƣợc chấp nhận.
Vì khơng có quy định về việc Hội đồng xét xử phải trả lời bác bỏ hay chấp nhận ý kiến ngƣời bào chữa trong bản án. Vì vậy, thực tế có những phiên tịa xuất hiện tình trạng các chủ thể tố tụng ai làm việc ngƣời đó. Kiểm sát viên sau khi đọc cáo trạng, luận tội coi nhƣ xong việc. Ngƣời bào chữa thực hiện việc bào chữa có những vấn đề Viện kiểm sát cần tranh luận thì cũng khơng tranh luận. Hội đồng xét xử, sau khi Kiểm sát viên luận tội, bị cáo nói lời cuối cùng thì vào nghị án. Những ý kiến của ngƣời bào chữa hợp tình, hợp lý, nếu đƣợc Thẩm phán có trách nhiệm, cơng minh thì đƣợc đề cập vào bản án một cách tồn diện, có tình có lý. Cịn một số trƣờng hợp khác ghi chung chung “Không thể chấp nhận ý kiến của luật sƣ” một cách chiếu lệ. Thậm chí ý kiến luật sƣ khơng đƣợc đề cập một chút nào. Việc không qui định bắt buộc hội đồng xét xử phải trả lời lý lẽ của ngƣời bào chữa trong bản án, điều này đã tƣớc đi quyền bào chữa trên thực tế. Ngƣời bào chữa không chỉ có trách nhiệm bảo vệ bị cáo bằng lý lẽ, mà cịn phải ln chú ý để Hội đồng xét xử không phật ý, nếu không bị cáo - thân chủ của ngƣời bào chữa sẽ là ngƣời gánh chịu hậu quả khơng đáng có.
Theo quy định của pháp luật, Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa chỉ là một thành viên trong Hội đồng xét xử, nhƣng trong thực tế xét xử có hiện tƣợng chuyên mơn hóa Hội thẩm nhân dân. Chính hiện tƣợng này dễ dẫn đến khả năng vụ án không xét xử khách quan, quyền bào chữa bị vi phạm.
Theo luật thì lời bào chữa không liên quan vụ án thì Chủ tọa phiên tịa có quyền cắt. Chính chƣa có qui định cụ thể lời bào chữa nào đƣợc coi là khơng có liên quan vụ án, vì vậy, Chủ tọa phiên tịa nhiều lúc cắt lời bào chữa tùy tiện.
Vì chƣa có đầy đủ quy định có tính chất bảo đảm cho ngƣời bào chữa thực hiện nghĩa vụ bào chữa. Vì vậy, trong thực tế có luật sƣ bị đuổi ra khỏi phiên tòa với lý do vi phạm trật tự phiên tịa.
Mặc dù có một số ngƣời tham gia với tƣ cách bào chữa viên nhân dân có những đóng góp nhất định trong việc bảo vệ quyền lợi cho bị cáo là thành viên tổ chức Mặt trận, nhƣng nhìn chung chất lƣợng hành nghề của phần đơng những ngƣời này không cao, gặp rất nhiều cản ngại, vƣớng mắc do những hạn hẹp về kiến thức pháp luật, lại không đƣợc đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng hành nghề trong tranh tụng vụ án hình sự, khơng đƣợc tập sự trong các tổ chức hành nghề luật sƣ chuyên nghiệp. Mặt khác, chƣa quy định cụ thể điều kiện là bào chữa viên nhân dân, ngƣời đại diện hợp pháp đƣợc chấp nhận là ngƣời bào chữa. Vì vậy, thực tế có trƣờng hợp
ngƣời bào chữa là bào chữa viên tham gia tố tụng tại phiên tịa đã làm xấu hơn tình trạng của ngƣời mà mình bảo vệ.
Một điểm hạn chế nữa trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo trong giai đoạn xét xử có thể kể đến đó là nghĩa vụ của ngƣời tiến hành tố tụng giải thích các quyền và nghĩa vụ cho bị cáo biết và hiểu để họ thực hiện quyền của họ. Trên thực tế, do yếu tố chủ quan, quyền này của bị cáo chỉ đƣợc thực hiện một cách qua loa, đại khái, sơ sài, chủ yếu là mang tính hình thức để tránh tình trạng là vi phạm quyền đƣợc giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị cáo. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, thƣờng thì vì nhiều lý do, chủ yếu là để tránh mất nhiều thời gian, nhiều vụ án, Hội đồng xét xử liệt kê ra những quyền của bị cáo mà khơng giải thích. Nếu có sự giải thích thì việc giải thích này cũng khơng căn cứ vào từng trƣờng hợp cụ thể là bị cáo này mang những đặc điểm riêng biệt gì nhƣ: tuổi tác, trình độ học vấn, dân tộc, tội danh mà họ bị xét xử là gì để có hƣớng giải thích cặn kẽ cho phù hợp. Nên hầu hết bị cáo, tuy rằng đƣợc nghe hội đồng xét xử thơng báo mình có những quyền ấy, nhƣng lại khơng biết phải thực hiện quyền đó nhƣ thế nào, thực hiện vào lúc nào và có thể nhờ ai thực hiện hay tự mình phải thực hiện. Đây là hạn chế khá lớn, ảnh hƣởng không nhỏ đến việc bảo đảm quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Bởi lẽ, pháp luật quy định cho bị cáo có những quyền luật định, nhƣng lại không thể thực hiện chỉ vì họ khơng đƣợc ngƣời tiến hành tố tụng giải thích các quyền và nghĩa vụ này một cách cụ thể, rõ ràng. Nhƣ vậy, khi khơng nắm đƣợc mình có những quyền gì và thực hiện nó nhƣ thế nào thì việc đảm bảo thực hiện những quyền khác của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là vơ cùng khó khăn.
Nhƣ đã phân tích ở trên, quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có thể nói là quyền quan trọng nhất của bị cáo. Nhƣng không phải bị cáo nào cũng có thể tự mình bào chữa cho mình, mà rất cần có ngƣời bào chữa cho họ. Tuy rằng pháp luật quy định những ngƣời có quyền bào chữa cho bị cáo khơng phải chỉ có luật sƣ mà cịn có bào chữa viên nhân dân và ngƣời đại diện hợp pháp của bị cáo. Nhƣng trên thực tế, chủ yếu nếu nhƣ bị cáo có nhờ ngƣời khác bào chữa cho họ thì đó chính là luật sƣ, còn ngƣời đại diện hợp pháp của bị cáo thƣờng cũng là những ngƣời không am hiểu nhiều về pháp luật, kĩ năng bào chữa khơng có nên việc bào chữa cho bị cáo là vơ cùng hạn chế. Cịn đối với bào chữa viên nhân dân, trên thực tế, lực lƣợng này đã góp phần khơng nhỏ vào việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, nhƣng đó là thời kì trƣớc đây do hồn cảnh lịch sử có sự khác biệt so với hiện giờ. Còn những năm gần đây, bào chữa viên nhân dân hầu nhƣ vắng bóng trong các phiên tịa xét xử hình sự. Có thể nói, quy định về bào chữa viên nhân dân chỉ mang tính hình thức, vì
nó khơng cịn phát huy hiệu quả trong thực tiễn hiện tại. Chính vì thế, đội ngũ luật sƣ chính là những ngƣời giữ vai trị quan trọng thiết yếu trong việc đảm bảo cho quyền bào chữa của bị cáo.
Trong thực tiễn tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm, nổi cộm nhất vẫn là tình trạng gây khó khăn cho ngƣời bào chữa, hạn chế quyền và phạm vi hoạt động của họ trong quá trình thực hiện trách nhiệm bào chữa cho bị cáo. Pháp luật quy định cho ngƣời bào chữa có những quyền nhất định để họ thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho bị cáo nhƣng việc thực thi những quyền này tại phiên tòa lại là một vấn đề khó khăn vì gặp nhiều rào cản từ phía cơ quan tiến hành tố tụng và ngƣời tiến hành tố tụng. Nhƣ luật sƣ Phan Thanh Bình nhận xét “Hạn chế quyền hành nghề của luật sƣ một phần từ những quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và một phần cịn do quan niệm, thái độ hợp tác của các cơ quan tiến hành tố tụng”37. Trên thực tế, có nhiều trƣờng hợp luật sƣ bào chữa cho bị cáo gặp nhiều khó khăn do sự bất hợp tác từ phía ngƣời tiến hành tố tụng nhƣ gây khó khăn cho luật sƣ khi cung cấp các chứng cứ, tài liệu mới hay yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng… Có thể nói, tinh trạng trên là khá phổ biến tại các phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự, gây ra nhiều khó khăn cho việc bào chữa cho bị cáo.
Khơng chỉ có thế, những vấn đề xoay quanh đội ngũ luật sƣ cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Theo báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sƣ thì những hạn chế về vấn đề ngƣời bào chữa cho bị cáo, cụ thể là Luật sƣ có những vấn đề nhƣ sau38:
Thứ nhất, số lƣợng luật sƣ hiện có so với dân số cịn rất thấp và có sự phát triển mất cân đối lớn giữa khu vực thành thị và khu vực miền núi, trung du. Mặc dù trong thời gian qua, số lƣợng luật sƣ nƣớc ta đã phát triển nhanh nhƣng tỷ lệ luật sƣ trên số dân mới ở mức trung bình là 1 luật sƣ/14.000 ngƣời dân, trong khi đó tỷ lệ này ở Thái Lan là 1/1.526, Singapore là 1/1.000, Nhật Bản là 1/4546, Pháp là 1/1.000, Mỹ là 1/250. Số lƣợng luật sƣ chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn nhƣ thành phố Hà Nội (1.754 luật sƣ) và thành phố Hồ Chí Minh (3.075 luật sƣ), trong khi đó, một số địa phƣơng có số lƣợng luật sƣ rất ít nhƣ Kon Tum (05 luật sƣ), Hà Giang, Bắc Cạn, Hà Nam (06 luật sƣ), Sơn La, Hậu Giang (07 luật sƣ). Thậm chí có địa phƣơng chƣa có đủ 03 luật sƣ để thành lập Đoàn luật sƣ nhƣ tỉnh Lai Châu.
Số lƣợng luật sƣ ở nƣớc ta hiện nay chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng tăng của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ngay cả hoạt động của các cơ
37 http://www.phapluatvn.vn/luat-su/dien-dan/201204/Hoan-thien-Bo-luat-To-tung-Hinh-su-2003-ve-quyen- bao-chua-Sau-quyen-im-lang-la-cho-dua-phap-ly-2065371/
quan tiến hành tố tụng. Trên thực tế, chỉ khoảng trên 20% vụ án hình sự trong cả nƣớc có sự tham gia của luật sƣ. Ở nhiều địa phƣơng, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, số lƣợng luật sƣ chƣa đủ để bào chữa trong các vụ án bắt buộc có sự tham gia của luật sƣ (án chỉ định) mà phải mời các luật sƣ ở địa phƣơng khác tham gia đã làm nhiều vụ án phải tạm hoãn, kéo dài, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Sự thiếu vắng luật sƣ trong nhiều vụ án hình sự (cịn trên 78%) đã không bảo đảm đƣợc nguyên tắc tranh tụng, quyền bào chữa của ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo, ảnh hƣởng đến chất lƣợng giải quyết vụ án.
Thứ hai, chất lƣợng của đội ngũ luật sƣ còn nhiều hạn chế. Hơn 2.000 luật sƣ theo Pháp lệnh tổ chức luật sƣ năm 1987 không đƣợc đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sƣ. Chất lƣợng tham gia tố tụng của luật sƣ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tranh tụng tại phiên toà theo tinh thần cải cách tƣ pháp. Các luật sƣ vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến quá trình bào chữa, tranh luận, đƣa ra yêu cầu, kiến nghị tại phiên tòa. Một số luật sƣ cịn có thái độ ứng xử nghề nghiệp chƣa đúng mực trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và luật sƣ đồng nghiệp, làm ảnh hƣởng đến uy tín của đội ngũ luật sƣ nói chung. Nhiều luật sƣ trẻ tuy đƣợc đào tạo bài bản nhƣng còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hành nghề
Thứ ba, một số luật sƣ chƣa thực sự quan tâm và có ý thức trách nhiệm trong việc tuân thủ thực hiện các quy định của Luật Luật sƣ. Thực tế này dẫn đến tình trạng một số luật sƣ có hành vi vi phạm các quy định của Luật Luật sƣ về trách nhiệm, nghĩa vụ của luật sƣ, tổ chức hành nghề luật sƣ và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Thứ tƣ, việc tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề của luật sƣ vẫn chƣa đƣợc nhận thức một cách đầy đủ, chƣa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sƣ trong hành nghề và trong cuộc sống.
Mặc dù, ở trên chúng ta đã thấy đƣợc những mặt tích cực của cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng, nhƣng đánh giá một cách khách quan thì các quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử, cụ thể là trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đã không đƣợc bảo vệ ở mức cao nhất, mà thậm chí có những trƣờng hợp cịn bị xâm phạm quyền lợi một cách nghiêm trọng. Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng, nhƣng nó gây ra hậu quả khơng nhỏ đối với bị cáo nói riêng cũng nhƣ đối với xã hội nói chung.