Giai đoạn từ năm 1988 đến trước năm 2003

Một phần của tài liệu Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 36 - 38)

1.2. Quy định về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

1.2.3. Giai đoạn từ năm 1988 đến trước năm 2003

Ngày 28/06/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc Hội khóa 8 đã thơng qua Bộ luật Tố tụng Hình sự đầu tiên của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1989. Bộ luật đã khắc phục đƣợc hạn chế trƣớc đây khi ghi nhận quyền bào chữa của bị can, bị cáo, đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm bảo đảm cho việc thực hiện quyền này là thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Nhìn chung Bộ luật Tố tụng Hình sự đã đáp ứng đƣợc yêu cầu về tố tụng trong tình hình mới, góp phần đáng kể vào sự phát triển của xã hội. Nghiên cứu Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988, ta thấy việc đảm bảo quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đƣợc thể hiện thông qua những quy định sau:

 Quyền của bị cáo đƣợc thể hiện thông qua hệ thống nguyên tắc tố tụng: Hoạt động xét xử phải tuân theo các quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của luật Tố tụng Hình sự. Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988 có 22 điều quy định về hệ thống các nguyên tắc, từ Điều 2 đến Điều 24. Trong đó, bảo vệ quyền con ngƣời nói chung và quyền của bị cáo nói riêng trong xét xử đƣợc thể hiện trong các nguyên tắc sau:

+ Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân (Điều 3);

+ Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi cơng dân trƣớc pháp luật (Điều 4); + Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (Điều 5);

+ Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân (Điều 6);

+ Khơng ai có thể bị coi là có tội nếu chƣa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Tòa án (Điều 10);

+ Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo (Điều 12); + Bảo đảm quyền bình đẳng trƣớc Tịa án (Điều 20).

Các nguyên tắc này đƣợc cụ thể hóa trong các chƣơng, các điều cụ thể trong những quy định về hoạt động xét xử. Vì vậy quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử thể hiện tại các nguyên tắc này và xuyên suốt các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự về hoạt động xét xử. Bộ luật cũng ghi nhận một số nguyên tắc liên quan trực tiếp đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo mà nó chƣa từng đƣợc ghi nhận trong luật, kể từ năm 1945 đến khi có Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988, nhƣ “Khơng ai có thể bị coi là có tội, nếu chƣa có bản án kết tội đã có hiệu lực của Tòa án” (Điều 10); “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, bị can,

bị cáo có quyền nhƣng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội” (Điều 11 Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988).

 Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đƣợc thể hiện trong việc xác định địa vị pháp lý của bị cáo:

Địa vị pháp lý của bị cáo đƣợc xác định rõ trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng, tạo điều kiện để bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc xác định địa vị pháp lý của bị cáo một cách đầy đủ và cụ thể trong Bộ luật Tố tụng Hình sự đã tạo cơ sở pháp lý để bị cáo tự mình hoặc nhờ ngƣời khác bảo vệ quyền của mình. Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đƣợc quy định tại Khoản 3 Điều 34 nhƣ sau “Bị cáo đƣợc giao nhận quyết định đƣa vụ án ra xét xử; đƣợc tham gia phiên tòa; đƣợc đề nghị thay đổi ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch theo quy định của Bộ luật này; đƣa ra chứng cứ và những yêu cầu; tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa; nói lời sau cùng trƣớc khi nghị án; đƣợc kháng cáo bản án và quyết định của Tòa án”.

 Việc quy định các biện pháp ngăn chặn:

Việc quy định các biện pháp ngăn chặn theo hƣớng chặt chẽ về điều kiện, thủ tục, căn cứ, thẩm quyền áp dụng thể hiện sự tôn trọng quyền con ngƣời trong tố tụng hình sự đặc biệt là quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử. Biện pháp ngăn chặn đƣợc quy định tại các Điều 61 đến Điều 76 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988. Trong đó có quy định tại Khoản 2 Điều 70 “Đối với bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ ni con dƣới 12 tháng, là ngƣời già yếu, ngƣời bị bệnh nặng mà nơi cƣ trú rõ ràng thì khơng bị tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”. Đây là một trong những quy định thể hiện trong tính nhân đạo trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988.

 Kế thừa ba bản Hiến pháp trƣớc, Hiến pháp 1992 tiếp tục ghi nhận và phát triển quy định về quyền bào chữa tại Điều 132 “Quyền bào chữa của bị cáo đƣợc bảo đảm. Bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sƣ, bào chữa viên nhân dân bào chữa cho mình. Tổ chức luật sƣ đƣợc thành lập để giúp bị cáo và các đƣơng sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Luật tổ chức Tòa án nhân dân cũng quy định tại Điều 9 “Tòa án đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo”.

- Ngoài các quy định về bào chữa trong tố tụng nhƣ đã nêu trên, cịn có Quy định số 254 ngày 5 tháng 4 năm 1991 của Bộ Tƣ pháp về dịch vụ pháp lý, và kết luận của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao, thì hội viên hội luật gia nếu đƣợc hội đồng xét xử chấp thuận, thì đƣợc tham gia bào chữa tại phiên tòa. Quy định này

hồn tồn đúng luật, vì sự tham gia của hội viên hội luật gia là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc tại Điều 8 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 1988 “Mặt trận Tổ quốc, Cơng đồn, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ các tổ chức xã hội khác và công dân đều có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng hình sự theo quy định của Bộ luật này, góp phần đấu tranh chống và phịng ngừa tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”. Rõ ràng quy định này đã mở rộng tính dân chủ và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣòi dân trong bảo đảm quyền bào chữa của mình khi cần thiết.

- Với Quyết định số 734/ TTG ngày 6 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách đã tạo tiền đề pháp lý cho tất cả mọi ngƣời trên lãnh thổ Việt Nam thực thi đầy đủ quyền bào chữa nếu bị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhƣ vậy nghiên cứu về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự vẫn nổi bật lên quyền bào chữa là một chế định trọng tâm. Một điểm nổi bật nhất trong các quy định về quyền bào chữa của bị cáo trong giai đoạn 1988 đến trƣớc 2003 là thể hiện tính dân chủ cao, quyền bào chữa đƣợc quy định mở rộng. Tuy nhiên một số quy định vẫn dựa trên Hiến pháp 1980, Hiến pháp của thời kỳ chƣa đổi mới, vì vậy khơng thể tránh khỏi những hạn chế cần phải bổ sung, sửa đổi cho phù hợp cơ chế kinh tế mới, phù hợp xu thế của thời đại.

Một phần của tài liệu Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)