Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 28 - 31)

1.2 Cơ sở của việc quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

1.2.2 Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn của việc quy định thẩm quyền KTVAHS là việc áp dụng các quy định về thẩm quyền KTVAHS dựa trên những nền tảng thực tiễn nào. Thực tiễn là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội.

32 Xem Nghị quyết số 49-NQ/TW về việc tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Hoạt động thực tiễn của con người quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội33. Lý luận phải được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở thực tiễn, phải quay về thực tiễn để kiểm tra tính đúng đắn của lý luận. Như vậy, nhận thức và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, quá trình nhận thức gắn liền với quá trình thực tiễn, lấy hoạt động thực tiễn làm cơ sở, làm mục đích và là tiêu chuẩn để kiểm tra tri thức34.

Thẩm quyền KTVAHS là một vấn đề mang tính lý luận. Nhưng lý luận cũng dựa trên cơ sở thực tiễn và những đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chế định thẩm quyền KTVAHS nhằm hoàn thiện về pháp luật và hơn hết là để đảm bảo hoạt động khởi tố diễn ra có hiệu quả hơn trong thực tiễn. Cơ sở thực tiễn trong trường hợp này là tình hình tội phạm trong thực tế và yêu cầu cấp thiết về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm đặt ra cho cơ quan có thẩm quyền.

“Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý tiêu cực, được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính giai cấp, bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và khoảng thời gian nhất định”35. Tính tiêu cực và nguy hiểm của tội phạm được thể hiện ở chỗ nó thể hiện đặc tính chống đối xã hội, chống đối tập thể, cá nhân khác và thậm chí là chính cá nhân người phạm tội36.

Việc phòng ngừa tội phạm phải được tiến hành trong bối cảnh kinh tế xã hội cụ thể. Khi tội phạm hình thành nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội và ngược lại khi điều kiện kinh tế xã hội không ổn định thì tội phạm sẽ có cơ sở để hình thành. Vì vậy, để giải quyết thực trạng tình hình tội phạm thì trước hết phải cải thiện đời sống kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của từng cá nhân đơn lẻ nói riêng. Việc cải thiện đời sống kinh tế nhằm ngăn ngừa tội phạm xảy ra cũng phải đi cùng với việc phát hiện nhanh chóng, kịp thời, xử lý nghiêm minh tội phạm. Sự nghiêm minh và kiên quyết trong xử lý tội phạm và người phạm tội thể hiện ở chỗ các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phát hiện kịp thời, nhanh chóng tội phạm, tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự ngay, tránh để lọt tội phạm

33 C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập (1993). Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.23, tr. 35.

34 Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin (2011), Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 120.

35 Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1994), Tội phạm học, Luật hình sự và Tố tụng hình sự

Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 30.

36 Nguyễn Minh Đức, Quan điểm về tội phạm của một số nước trong bối cảnh tồn cầu hóa,

và tránh không để tội phạm gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho xã hội. Truy cứu trách nhiệm hình sự chính xác, kịp thời sẽ tạo ra hiệu ứng rất tốt trong việc phòng ngừa tội phạm vì nó thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của cơng dân nói chung và cá nhân người phạm tội nói riêng.

KTVAHS là một trong những hoạt động khởi động quá trình thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội, đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình truy cứu TNHS. Như đã khẳng định ở phần đầu, đây là giai đoạn quan trọng trong việc phát hiện nhanh chóng, chính xác tội phạm, xác định hành vi đã xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay không để ra quyết định khởi tố hay không KTVAHS. Mặt khác, việc thực hiện thẩm quyền KTVAHS của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thể hiện được vai trò của cơ quan nhà nước trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm. Quyền khởi tố là một quyền tư pháp, nhân danh quyền lực nhà nước để nhận định một hành vi có dấu hiệu tội phạm hay khơng37.

Từ năm 2003 đến nay, tình hình tội phạm lại càng diễn biến phức tạp hơn cả. Tình hình an ninh mạng, an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa - tư tưởng, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh các vùng chiến lược còn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Tội phạm, vi phạm pháp luật về trật tự xã hội tuy giảm 2,72% về số vụ, nhưng tính chất vẫn nghiêm trọng, cường độ bạo lực gia tăng. Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, nhất là “tham nhũng vặt” trong khu vực hành chính, dịch vụ cơng38. Đặc biệt, hai vấn đề thách thức đặt ra đối với công cuộc đấu tranh với tội phạm đó là sự phát triển mạnh mẽ của tội phạm công nghệ cao và tình trạng tội phạm ẩn. Chính vì lí do này nên việc thực hiện thẩm quyền khởi tố, phát hiện tội phạm và truy cứu TNHS kịp thời đối với người thực hiện hành vi phạm tội trở thành một vấn đề cấp bách. Tội phạm có được phát hiện hay khơng và có được xử lý đúng đắn kịp thời hay không phụ thuộc vào việc quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.

Tóm lại, cơ sở thực tiễn của việc hình thành chế định thẩm quyền KTVAHS xuất phát từ tình hình tội phạm và mục đích cuối cùng nhằm đấu tranh phòng, chống tội phạm để bảo vệ các quan hệ xã hội, đảm bảo sự phát triển bình thường và

37 Trần Thị Trâm Anh (2002), Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 14.

38 Hà Anh (2018), Cơng tác phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018 đạt nhiều kết

quả tích cực, http://bocongan.gov.vn/bo-truong/tin-tuc-bo-truong/cong-tac-phong-chong-toi-pham-va-vi- pham-phap-luat-nam-2018-dat-nhieu-ket-qua-tich-cuc-t1555.html (truy cập lần cuối vào ngày 02/05/2019).

trật tự đời sống xã hội. Từ những phân tích trên cho thấy, tội phạm ở bất kì giai đoạn nào cũng gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội và đặc biệt là cho người dân sống trong xã hội đó. Việc thực hiện thẩm quyền khởi tố vụ án một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời sẽ góp phần hạn chế đến mức tối đa hiện tượng xã hội tiêu cực này.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)