1.3 Căn cứ phân định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
1.3.4 Căn cứ vào yếu tố lãnh thổ
Như đã phân tích ở trên, thẩm quyền KTVAHS của CQĐT được xác định dựa trên cơ sở thẩm quyền điều tra. Vì vậy, muốn xem xét thẩm quyền KTVAHS trước hết cần xem xét thẩm quyền điều tra của các CQĐT. Theo quy định tại khoản 4 Điều 163 BLTTHS 2015 thì CQĐT có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp khơng xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của CQĐT nơi phát
60 Điểm c khoản 5 Điều 163 BLTTHS 2015.
61 Xem Điều 21, Điều 28 LTCCQĐTHS 2015.
62 Xem Điều 17, Điều 20, Điều 24, Điều 27 LTCCQĐTHS 2015.
hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. Suy ra, CQĐT có thẩm quyền khởi tố những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình hoặc trong trường hợp khơng xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc khởi tố thuộc thẩm quyền của CQĐT nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
Tóm lại, việc phân định thẩm quyền khởi tố có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, phân định khởi tố hợp lý, có căn cứ sẽ tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo nghĩa vụ giữa các cơ quan có thẩm quyền. Mặt khác, việc phân định thẩm quyền khởi tố rõ ràng sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án sau đó được nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Điều này sẽ làm gia tăng hiệu quả của quá trình TTHS bởi lẽ giai đoạn khởi tố là giai đoạn đầu tiên, mở đầu cho tồn bộ q trình tố tụng sau này.