2.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩm quyền khở
2.2.3 Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử
Tòa án cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp105. TAND có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân106. Có thể nói, xét xử là chức năng cơ bản của Tịa án. Ngồi xét xử, Tịa án còn là một cơ quan được pháp luật trao thẩm quyền KTVAHS. Cụ thể tại khoản 4 Điều 153 BLTTHS 2015 quy định: “Hội
đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tịa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm”. Bỏ lọt tội
phạm là việc người, pháp nhân có hành vi phạm tội nhưng chưa bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Như vậy căn cứ để thực hiện thẩm quyền khởi tố vụ án của HĐXX theo BLTTHS năm 2015 có nội hàm rộng hơn so với quy định của các BLTTHS năm 1988 và năm 2003 (hai bộ luật này quy định “phát hiện được tội phạm hoặc
người phạm tội mới”) vì khi phát hiện có bất kỳ hành vi phạm tội nào chưa được xử
lý bằng biện pháp hình sự, khơng kể có liên quan đến khơng liên quan đến vụ án, bị cáo đang xét xử thì Hội đồng xét xử đều có quyền khởi tố vụ án hình sự107.
Trường hợp nếu phát hiện người phạm tội mới hoặc tội phạm mới trước khi xét xử thì Tịa án khơng có quyền KTVAHS mà phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Có ý kiến cho rằng, trong trường hợp trước khi xét xử, Thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm thì quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung108. VKS có thể khơng xem xét việc điều tra bổ sung mà có cơng văn trả hồ sơ lại cho Tịa án và cho rằng Tịa án có quyền khởi tố tại phiên tịa. Điều này là hồn tồn khơng đúng. Bởi lẽ, VKS phải xem xét quyết định trả hồ sơ của Tòa án và chỉ khi nào qua kết quả điều tra bổ sung thấy khơng có căn cứ để khởi tố tội phạm mới theo yêu cầu của Tịa án thì VKS mới có cơng văn trả lại cho Tòa án để Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tịa, HĐXX khơng có quyền khởi tố vụ án trong trường hợp trước khi xét xử đã yêu cầu điều tra bổ sung nhưng VKS cho rằng khơng có căn cứ khởi tố. Vì trong nội hàm của quy định tại Điều 153 BLTTHS quy
105 Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp 2013.
106 Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp 2013.
107 Phùng Bá Thắng, tlđd (102), tr. 28.
108 Nguyễn Xuân Thanh (2005), “Về quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử”, Tạp chí
định rõ chỉ ra quyết định khởi tố nếu qua việc xét xử tại phiên tịa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm. Trường hợp này, Tịa án chỉ có quyền kiến nghị qua bản án hoặc có văn bản kiến nghị Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp xem xét.
Tội phạm mới có thể là hành vi phạm tội mới của bị can chưa được phát hiện và xử lí, cũng có thể là hành vi phạm tội của bị can không chỉ cấu thành tội mà VKS đã truy tố mà còn cấu thành tội khác, cần phải bổ sung thêm tội danh đối với hành vi của bị can. Người phạm tội mới có thể là đồng phạm với bị can nhưng cũng có thể là người phạm tội độc lập khác, không liên quan đến vụ án. Khi phát hiện tội phạm mới hoặc người phạm tội mới tại phiên tòa xét xử, không phải mọi trường hợp HĐXX đều khởi tố vụ án. Nếu tội phạm mới hoặc người phạm tội mới có liên quan đến vụ án đang xét xử, không thể khởi tố vụ án để tách ra thành vụ án độc lập mà buộc phải giải quyết trong cùng một vụ án để đảm bảo xác định sự thật vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ thì HĐXX sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.109
Trong trường hợp VKS cùng cấp khơng chấp nhận quyết định KTVAHS của HĐXX thì VKS khơng có quyền hủy bỏ quyết định KTVAHS đó mà chỉ có quyền kháng nghị lên Tịa án trên một cấp theo điểm c khoản 1 Điều 161 BLTTHS 2015.