Khái quát nội dung các quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 41 - 45)

trước năm 2015

2.1.1 Giai đoạn từ năm 1988 đến trước năm 2003

Đây là giai đoạn mà tình hình tội phạm diễn biến phức tạp địi hỏi các hoạt động TTHS phải đảm bảo diễn ra chính xác, nhanh chóng, kịp thời hơn so với giai đoạn trước. Sự ra đời của Hiến pháp 1992 cùng với các văn bản khác như BLTTHS 1988 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989 nhằm mục đích quy định cụ thể hơn trình tự, thủ tục của các hoạt động tố tụng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn mới này được hiệu quả hơn. BLTTHS 1988 là BLTTHS đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa VIII kì họp thứ 3 thơng qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989. Trước giai đoạn này, chủ yếu là các Sắc lệnh quy định về tổ chức Bộ máy nhà nước. Cịn trình tự, thủ tục để tiến hành các hoạt động tố tụng lại được ghi nhận trong các văn bản dưới luật như Thông tư. Các văn bản dưới luật đôi lúc quy định không rõ ràng, khơng thống nhất về hoạt động khởi tố nói chung và thẩm quyền khởi tố nói riêng nên việc áp dụng trong thực tiễn cũng không thực sự hiệu quả. Việc BLTTHS 1988 ra đời là hoàn toàn cần thiết và hợp lý.

Quy định về KTVAHS nói chung và thẩm quyền khởi tố nói riêng đã có những bước tiến mới so với các Sắc lệnh cũng như Thông tư và Nghị định của giai đoạn trước. Cụ thể là tại Điều 13 của BLTTHS 1988 đã quy định trực tiếp về trách nhiệm KTVAHS, xem trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTHS. “Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT, Viện kiểm sát và Tịa án, trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội. Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định”. Như vậy, có thể thấy ba cơ quan có thẩm quyền

KTVAHS theo quy định tại nguyên tắc trách nhiệm KTVAHS là CQĐT, VKS và Tịa án. Ngồi ra, quy định về các cơ quan có thẩm quyền KTVAHS cịn thể hiện tại Điều 87 của Bộ luật này, cụ thể là: “Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT,

cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 93 Bộ luật này. Toà án ra quyết định khởi tố vụ án nếu qua việc xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”. Điểm a khoản 3 Điều 141 Bộ luật này cũng quy định VKS

được quyền kiểm sát việc khởi tố hoặc tự mình KTVAHS trong trường hợp: (i) khi phát hiện việc điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng; (ii) khi tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật, phát hiện những vụ phạm tội rõ ràng, không cần thiết phải chuyển cho CQĐT khác; (iii) khi phát hiện tội phạm trong hoạt động tư pháp. Nhìn chung, các quy định về thẩm quyền KTVAHS có phần chặt chẽ hơn giai đoạn trước. Quy định thêm các đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm ra quyết định khởi tố vụ án, một quy định khơng có trong các Sắc lệnh và Nghị định trước đây.

Điểm khác biệt rõ nét nhất có thể thấy trong giai đoạn này đó là việc quy định rõ các CQĐT và thẩm quyền điều tra tại Điều 92 BLTTHS 1988. Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì hệ thống CQĐT bao gồm: CQĐT của Lực lượng Cảnh sát nhân dân; CQĐT của Lực lượng An ninh nhân dân; CQĐT trong QĐND và CQĐT trong VKSND. Có thể nhận ra việc phân tách thẩm quyền khởi tố giữa các CQĐT này cũng khác nhau. CQĐT của Lực lượng Cảnh sát nhân dân được quyền khởi tố, điều tra tất cả các tội phạm quy định tại các chương từ Chương II đến Chương X Phần “Các tội phạm” của Bộ luật hình sự, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT của Lực lượng An ninh nhân dân, CQĐT trong QĐND và những trường hợp do CQĐT của VKSND tiến hành điều tra66. CQĐT của Lực lượng An ninh nhân dân được khởi tố và điều các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hồ bình chống lồi người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương I và Chương XII Phần "Các tội phạm" của Bộ luật hình sự, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong QĐND. Đối với những tội phạm quy định tại các điều 94, 95, 96 và 97 của Bộ luật hình sự thì việc phân cơng trách nhiệm điều tra giữa các CQĐT của Lực lượng Cảnh sát nhân dân và Lực lượng An ninh nhân dân do Bộ trưởng Bộ nội vụ quyết định67. Điều 15 của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 quy định: “Các CQĐT hình sự trong Quân đội nhân dân căn cứ vào thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự, tiến hành điều tra các tội phạm quy định tại các chương từ Chương II đến

66 Điều 8 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989.

Chương XII Phần "Các tội phạm" của Bộ luật hình sự, trừ những trường hợp do CQĐT của Viện kiểm sát quân sự, Cục An ninh quân đội, Phòng an ninh quân đội và CQĐT của Lực lượng An ninh nhân dân điều tra”.

Như vậy, có thể kết luận rằng, căn cứ phân định thẩm quyền khởi tố và điều tra của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là dựa vào loại tội phạm và dựa vào từng vụ việc cụ thể theo Thẩm quyền của Tòa án xét xử. Sự phân định này có phần rõ ràng hơn so với sự phân định của giai đoạn trước. Lúc này, CQĐT được tổ chức thành hệ thống và việc phân định thẩm quyền khởi tố vụ án giữa các CQĐT trong cùng hệ thống cũng trở nên rõ ràng hơn. Về thẩm quyền khởi tố của VKS và Tòa án cũng quy định tương đối cụ thể khi quy định rõ những trường hợp VKS được quyền tự mình KTVAHS. Tịa án được ra quyết định khởi tố vụ án khi đang xét xử tại phiên tòa mà phát hiện tội phạm hoặc người phạm tội mới.

2.1.2 Giai đoạn từ năm 2003 đến trước năm 2015

Giai đoạn này được đánh dấu đầu tiên là sự ra đời của Hiến pháp 2013. Đây là một trong những bản Hiến pháp đề cao quyền con người nhất trong số bốn bản Hiến pháp đã ban hành của nước Việt Nam. Đi kèm với nó là sự ra đời của hàng loạt văn bản pháp luật nhằm đáp ứng xu thế ngày càng gia tăng của tội phạm phức tạp, tinh vi, công nghệ cao. BLTTHS 2003 ra đời cùng với Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 ngày 26 tháng 11 năm 2003 đã cho thấy rõ điều này.

Các quy định về thẩm quyền KTVAHS của BLTTHS 2003 nhìn chung cũng có những nét tương đồng nhất định so với BLTTHS 1988. Cụ thể là: “Khi xác định

có dấu hiệu tội phạm thì CQĐT phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật này. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra”68. Ngoài ra, xét về thẩm quyền KTVAHS của VKS thì trong trường hợp quyết định không

KTVAHS của CQĐT, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của CAND, QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khơng có căn cứ thì VKS hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án69. Như vậy, có thể thấy, thẩm quyền khởi tố thuộc về CQĐT, VKS, HĐXX và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của CAND, QĐND70.

Về hệ thống CQĐT, sang đến thời điểm này, có sự tổ chức chi tiết hơn so với thời kì trước. Cụ thể là: “CQĐT trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT trong Quân đội nhân dân và CQĐT của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. CQĐT trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự. CQĐT của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp. CQĐT có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của CQĐT nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt”71. CQĐT trong CAND thì bao gồm: Cơ quan CSĐT và Cơ quan ANĐT. CQĐT trong QĐND thì bao gồm: Cơ quan ĐTHS Bộ quốc phòng và Cơ quan ANĐT Bộ quốc phòng. CQĐT VKSNDTC bao gồm CQĐT VKSNDTC và CQĐT VKSQSTW72. Thẩm quyền khởi tố thuộc về CQĐT vì vậy nên thẩm quyền KTVAHS cũng gắn với thẩm quyền điều tra. Như vậy, có thể thấy, thẩm quyền khởi tố vụ án phân chia trong nội bộ ngành điều tra là theo loại tội phạm, theo vụ việc (vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án cấp nào thì CQĐT tương ứng sẽ khởi tố), theo đặc trưng của người thực hiện hành vi phạm tội hoặc theo lãnh thổ.

Tóm lại, trải qua một quá trình lịch sử, BLTTHS nói riêng và ngành luật TTHS nói chung đã có những bước phát triển tiến bộ nhằm đáp ứng nhu cầu và thực tiễn tình hình tội phạm ở nước ta. Việc quy định ngày càng rõ ràng thẩm quyền khởi tố cũng như căn cứ phân định thẩm quyền khởi tố giữa các ngành khác nhau và giữa các cơ quan trong cùng một ngành đã phản ánh rõ điều đó. Qua những phân tích trên, có thể nhận thấy rằng, so với quy định pháp luật TTHS trước đây về thẩm

69 Khoản 2 Điều 109 BLTTHS 2003.

70 Điều 2 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004.

71 Điều 110 BLTTHS 2003.

quyền KTVAHS thì BLTTHS 2015 hiện nay chứa đựng những điểm mới cả về kĩ thuật lập pháp và nội dung của các chế định, phân định rạch ròi thẩm quyền KTVAHS khi có một điều luật riêng quy định cụ thể về thẩm quyền KTVAHS trong khi những BLTTHS trước đây khơng có quy định này.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)