Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan được giao nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 58 - 64)

2.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩm quyền khở

2.2.4 Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan được giao nhiệm vụ

hành một số hoạt động điều tra

Theo quy định tại Điều 164 BLTTHS 2015 khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý thì Bộ đội biên phịng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển có quyền khởi tố vụ án. Cụ thể là, đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong những trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, sau đó tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho VKS trong vòng 01 tháng kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Còn đối với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho CQĐT trong vòng 07 ngày kể từ ngày ra quyết định KTVAHS110.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Bộ đội biên phịng

109 Phan Thanh Mai (2004), “Một số ý kiến về vấn đề Hội đồng xét xử khởi tố vụ án hình sự”, Tạp

chí Luật học, (04), tr. 24.

“Bộ đội biên phịng là lực lượng vũ trang nhân dân của Đảng, của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới”111. Nhiệm vụ chủ yếu của Bộ đội biên phòng là quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc quốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ biên giới, vượt biên, vượt biển, nhập cư, cư trú trái phép, khai thác trộm tài nguyên và những hành vi khác xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự, gây hại đến môi trường ở khu vực biên giới; chủ trì phối hợp các ngành, địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và các cửa khẩu112. Để đảm bảo thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở các vị trí xung yếu như đất liền, hải đảo, biên giới, cửa khẩu thì pháp luật đã quy định thẩm quyền khởi tố cho các đơn vị Bộ đội biên phòng. Theo đó, quy định tại Điều 153 BLTTHS và Điều 32 Luật Tổ chức điều tra hình sự cho phép Bộ đội biên phòng được quyền tiến hành khởi tố vụ án theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Bộ đội biên phòng trong khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XIII và các Điều 150, 151, 152, 153, 188, 189, 192, 193, 195, 207, 227, 235, 236, 242, 247, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 303, 304, 305, 306, 309, 330, 337, 338, 346, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và các vùng biển do Bộ đội biên phịng quản lý thì được quyền KTVAHS.

Xuất phát từ mục đích đảm bảo đấu tranh có hiệu quả với tội phạm, tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm, pháp luật đã quy định cho Bộ đội biên phịng có thẩm quyền KTVAHS. Việc quy định này là hồn tồn hợp lí bởi lẽ, nhiệm vụ và trách nhiệm của Bộ đội biên phòng là đảm bảo an ninh quốc gia, địa bàn thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan Bộ đội biên phòng cũng là những nơi trọng yếu của quốc gia, có nguy cơ cao xảy ra các hành vi phạm tội. Chính vì lẽ đó, để đảm bảo nhanh chóng, kịp thời đấu tranh với tội phạm, BLTTHS đã quy định thẩm quyền khởi tố vụ án cho các cơ quan này. Đối với vụ án phức tạp, rất nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm

111 Điều 1 Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng 1997.

trọng thì các cơ quan thuộc Bộ đội Biên phịng được khởi tố, tiến hành điều tra sơ bộ sau đó chuyển hồ sơ vụ án cho CQĐT chuyên trách để tiến hành các công tác, nghiệp vụ điều tra chuyên sâu hơn.

Thẩm quyền KTVAHS của các cơ quan thuộc Bộ đội biên phòng thuộc về những cán bộ sau: Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn biên phịng113.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hải quan

Hải quan là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với: tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; Cơ quan hải quan, công chức hải quan; Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan114.

Hệ thống tổ chức Hải quan gồm có: (i) Tổng cục Hải quan; (ii) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (iii) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương115. Địa bàn hoạt động của Hải quan bao gồm các khu vực trọng yếu như khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế…116. Cơ quan Hải quan không phải là cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực tư pháp nhưng xuất phát từ nhiệm vụ quản lý những khu vực quan trọng của quốc gia thì cơ quan này đóng một vai trị quan trọng trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm đặc biệt là các tội phạm liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, bn bán hàng cấm… Chính vì lẽ đó, Điều 153 BLTTHS 2015, Điều 33 Luật Tổ chức CQĐT hình sự năm 2015 quy định Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 188, 189 và 190 của BLHS 2015 thì Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có thẩm quyền KTVAHS.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Kiểm lâm

Kiểm lâm không phải là cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực tư pháp nhưng xuất phát từ vị trí quan trọng và đặc thù của mình, pháp luật TTHS quy định cho cơ

113 Điều 32 LTCCQĐTHS 2015.

114 Điều 2 Luật Hải quan năm 2014.

115 Điều 14 Luật Hải quan năm 2014.

quan này có thẩm quyền KTVAHS. Kiểm lâm là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng117. Như vậy, các cơ quan Kiểm lâm là lực lượng có chức năng thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về rừng, đấu tranh ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật về rừng, thực hiện những công việc quản lý rừng và bảo vệ rừng118. Việc xuất hiện tội phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp ngày càng nhiều với hình thức, thủ đoạn tinh vi đã chứng minh rằng quy định thẩm quyền khởi tố vụ án cho cơ quan Kiểm lâm là hoàn toàn hợp lý119. Chính vì lẽ đó, khoản 2, điểm b, Điều 104 Luật Lâm nghiệp, Điều 153 BLTTHS 2015, khoản 1 Điều 34 Luật Tổ chức CQĐT hình sự năm 2015 đã quy định thẩm quyền KTVAHS cho Kiểm lâm. Theo đó, Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 232, 243, 244, 245, 313 và 345 của Bộ luật hình sự 2015 thì có quyền khởi tố vụ án.

Thẩm quyền KTVAHS của Kiểm lâm thuộc về Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm120.

Thẩm quyền khởi tố vụ án của lực lượng Cảnh sát biển

Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển121. Chức năng chính của lực lượng Cảnh sát biển là tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền122. Xuất phát từ nhu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm trên biển, bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền vùng biển Việt Nam, việc quy định thẩm quyền khởi tố cho lực lượng này là hoàn toàn

117 Điều 103 Luật Lâm nghiệp năm 2017.

118 Trần Thị Trâm Anh (2002), tlđd (41), tr. 48.

119 Hoàng Thường Hiếu (2019), Tập trung phòng, chống tội phạm về môi trường,

https://www.nhandan.com.vn/bandoc/item/39734002-tap-trung-phong-chong-toi-pham-ve-moi-truong.html (truy cập lần cuối vào ngày 30/07/2019).

120 Khoản 1, Điều 34 LTCCQĐTHS 2015.

121 Khoản 1, Điều 3 Luật Cảnh sát biển năm 2018.

cần thiết. Bởi lẽ, có những tội phạm xảy ra cần phải ngăn chặn kịp thời, xử lý đúng lúc mà việc gửi hồ sơ vụ án đến CQĐT và VKS mất thời gian, có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm hay những hậu quả khác nghiêm trọng hơn. Chính vì lí do đó, pháp luật TTHS quy định thẩm quyền khởi tố cho lực lượng Cảnh sát biển.

Theo quy định tại Điều 164 BLTTHS 2015, Điều 35 LTCCQĐTHS 2015 thì các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XIII và các Điều 188, 189, 227, 235, 236, 237, 242, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 272, 273, 282, 284, 303, 304, 305, 309, 311, 346, 347 và 348 của Bộ luật hình sự xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý thì được quyền khởi tố vụ án.

Thẩm quyền KTVAHS thuộc về các chủ thể sau: Tư lệnh Cảnh sát biển, Tư lệnh vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục nghiệp vụ và pháp luật, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phịng, chống tội phạm ma túy có quyền khởi tố vụ án đối với các tội phạm quy định tại các Điều 249, 250, 251, 252, 253 và 254 của Bộ luật hình sự123.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Kiểm ngư

Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, thực hiện chức năng thực thi pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản124. BLTTHS 2015 và Luật Tổ chức CQĐT hình sự năm 2015 đã quy định bổ sung một chủ thể mới có thẩm quyền KTVAHS là cơ quan Kiểm ngư. Việc quy định cho cơ quan này thẩm quyền khởi tố xuất phát từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực thủy sản trên biển125. Kiểm ngư được pháp luật TTHS quy định là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Theo Điều 164 BLTTHS 2015 và Điều 36 LTCCQĐTHS 2015 thì Cơ quan Kiểm ngư khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 111, 242, 244, 245, 246, 305 và 311 của BLHS 2015 xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Kiểm ngư quản lý thì có quyền KTVAHS.

123 Khoản 2 Điều 35 LTCCQĐTHS 2015.

124 Điều 87 Luật Thủy sản năm 2017.

125 Trao quyền điều tra cho kiểm ngư, thuế,

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=2248 (truy cập lần cuối vào ngày 15/08/2019).

Thẩm quyền KTVAHS thuộc về các chủ thể sau Cục trưởng Cục kiểm ngư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng.

Thẩm quyền khởi tố vụ án của các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Các cơ quan khác của CAND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Quản lý xuất nhập cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Cơng an; Phịng Quản lý xuất nhập cảnh; các phịng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) và Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện); Cục Cảnh sát giao thơng; Cục Cảnh sát phịng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phịng Cảnh sát giao thơng; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phịng Cảnh sát phịng, chống tội phạm về mơi trường; Phịng Cảnh sát phịng, chống tội phạm sử dụng cơng nghệ cao; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trại giam. Các cơ quan khác trong QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Trại giam, đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.126

Trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan ANĐT của CAND thì Cục trưởng, Trưởng phịng của các cơ quan an ninh như đã nêu trên được quyền ra quyết định KTVAHS, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan ANĐT có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án127.

Đối với các cơ quan khác của lực lượng CSĐT thì thẩm quyền khởi tố vụ án được quy định như sau: khi thi hành nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan CSĐT thì Cục trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng, Giám thị của các cơ quan Cảnh sát quy định tại Khoản 6 Điều 9 của Luật này quyết định KTVAHS, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án,

126 Khoản 6, 7 Điều 9 LTCCQĐTHS 2015.

chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan CSĐT có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án128.

Quyền hạn khởi tố và điều tra của các cơ quan khác trong QĐND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được quy định như sau: Giám thị Trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của CQĐT hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì quyết định KTVAHS, khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án129.

Tóm lại, các cơ quan quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)