Nghĩa của việc phân định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 38 - 41)

Việc có bỏ lọt tội phạm hay khơng và có làm oan sai người vơ tội hay khơng bắt nguồn từ giai đoạn khởi tố. KTVAHS là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm góp phần phát hiện, điều tra và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội, đồng thời không chỉ là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự, mà còn là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS, tránh bỏ lọt tội phạm. KTVAHS là một giai đoạn TTHS cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trước khi khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của giai đoạn điều tra, cùng với các giai đoạn TTHS khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong toàn xã hội64. Những chứng cứ đầu tiên được thu thập để giải quyết vụ án, việc tiến hành những biện pháp điều tra sơ bộ đầu tiên cũng bắt nguồn từ giai đoạn này. Việc nghiên cứu về giai đoạn khởi tố nói chung và thẩm quyền KTVAHS nói riêng mang lại ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị xã hội cũng như về mặt pháp lý.

Về mặt chính trị - xã hội, việc KTVAHS là bước đầu tiên thể hiện sự đấu tranh của Nhà nước đối với tội phạm. Việc ra quyết định khởi tố nhanh chóng, kịp thời, chính xác cịn góp phần ngăn chặn và phịng ngừa hành vi phạm tội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng và vào pháp

64 Thu Hiền (2018), Vai trò, ý nghĩa của các giai đoạn tố tụng hình sự,

http://csnd.vn/Home/Print/4935/Vai-tro-y-nghia-cua-cac-giai-doan-to-tung-hinh-su (truy cập lần cuối vào ngày 14/05/2019).

luật. Nếu việc khởi tố bị tiến hành chậm trễ, chồng chéo về thẩm quyền sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động tố tụng, kéo theo việc tội phạm không được điều tra một cách đầy đủ, chính xác. Những chứng cứ đầu tiên quan trọng đối với vụ án hình sự bị bỏ sót, tiêu hủy hoặc bị phi tang làm cho các giai đoạn tố tụng sau này trở nên khó khăn hơn. Việc bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vơ tội là hồn tồn khơng thể tránh khỏi65.

Về mặt pháp lý, KTVAHS là giai đoạn TTHS đầu tiên mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật TTHS tiến hành việc xác định có hay khơng các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố hoặc không KTVAHS liên quan đến hành vi đó. Đây là quyết định đầu tiên khởi động tồn bộ quy trình tố tụng sau này. Khi vụ án được khởi tố thì các hoạt động TTHS tiếp theo có cơ sở để thực hiện. Kết quả của giai đoạn khởi tố sẽ là tiền đề để tiến hành các giai đoạn tố tụng sau. Hơn nữa, việc khởi tố được tiến hành một cách nhanh chóng, đúng thẩm quyền khởi tố của cơ quan được pháp luật quy định sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của hoạt động tố tụng. Việc ra quyết định KTVAHS của các Cơ quan có thẩm quyền sẽ là cơ sở để tiến hành các hoạt động điều tra chuyên sâu hơn ở giai đoạn điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Chính vì vậy, có thể nói rằng, việc khởi tố vụ án kịp thời chính xác sẽ góp phần làm cho việc giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, hiệu quả.

65 Trong vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn, các chứng cứ trong giai đoạn đầu tiên không được thu thập đầy đủ. Trong hồ sơ vụ án có chứng cứ là lưỡi dao ơng Chấn dùng gây án nhưng Cơ quan điều tra lại không thu thập cán dao để về lắp vào lưỡi dao. Giai đoạn khởi tố, thu thập chứng cứ sơ bộ được tiến hành một cách qua loa, đại khái nhằm quy kết tội cho ông Chấn. Xem thêm bài viết: Hồng Minh (2013), Xem lại

bản án kết tội Nguyễn Thanh Chấn “giết người”, http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Xem-lai-ban-an-ket-toi-ong-

Kết luận Chương 1

Thẩm quyền KTVAHS là tổng hợp các quyền, nghĩa vụ của CQĐT, VKS, Tòa án, Cơ quan Hải quan, Cơ quan Kiểm lâm, đơn vị Bộ đội Biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, Cơ quan Kiểm ngư, các cơ quan khác trong LLCAND, LLQĐND trong việc phát hiện dấu hiệu tội phạm để quyết định khởi tố hay không KTVAHS. Xử lý kịp thời, chính xác tội phạm góp phần ngăn ngừa tình trạng tiếp tục phạm tội của chủ thể thực hiện tội phạm, trong lúc chống lại tội phạm cũng đồng thời có phịng ngừa tội phạm.

Nghiên cứu về cơ sở lý luận của việc hình thành quy định về thẩm quyền khởi tố theo BLTTHS hiện hành, nhận thấy, những quy định liên quan đến vấn đề này đều được xây dựng dựa trên các nguyên tắc nền tảng của ngành luật TTHS như nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc đảm bảo quyền con người, nguyên tắc đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan sai người vô tội… Mặt khác, việc quy định thẩm quyền KTVAHS thuộc về Tòa án cũng xuất phát từ mơ hình TTHS nước ta là mơ hình tố tụng hỗn hợp nghiêng về tố tụng thẩm vấn (lí do vì sao quy định thẩm quyền khởi tố - một nhánh của chức năng thực hành quyền cơng tố cho Tịa án – một cơ quan có chức năng cơ bản là xét xử vụ án hình sự).

Về căn cứ phân định thẩm quyền khởi tố, bao gồm: căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan được trao thẩm quyền khởi tố vụ án; căn cứ vào dấu hiệu liên quan đến người phạm tội và hành vi phạm tội để phân định thẩm quyền khởi tố; căn cứ theo lãnh thổ (nghĩa là CQĐT có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình). Tùy theo các đối tượng khác nhau mà thẩm quyền khởi tố sẽ thuộc về các cơ quan khác nhau. Hơn nữa, việc phân định thẩm quyền khởi tố cịn dựa vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội (nếu hành vi phạm tội mang tính chất phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng sẽ thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT thuộc Trung ương). Một điểm đáng lưu ý là thẩm quyền khởi tố được xác định dựa trên thẩm quyền điều tra. Thẩm quyền điều tra lại được xác định là dựa trên thẩm quyền xét xử, nghĩa là tùy từng vụ việc cụ thể khác nhau mà thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án khác nhau và CQĐT cấp huyện, cấp quân khu; CQĐT cấp tỉnh, cấp khu vực sẽ điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án cấp mình.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)