Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 31 - 33)

1.3 Căn cứ phân định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

1.3.1 Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những tư tưởng làm nền tảng, những quy tắc chỉ đạo làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước40. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước41. Theo Hiến pháp 2013, bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây: (i) Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội42; (ii) Nguyên tắc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân43; (iii) Nguyên tắc bình đẳng, đồn kết và giúp đỡ giữa các dân tộc44; (iv) Nguyên tắc tập trung dân chủ45; (v) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa46.

Mặt khác, “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp

giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”47. Nhà nước pháp quyền xuất phát từ cơ sở là nhà nước dân chủ, là bước phát

39 Từ điển Luật học (1999), Nxb. Từ điển Bách Khoa Hà Nội, tr. 246.

40 Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 2013 (2018),

https://hocluat.vn/cac-nguyen-tac-to-chuc-va-hoat-dong-cua-bo-may-nha-nuoc-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia- viet-nam-trong-hien-phap-2013/ (truy cập lần cuối vào ngày 14/05/2019)

41 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Hiến pháp, Vũ Văn Nhiêm (chủ biên), Nxb. Hồng Đức Hội luật gia Việt Nam, tr. 212.

42 Xem Điều 4 Hiến pháp 2013.

43 Xem Điều 2 Hiến pháp 2013.

44 Xem Điều 5 Hiến pháp 2013.

45 Xem Điều 6 Hiến pháp 2013.

46 Xem Điều 8 Hiến pháp 2013.

47 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, tr. 131, 132.

triển cao hơn của nhà nước dân chủ. Chính vì lẽ đó, dân chủ vẫn là yếu tố quan trọng đầu tiên trong nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân khơng những có nghĩa là khẳng định bản chất dân chủ của nhà nước pháp quyền mà còn phải nâng yếu tố dân chủ lên một mức cao hơn. Thông qua nhà nước, nhân dân thực hiện nghĩa vụ và lợi ích chính trị bao gồm quản lý xã hội, xây dựng đất nước. Nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau, tham gia vào việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Bằng hình thức trực tiếp hay gián tiếp, nhân dân thơng qua đại biểu của mình ở các cơ quan nhà nước thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát của mình. Nhà nước là của nhân dân vì vậy nhà nước đặt ra pháp luật thì pháp luật cũng là của nhân dân. Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép cịn cơng dân được làm những gì mà pháp luật không cấm. Như vậy, mục tiêu hướng tới của nhà nước pháp quyền đó là nhân dân hay nói một cách cụ thể hơn là quyền con người, quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ ở mức tối đa. Đây cũng là tinh thần của Hiến pháp 2013. Pháp luật đóng một vai trị quan trọng trong việc quản lí nhà nước và xã hội cũng như là bảo vệ quyền con người. Bất kì hành vi nào xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người, cơng dân được pháp luật bảo vệ sẽ bị xử lý một cách nghiêm minh.

Trong đó, ngành luật hình sự và TTHS đóng vai trị rất quan trọng. Vì các hành vi vi phạm quy định của hai ngành luật này đều là các tội phạm nguy hiểm, xâm phạm lợi ích cơ bản của con người. Để thực hiện được quá trình xử lý tội phạm thì giai đoạn đầu tiên là giai đoạn khởi tố vô cùng quan trọng. Tại Điều 13 BLTTHS 2015 quy định về trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự đã vạch ra cơ cấu xây dựng nội dung của các quy định trong chế định KTVAHS. Chính vì vậy, u cầu làm rõ trách nhiệm của các cơ quan như CQĐT, VKS, Tòa án, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền khởi tố những loại án gì, phạm vi tới đâu. Đồng thời, cũng đặt ra cơ chế kiểm sát việc thực hiện trách nhiệm khởi tố cũng được thiết lập nhằm hạn chế tối đa những yếu tố có thể gây sai phạm trong quá trình khởi tố. Đối với CQĐT, việc bị giám sát sẽ hạn chế thế “độc quyền” khởi tố vụ án nên việc khởi tố vụ án không phải là chuyện nội bộ của CQĐT mà mọi thứ phải minh bạch. Minh chứng cho điều này thể hiện rõ ở việc quy định thẩm quyền khởi tố. VKS đóng vai trị giám sát CQĐT trong việc ra quyết định KTVAHS. Bởi lẽ, VKS được quyền hủy bỏ quyết định không KTVAHS của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc VKS

trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố48. Hơn nữa, HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS khởi tố VAHS nếu qua việc xét xử tại phiên tịa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm49. Có thể thấy rằng, việc quy định thẩm quyền khởi tố của VKS và Tịa án góp phần hạn chế tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm. Suy đến cùng, chế định thẩm quyền khởi tố cũng dựa trên nguyên tắc dân chủ và pháp quyền với mục đích cuối là đảm bảo việc tuân theo pháp luật và tôn trọng quyền con người.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)