Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về thẩm

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 93 - 104)

3.3 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ

3.3.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện quy định của pháp luật về thẩm

quyền khởi tố vụ án hình sự

Thứ nhất, là vấn đề cơ sở vật chất. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính

trị đã khẳng định: “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm cho các cơ quan tư

pháp có đủ điều kiện để hồn thành nhiệm vụ, có cơ chế chính sách hợp lý đối với cán bộ tư pháp. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước hiện đại hóa các cơ quan tư pháp”. Như vậy, việc tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hóa thơng tin là một trong

những yêu cầu đặt ra trong tiến trình cải cách tư pháp. Đồng thời việc giám định bổ sung do cơ quan nào yêu cầu trưng cầu giám định thì cơ quan đó phải trả phí. Mặt khác, việc tăng cường cơ sở vật chất giúp cho hoạt động khởi tố diễn ra có hiệu quả hơn vì thời đại hiện nay, khoa học phát triển mạnh, các tội phạm về lĩnh vực này cũng rất phổ biến. Tất cả các tài liệu, hồ sơ vụ án cần được lưu trữ dưới dạng tệp tin trên máy tin để tránh tình trạng thất lạc, hư hỏng, tạo được cơ chế đồng bộ hóa. Việc đồng bộ hóa các thơng tin liên quan đến vụ án cịn hạn chế được tình trạng tội phạm ẩn, tình trạng số liệu khơng chính xác do các cơ quan có thẩm quyền khởi tố chạy theo thành tích, báo cáo “khống” số liệu. Số liệu khởi tố chính xác sẽ là tài nguyên để nghiên cứu và giúp cho việc thực hiện thẩm quyền khởi tố ngày càng hiệu quả hơn.

Thứ hai, đi kèm với việc số hóa các thơng tin liên quan đến tội phạm nói

chung và thẩm quyền khởi tố vụ án nói riêng là việc nâng cao trình độ nhận thức pháp luật cũng như chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên. Quan trọng là thường xuyên cho các chủ thể này thực hành kĩ năng giải quyết vụ án, đối diện với các vấn đề có thể gặp phải trong thực tiễn nhằm nâng cao khả năng ứng biến của các chủ thể quan trọng này. Trong quá trình cơng tác, phải nhận diện được cán bộ có tiềm năng, khuyến khích, đào tạo, tạo điều kiện cho Điều tra viên, Kiểm sát viên được học tập nâng cao trình độ ở trong nước hay nước ngồi.

Thứ ba, đi kèm với yếu tố con người là chế độ lương và phụ cấp. Việc đãi

ngộ tốt đối với các chủ thể tiến hành tố tụng là một trong các điều kiện tiên quyết hàng đầu tạo ra một bộ máy trong sạch, vững mạnh, thực hiện nhiệm vụ của họ một cách hiệu quả và tập trung hơn. Nếu có chính sách đãi ngộ hợp lý, các chủ thể này sẽ có bản lĩnh vững vàng, đương đầu với những loại tội phạm nguy hiểm và sẽ khơng mất đi phẩm giá của mình, khơng dễ bị cám dỗ, dẫn đến sai lệch trong hành vi tố tụng. Hoạt động khởi tố rất quan trọng, nếu hành vi tố tụng ban đầu sai lệch, sẽ dẫn tới những sai lệch lớn ở những giai đoạn tiếp theo. Đồng thời phải có cơ chế kiểm soát, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm để răn đe và tạo môi trường trong sạch lành mạnh đối với cán bộ hoạt động tư pháp, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra để phát hiện ngay những tiêu cực đang tồn tại trong hệ thống tư pháp.

Thứ tư, nâng cao thái độ làm việc cho các cán bộ tư pháp đồng thời với việc

rèn luyện phẩm chất đạo đức là việc cần phải tiến hành lâu dài, thường xuyên đối với những chủ thể có thẩm quyền KTVAHS nói riêng và cả hệ thống tư pháp nói chung. Muốn có năng lực chun mơn, nghiệp vụ vững phải có một tinh thần sáng suốt, bản lĩnh, ý chí vững vàng vì đặc thù giai đoạn đầu tiên của quá trình TTHS, những chủ thể này sẽ phải tiếp xúc với những cám dỗ vật chất rất lớn, những hiện tượng tiêu cực của xã hội. Nếu không vững vàng, rất dễ sẽ bị tha hóa, biến chất. Nguy hiểm hơn là những người tha hóa biến chất này là những người giỏi về chuyên mơn nghiệp vụ thì thiệt hại sẽ càng nặng nề hơn cho nền tư pháp của nước nhà.

Thứ năm, phải tăng cường cơ chế phối hợp, kiểm soát giữa CQĐT và VKS,

tránh tình trạng VKS phải hủy quyết định của CQĐT. Đặc biệt là trong hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm là những hoạt động cần phải có sự kiểm sát

của VKS, vì ngồi việc giám sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT thì VKS cịn phối hợp với CQĐT để xác minh nhiều vấn đề khác ví dụ như việc đánh giá, xác định xem có dấu hiệu tội phạm hay khơng để KTVAHS. Giữa hai cơ quan này cần phải thường xuyên tổ chức họp liên ngành, tổng kết rút kinh nghiệm lẫn nhau để đáp ứng nhu cầu thực tế của việc thực hiện thẩm quyền KTVAHS, tránh tình trạng VKS phải hủy quyết định khởi tố hay không KTVAHS của CQĐT. Hơn nữa, khi VKS hủy quyết định không khởi tố của CQĐT thì CQĐT cần nghiêm túc chấp hành, tiến hành rà soát, xem xét lại toàn bộ chứng cứ, tài liệu hồ sơ vụ án để nhận ra lỗi sai chứ không được tỏ thái độ bất hợp tác, thiếu tích cực đối với những hoạt động tố tụng tiếp theo, không được mang tâm lý “cứ khởi tố sai sẽ sửa, thay đổi quyết định sau”.

Thứ sáu, công tác chỉ đạo, kiểm sát của VKS cũng cần được chú trọng. VKS

cần ở tâm thế chủ động khi tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm từ nhiều nguồn. VKS cũng phải chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kiểm sát giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, đảm bảo cơ quan khởi tố đúng thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật. Lãnh đạo phải có tầm nhìn, kiến thức pháp lý, kiến thức xã hội để dùng người đúng việc. Một điểm đáng lưu ý nữa đó là phải đánh giá đúng tầm quan trọng của việc kiểm sát khởi tố để khắc phục hạn chế đã nêu trên. Cần phải tránh tình trạng khởi tố tràn lan sau đó ép cung, mớm cung để hợp thức hóa hành động của mình, gây ra oan sai người vô tội hoặc không khởi tố vụ án do “chứng cứ yếu” dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Việc chỉ đạo đối với hoạt động giải quyết, tố giác, tin báo về tội phạm phải đúng về mặt nội dung và trình tự thời gian theo quy định của pháp luật.

Kết luận chương 3

Tại Chương 3, luận văn trình bày, phân tích những số liệu thực tiễn liên quan đến chế định thẩm quyền KTVAHS đồng thời những kết quả mà qua quá trình năm 2018 thực hiện BLTTHS 2019 đã đạt được cũng như những hạn chế, bất cập còn đang tồn tại. Những bất cập này chủ yếu nằm ở quy định của pháp luật (Điều 153 BLTTHS 2015, quy định về thẩm quyền khởi tố của Tòa án, quy định về thẩm quyền khởi tố của VKS, các quy định liên quan đến việc thực hiện thẩm quyền khởi tố vụ án trong hoạt động tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo tội phạm…) và ở thực tiễn trong việc thực hiện quy định về thẩm quyền KTVAHS của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Qua việc trình bày, phân tích bất cập, nguyên nhân của bất cập, tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng hiệu quả việc thực hiện chế định thẩm quyền khởi tố này trên thực tế.

Các kiến nghị tác giả đưa ra nhằm hồn thiện pháp luật gồm có việc loại bỏ quy định về thẩm quyền KTVAHS của Tòa án, mở rộng thêm thẩm quyền KTVAHS cho VKS đồng thời, xác lập căn cứ để phân định thẩm quyền khởi tố cho thống nhất, hợp lý giữa các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 153 BLTTHS 2015. Ngồi ra cịn có các kiến nghị liên quan đến việc nâng cao hiệu quả thực hiện chế định này trên thực tiễn bao gồm: cải thiện cơ sở vật chất; nâng cao nhận thức pháp luật, trình độ chun mơn nghiệp vụ cho các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng; bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức, cải thiện thái độ làm việc của các chủ thể này; tăng cường khả năng quản lý, giám sát của VKS trong hoạt động thực hiện thẩm quyền khởi tố; có chính sách lương hướng đãi ngộ hợp lý; tăng cường cơ chế phối hợp giữa CQĐT và VKS. Các kiến nghị nêu trên có tham khảo, học tập từ pháp luật của hai quốc gia đã phân tích tại Chương 2.

KẾT LUẬN

KTVAHS là giai đoạn mở đầu cho tồn bộ tiến trình TTHS. Chính vì vậy, khởi tố nói chung và thẩm quyền KTVAHS nói riêng là một vấn đề mang tính lý luận chuyên sâu, nhưng hiện tại vẫn chưa được sự quan tâm và nghiên cứu thấu đáo. Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học là “Thẩm quyền khởi

tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam”, tác giả mong muốn nhìn

nhận tồn diện, khách quan, đầy đủ về vấn đề thẩm quyền KTVAHS theo quy định của pháp luật TTHS hiện hành. Đây là một vấn đề chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu hiện nay, ngoại trừ khóa luận tốt nghiệp của tác giả Trần Thị Trâm Anh, nghiên cứu về thẩm quyền KTVAHS nhưng theo BLTTHS 1988 (đã hết hiệu lực từ lâu); luận án tiến sĩ của thầy Phạm Thái, nghiên cứu bao quát toàn diện tất cả các vấn đề liên quan đến giai đoạn KTVAHS. Qua việc nghiên cứu về thẩm quyền khởi tố, tác giả đã xem xét toàn diện tất cả các vấn đề cũng như quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Đồng thời với việc xem xét, đánh giá, tác giả cũng đã bước đầu vạch nên hệ thống các căn cứ phân định thẩm quyền khởi tố, các kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố sao cho việc áp dụng được thống nhất, không mang xu hướng liệt kê và nằm rải rác ở LTCCQĐTHS 2015 như hiện nay.

Qua những khía cạnh mà tác giả đã phân tích cũng như những kiến nghị hoàn thiện pháp luật trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa của pháp luật các quốc gia khác, nhận thấy chế định thẩm quyền KTVAHS theo luật TTHS nước ta hiện hành vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, nhất là trao thẩm quyền khởi tố cho Tòa án – một cơ quan có chức năng xét xử trong hệ thống tư pháp nước ta. Chính vì lẽ đó, tác giả hi vọng luận văn của mình là một tài liệu tham khảo có giá trị về thẩm quyền KTVAHS để các nhà khoa học pháp lý cũng như các chủ thể có thẩm quyền nghiên cứu, ngày một hoàn thiện hơn nữa chế định thẩm quyền khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật TTHS hiện hành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn kiện của Đảng

1. Nghị quyết 08/NQ/TW ngày 2/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới.

2. Nghị quyết 49/ NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020.

3. Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/03/2014 của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW về việc tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội

Báo cáo và Thống kê

6. Thống kê kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành kiểm sát nhân dân năm 2018 của Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin Viện kiểm sát nhân dân tối cao

7. Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019 của các Tòa án

8. Báo cáo tổng kết ngành kiểm sát nhân dân năm 2018

9. Báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị Văn bản pháp luật 10. Hiến pháp 1946 số 1, ngày 09/11/1946. 11. Hiến pháp 1959 số 1/SL, ngày 01/01/1960. 12. Hiến pháp 1980 số 248/LCT, ngày 19/12/1980. 13. Hiến pháp 1992 số 68/LCT/HĐNN, ngày 18/4/1992.

14. Hiến pháp 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 11 năm 2013. 15. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 số 19/2003/QH11, ngày 10/12/2003. 16. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11

năm 2015.

18. Bộ luật hình sự năm 2015 số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015.

19. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 số 63/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014.

20. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 số 62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014.

21. Luật Công an nhân dân năm 2018 số 37/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018.

22. Luật Cảnh sát biển năm 2018 số 33/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018.

23. Luật Hải quan năm 2014 số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014. 24. Luật Lâm nghiệp năm 2017 số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm

2017.

25. Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015 số 99/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015.

26. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989 số 17-LCT/HĐNN8 ngày 04 tháng 04 năm 1989.

27. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 số 23/2004/PL- UBTVQH11 ngày 20 tháng 08 năm 2004.

28. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng 1997 số 55/1997/L-CTN ngày 28 tháng 03 năm 1997

29. Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự ban hành ngày 18 tháng 04 năm 2005.

30. Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018.

Văn bản pháp luật nước ngoài

31. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hịa Pháp năm 2005

32. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hịa nhân dân Trung Hoa năm 1979 (sửa đổi lần một năm 1996; sửa đổi lần hai năm 2012; sửa đổi lần ba năm 2018)

Sách

33. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật tố

tụng hình sự Việt Nam (tái bản có sửa đổi, bổ sung), Võ Thị Kim Oanh

34. Nguyễn Lân (2000), Từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh 35. Từ điển Luật học (1999), Nxb. Từ điển Bách Khoa Hà Nội

36. Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự,

Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội

37. Từ điển Tiếng Việt (1994), Nxb. Khoa học Xã hội

38. Phạm Hồng Hải (2003), Mơ hình lí luận Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Cơng An Nhân dân, Hà Nội

39. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2011), Giáo trình Tội

phạm học, Nxb. Hồng Đức TPHCM

40. C.Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập (1993). Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.23

41. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin (2011), Nxb. Chính trị quốc gia

42. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1994), Tội phạm học, Luật hình

sự và Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

43. Giáo trình Luật Tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Nxb. Công an Nhân dân

44. Nguyễn Hải Phong, Khởi tố vụ án hình sự trong Nguyễn Hịa Bình (chủ

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 93 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)