Quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong pháp luật một số

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 64)

quốc gia trên thế giới

Vấn đề thẩm quyền khởi tố trong TTHS có một vị trí quan trọng trong các chế định của ngành luật TTHS. Việc quy định rõ thẩm quyền khởi tố sẽ góp phần phân định trách nhiệm, thẩm quyền khởi tố giữa các cơ quan một cách hợp lý, cho thấy rõ việc phân định thẩm quyền dựa trên những cơ sở, căn cứ nào. Quy định rõ ràng thẩm quyền khởi tố cũng góp phần đảm bảo cho hoạt động tố tụng đạt được hiệu quả, phát hiện chính xác, nhanh chóng, kịp thời tội phạm, đảm bảo lợi ích tối đa cho quyền, lợi ích của người dân. Trong pháp luật các nước trên thế giới cũng đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. Việc nghiên cứu, tham khảo một cách khoa học các quy phạm pháp luật TTHS về thẩm quyền khởi tố của một số quốc gia trên thế giới là hồn tồn cần thiết bởi lẽ chúng ta có thể kế thừa các quy định tiến bộ của pháp luật nước ngoài nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam, đánh giá khách quan trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa của pháp luật các nước.

128 Khoản 1 Điều 38 LTCCQĐTHS 2015.

Quy định của luật tố tụng hình sự Pháp về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Pháp là quốc gia theo chính thể Cộng hịa. Bộ máy nhà nước Pháp được tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập bao gồm ba nhánh cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp130. Pháp luật TTHS Pháp phân chia quá trình TTHS ra làm ba giai đoạn: giai đoạn điều tra sơ bộ, giai đoạn điều tra tại tịa (giai đoạn này khơng bắt buộc đối với tất cả các vụ án), giai đoạn xét xử và giai đoạn thi hành án131. Đây là một trong những điểm khác biệt đầu tiên của luật TTHS Pháp so với luật TTHS của Việt Nam.

Hệ thống tư pháp của Cộng hòa Pháp là hệ thống dân luật (civil law). Do đó, hệ thống tư pháp của quốc gia này rất khác với các nước theo hệ thống thông luật (common law) như Anh, Mỹ, Úc. Mơ hình TTHS của quốc gia này là mơ hình hỗn hợp, đan xen giữa thẩm vấn và tranh tụng nhưng nghiêng về tố tụng thẩm vấn132. Khi vụ án xảy ra (trừ các tội vi cảnh), một thẩm phán điều tra sẽ đóng vai trị thực hiện cơng tác điều tra và chịu trách nhiệm cho việc chuẩn bị hồ sơ cho phiên xét xử. Sau đó hồ sơ vụ việc được chuyển cho một thẩm phán khác chịu trách nhiệm xét xử vụ án. Thẩm phán khơng đóng vai trị trọng tài mà có vai trị xét xử và tìm ra sự thật vụ án.

Hoạt động của hệ thống công tố trong TTHS trước hết dựa trên hai nguyên tắc: nguyên tắc thực hiện quyền công tố và nguyên tắc độc lập quyết định truy tố hay không truy tố133. Điều 40 của BLTTHS Pháp quy định: “Cơng tố viên Tồ sơ

thẩm tiếp nhận khiếu kiện và tố cáo rồi quyết định việc xử lý”. Theo nguyên tắc

này, Viện cơng tố có quyền độc lập quyết định việc truy tố. Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm nhận đơn thư khiếu tố rồi tiến hành đánh giá, quyết định việc xử lý. Tuy nhiên, theo nguyên tắc độc lập quyết định việc truy tố Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tịa sơ thẩm có thể quyết định tạm đình chỉ truy tố và khơng đưa bị can ra Tịa xét xử, ngay cả khi đã xác định được người phạm tội và các yếu

130 Thương vụ Việt Nam tại Pháp (2009), Vài nét về hệ thống pháp luật của Pháp,

http://vietnamexport.com/vai-net-ve-he-thong-phap-luat-cua-phap/vn251823.html (truy cập lần cuối vào ngày 02/08/2019).

131 Jonathan Doak and Claire McGourlay (2012), Evidence in context (Third edition), published by

Routledge, tr. 29.

132 Fair Trial International (2013), Criminal Proceedings and Defence Rights in France,

https://www.fairtrials.org/wp-content/uploads/France-advice-note.pdf (truy cập lần cuối vào ngày 02/08/2019).

133 Đỗ Văn Đương (2011), Viện Cơng tố Cộng hịa Pháp,

tố cấu thành tội phạm. Có thể nói rằng giai đoạn mở đầu quá trình TTHS ở Pháp là giai đoạn điều tra sơ bộ chủ yếu do Cơ quan cảnh sát thuộc Bộ Nội vụ và lực lượng Quân cảnh thuộc Bộ quốc phòng thực hiện134. Giai đoạn điều tra sơ bộ ban đầu của Cơ quan cảnh sát được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh tịa sơ thẩm135. Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra sơ bộ, Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh tịa sơ thẩm có thể ra một trong ba quyết định: (i) KTVAHS; (ii) áp dụng các thủ tục khác nhau đối với việc khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 41- 1 hoặc 41-2; (iii) đình chỉ vụ án mà khơng tiến hành bất cứ hoạt động nào tiếp theo mà trong đó các trường hợp cụ thể của việc thực hiện hành vi phạm tội giải thích cho điều này136. Như vậy, khác với pháp luật TTHS Việt Nam, pháp luật TTHS Pháp không coi KTVAHS là một giai đoạn mở đầu cho tiến trình TTHS mà chỉ xem khởi tố vụ án là hành vi tố tụng mở đầu cho giai đoạn thẩm cứu hay còn gọi là giai đoạn điều tra vụ án tại tịa137. Có thể nhận thấy, KTVAHS là bắt buộc đối với các tội phạm là trọng tội, khinh tội, trọng tội vị thành niên. Trong những trường hợp khác, Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh tịa sơ thẩm nếu xét thấy cần thiết thì khởi tố vụ án, nếu không, sẽ không khởi tố vụ án mà chuyển trực tiếp vụ việc cho Tòa án xét xử138.

Thẩm quyền KTVAHS theo BLTTHS Pháp thuộc về Viện công tố. Viện công tố là đầu mối tiếp nhận và cả cơ quan quyết định việc phân loại xử lý các tin báo, tố giác về tội phạm do cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp; quyết định việc khởi tố điều tra, bảo đảm thực hành quyền công tố ngay từ khi khởi tố vụ án nhằm chống bỏ lọt tội phạm139. Viện công tố trực tiếp ra các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Theo đó, Viện cơng tố là cơ quan có trách nhiệm báo cáo tình hình tội phạm và việc xử lý tội phạm trước Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Mặt khác, theo

134 Điều 14, Điều 53, Điều 75 BLTTHS Pháp.

135 Điều 41, Điều 53 BLTTHS Pháp.

136 Chẳng hạn, trong những vụ việc gia đình hoặc vợ chồng đánh nhau khơng trầm trọng lắm, nếu họ rút lại đơn u cầu khởi tố thì có thể Viện Cơng tố sẽ khơng truy tố để tránh làm nó nghiêm trọng thêm quan hệ gia đình của họ. Cũng tương tự như vậy, đối với các hành vi vi phạm pháp luật không xâm hại đến những giá trị cơ bản của xã hội và khi người bị hại chỉ đưa đơn khiếu tố yêu cầu được bồi thường thiệt hại chứ không yêu cầu truy tố người phạm tội, Viện Cơng tố có thể ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho người bị hại biết họ có thể khởi kiện ra Tịa dân sự. Nhưng trước khi ra quyết định đình chỉ vụ án Viện cơng tố có thể buộc người phạm tội bồi thường thiệt hại vì vậy quyết định đình chỉ vụ án là quyết định có điều kiện trong những vụ việc gia đình, trước khi ra quyết định đình chỉ vụ án Viện Cơng tố cũng có thể u cầu giải quyết vụ việc bằng trung gian hòa giải. Pháp đang áp dụng nguyên tắc độc lập quyết định truy tố hay không truy tố và khả năng kết thúc vụ án là một đặc quyền dành cho các Công tố viên. (Đỗ Văn Đương, tlđd (155), tr. 15).

137 Điều 79 BLTTHS Pháp.

138 Điều 43, 44, 80 BLTTHS Pháp.

quy định tại Điều 1 Bộ luật này thì quyền cơng tố để áp dụng hình phạt được bắt đầu và thực hiện bởi công tố viên và công chức được pháp luật giao nhiệm vụ tiến hành140. Có thể nhận xét rằng, Viện công tố là cơ quan độc quyền thực hiện thẩm quyền KTVAHS141. Giai đoạn điều tra sơ bộ cũng bao hàm các hoạt động mang bản chất của KTVAHS142. Thực chất, sau khi điều tra sơ bộ nếu Viện công tố bên cạnh tòa sơ thẩm nhận định đủ căn cứ để đưa vụ việc ra tịa để xét xử thì sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, trong đó yêu cầu dự thẩm (thẩm phán điều tra) giải quyết các sự việc được trình bày trong bản tóm tắt đính kèm143. Như đã đề cập, quyết định khởi tố này làm phát sinh giai đoạn điều tra tại tòa do thẩm phán điều tra phụ trách.

Căn cứ để phân định thẩm quyền khởi tố là dựa vào địa điểm thực hiện tội phạm, dấu hiệu liên quan đến nơi cư trú của người phạm tội hoặc nơi bắt giữ người phạm tội hoặc nơi phát hiện một trong những người thực hiện hành vi phạm tội. Minh chứng cho nhận xét này là quy định tại Điều 43 BLTTHS Pháp: “Viện trưởng

Viện cơng tố bên cạnh tịa sơ thẩm có thẩm quyền là Viện trưởng Viện cơng tố nơi tội phạm xảy ra, nơi cư trú của một trong những người bị tình nghi là đã tham gia thực hiện hành vi phạm tội, nơi bắt giữ một trong những người này ngay cả khi họ bị bắt vì nguyên nhân khác”.

Tóm lại, thẩm quyền khởi tố và thẩm quyền điều tra theo BLTTHS Pháp đã được phân định một cách rạch rịi giữa Viện cơng tố và Cơ quan CSĐT. Điểm khác biệt lớn nhất giữa BLTTHS Pháp và BLTTHS Việt Nam khi quy định về thẩm quyền KTVAHS đó là thẩm quyền này ở Pháp chỉ trao cho Viện công tố, cụ thể là Viện trưởng Viện cơng tố bên cạnh tịa sơ thẩm cịn ở Việt Nam, thẩm quyền này trao cho các cơ quan TTHS, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Ở Việt Nam, các chủ thể có thẩm quyền điều tra được quyền KTVAHS và khởi tố được coi là một giai đoạn độc lập mở đầu cho q trình TTHS. Trong khi đó, tại Pháp, khởi tố và điều tra do hai chủ thể khác nhau thực hiện và khởi tố không phải là một giai đoạn độc lập mà chỉ là bước khởi đầu cho hoạt động điều tra tại tịa.

140 Quyền cơng tố là tổng thể các quyền không chỉ là khởi tố, truy tố, buộc tội trước tồ mà cịn bao gồm cả lĩnh vực thi hành án vì Viện cơng tố truy tố u cầu xét xử thì phải có trách nhiệm theo dõi việc thi hành án hình sự (Đỗ Văn Đương, tlđd (155), tr. 43).

141 Chapter V Role of Prosecutor in French criminal Justice system,

https://shodhganga.inflibnet.ac.in/bitstream/10603/144597/12/chapter%20v.pdf (truy cập lần cuối vào ngày 05/08/2019).

142 Edwin R. Keedy (1940), Preliminary Investigation in France, Law Review of University of

Pennsylvania, Vol 88/4, tr. 313.

Quy định của luật tố tụng hình sự Trung Quốc về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Cộng hịa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là “Trung Quốc”) là một nước nằm trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Mơ hình TTHS của quốc gia này là mơ hình tố tụng thẩm vấn có kết hợp một số yếu tố của tố tụng tranh tụng. Đặc trưng mơ hình tố tụng thẩm vấn của quốc gia này là việc CQĐT, VKS và Tòa án đều có quyền tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm và có quyền thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội144. Mục đích bảo đảm việc điều tra, làm sáng tỏ bản chất của tội phạm một cách chính xác, kịp thời, trừng trị người phạm tội theo đúng pháp luật, bảo đảm người vơ tội khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tăng cường nhận thức của người dân về sự cần thiết phải chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh với những hành vi phạm tội nhằm bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền cá nhân; tài sản, quyền dân chủ và các quyền khác của họ; đảm bảo tiến hành thuận lợi công cuộc phát triển chủ nghĩa xã hội145. Mơ hình TTHS của Trung Quốc phân chia các giai đoạn tố tụng một cách rõ rệt: giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố và giai đoạn xét xử146. Như vậy, khởi tố được xem là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng. Trong giai đoạn này mục đích chính là để xem xét có tội phạm xảy ra hay khơng, nếu có sẽ ra quyết định khởi tố vụ án và chuyển qua giai đoạn điều tra, thu thập chứng cứ147. Sau khi có quyết định điều tra, Cơ quan công an sẽ tiến hành thẩm tra sơ bộ đối với một vụ án để xem xét có chứng cứ hỗ trợ cho việc tìm ra sự thật vụ án hay khơng nhằm mục đích kiểm chứng lại độ tin cậy của chứng cứ đã thu thập được và có được148. Một vụ án được xem là đã điều tra xong sau khi tìm hiểu được sự thật của vụ án một cách rõ ràng kèm với chứng cứ chắc chắn, cụ thể. Cơ quan cơng an sau đó sẽ gửi hồ sơ vụ án kèm theo đề nghị truy tố và các chứng cứ cho VKS kiểm tra, quyết định có truy tố hay không. Tất cả mọi vụ án muốn được truy tố buộc phải thông qua việc kiểm tra và ra quyết định của VKSND149. Nếu chứng cứ rõ ràng xác thực và cần phải truy cứu TNHS thì VKS ra quyết định truy tố và chuyển hồ sơ cho Tòa án thực hiện hoạt động xét xử.

144 Phạm Thái, tlđd (12), tr. 46.

145 Điều 2 BLTTHS Trung Quốc.

146Mơ hình tố tụng hình sự Trung Quốc, http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/79/142 (truy

cập lần cuối vào ngày 05/08/2019).

147 Điều 113 BLTTHS Trung Quốc.

148 Điều 160 BLTTHS Trung Quốc.

Theo quy định tại Điều 110 BLTTHS Trung Quốc thì cả Cơ quan cơng an, VKS, Tịa án đều có quyền KTVAHS. Mặt khác, cả ba cơ quan này đều phải tiếp nhận mọi tố giác, tin báo về tội phạm, tự thú của người phạm tội. Theo đó, Tịa án, VKS, Cơ quan công an phải tiến hành kiểm tra tài liệu tố cáo, tố giác và tự thú theo phạm vi quyền hạn của mình. Nếu xét thấy có hành vi phạm tội phải truy cứu TNHS thì phải tiến hành khởi tố vụ án. Nếu xét thấy khơng có hành vi phạm tội hoặc hành vi rõ ràng là vơ ý, khơng cần phải truy cứu TNHS thì khơng khởi tố đồng thời thơng báo cho người tố cáo biết lí do khơng khởi tố. Nếu họ khơng đồng ý có thể thể đề nghị xem xét lại.150

Có thể thấy, điểm khác biệt giữa thẩm quyền KTVAHS theo quy định của BLTTHS Trung Quốc và BLTTHS Việt Nam là việc thẩm quyền khởi tố được trao cho ba cơ quan (CQĐT, VKS, Tịa án). Cịn đối với BLTTHS Việt Nam thì ngồi ba cơ quan nói trên, cịn quy định cho một số cơ quan khác có thẩm quyền khởi tố như Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư, đơn vị Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển…

Việc phân định thẩm quyền khởi tố giữa Tòa án, VKS, Cơ quan công an được tiến hành như sau: (i) VKS sẽ khởi tố, điều tra vụ án hình sự về tội tham ô, tội xâm phạm quyền công dân như giam giữ bất hợp pháp, tra tấn…, các tội lạm dụng chức vụ quyền hạn của công chức; (ii) Tòa án sẽ trực tiếp thụ lý khởi tố vụ án đối với những tội phạm thực hiện trên phạm vi lãnh thổ mình quản lý hoặc nơi người thực hiện hành vi phạm tội cư trú hoặc các vụ án thuộc tư tố, nạn nhân có thể trực tiếp đến tịa án để khiếu kiện; (iii) Cơ quan Công an sẽ tiến hành khởi tố điều tra những vụ án không thuộc thẩm quyền khởi tố của Tòa án và VKS.151

Như vậy, căn cứ phân định thẩm quyền KTVAHS theo BLTTHS Trung Quốc là theo phạm vi lãnh thổ, theo từng loại tội danh và theo chức năng của từng cơ quan. Việc phân định thẩm quyền rạch ròi sẽ nâng cao trách nhiệm và hiệu quả của các cơ quan có thẩm quyền.

Tóm lại, việc so sánh các quy định về thẩm quyền KTVAHS giữa các nước có những nét tương đồng về hình thức chính thể, mơ hình tố tụng, bộ máy nhà nước

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)