Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện quy định về thẩm

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 81 - 86)

quyền khởi tố vụ án hình sự

3.2.1 Nguyên nhân từ quy định của pháp luật

Thứ nhất, vấn đề gây tranh luận nhiều nhất là vấn đề thẩm quyền KTVAHS

của HĐXX hay còn gọi là thẩm quyền KTVAHS của Tòa án. Điều 18 BLTTHS 2015 ghi nhận nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự với nội dung:

“Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội. Khơng được khởi tố vụ án ngồi những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”. Cụ thể hóa nguyên tắc này, khoản 4 Điều

153 BLTTHS 2015: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm

sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tịa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm”.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì Tịa án là một trong những cơ quan có thẩm quyền KTVAHS. Theo Luật tổ chức TAND năm 2014 thì Tịa án thực hiện chức năng xét xử và có chức năng thực hiện quyền tư pháp172. Chức năng KTVAHS là chức năng thuộc nhóm các chức năng buộc tội. Có thể thấy rằng, theo quy định của Hiến pháp – văn bản có giá trị pháp lí cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam thì Tồ án khơng thực hiện chức năng buộc tội. Việc quy định Tịa án có thẩm quyền khởi tố vụ án trong BLTTHS là không thống nhất với Hiến pháp và Luật tổ chức TAND về chức năng của Tòa án. Việc quy định như Hiến pháp và Luật tổ chức TAND là đảm bảo cho Tịa án có điều kiện tốt nhất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, tập trung xét xử dựa trên những chứng cứ hợp pháp, thông qua xét xử tại phiên tòa để quyết định rằng ai là người có tội hay khơng có tội và có phải

171 Thống kê kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành kiểm sát nhân dân năm 2018 của Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tr. 3,4.

chịu hình phạt hay khơng173. Quy định như vậy cũng nhằm đảm bảo nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Đây cũng là một nguyên tắc cốt lõi của nền tư pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Một vấn đề nữa đặt ra khi quy định cho HĐXX có thẩm quyền khởi tố vụ án là việc khởi tố này tác động như thế nào đến quyền của bị can (có thể sau này là bị cáo) khi chủ thể khởi tố vụ án cũng chính là chủ thể có thẩm quyền xét xử chính vụ án đó (nếu việc khởi tố vụ án của HĐXX là có căn cứ)174. Thực tiễn như đã phân tích ở mục 3.1.2, phần hạn chế trong việc thực hiện quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án, hiện nay chưa có số liệu thống kê về việc Tịa án tự mình thực hiện quyền KTVAHS. Lí do Tịa án khơng thực hiện thẩm quyền khởi tố mặc dù BLTTHS có quy định cho Tịa án thẩm quyền này là vì:175

Một là, muốn ra được quyết định KTVAHS cần phải tiến hành hoạt động

kiểm tra, xác minh các thơng tin về tội phạm để xác định có dấu hiệu tội phạm hay khơng. Việc này địi hỏi phải có thời gian và phải tiến hành nhiều hoạt động khác nhau, có thể là những hoạt động rất phức tạp để củng cố hồ sơ, chứng cứ, tài liệu. Hơn nữa, việc quyết định khởi tố cũng rất khó chính xác nếu chưa kiểm tra, xác minh lại những thông tin về tội phạm và người phạm tội mới chỉ được phản ánh qua lời khai của người tham gia tố tụng hoặc những tài liệu đã có trong hồ sơ, thì việc kiểm tra xác minh lại các thông tin này bằng các hoạt động ngoài phiên tòa cũng khiến việc đưa ra quyết định khởi tố vụ án khó khăn hơn. Hai là, quyết định khởi tố vụ án này là quyết định không liên quan đến nội dung vụ án đang xét xử, vì quyết định này khơng phải là một nội dung của vụ án mà HĐXX phải giải quyết tại phiên tòa, nếu HĐXX ra quyết định khởi tố vụ án nghĩa là HĐXX phải tập trung vào việc kiểm tra, xác minh nguồn thông tin về tội phạm mới hoặc người phạm tội mới để đảm bảo quyết định khởi tố vụ án của mình là có căn cứ. Việc này sẽ ảnh hưởng đến chức năng chính của Tịa án là xét xử. Vụ án được VKS truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử, nên việc ra quyết định khởi tố vụ án ngay tại phiên tịa gây khó khăn cho chính Tịa án bởi những lí do chuyên môn và nghiệp vụ. Ba là,

173 Nguyễn Văn Vinh (2012), “Về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, (19), tr. 51.

174 Có thể khơng cùng một HĐXX nhưng dù thẩm phán nào được phân cơng xét xử vụ án đó thì chủ thể thực hiện thẩm quyền khởi tố vẫn là Tòa án nên sẽ không khách quan.

175 Khởi tố vụ án hình sự - Một số tồn tại, bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện,

http://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi& ListId=75a8df79-a725-4fd5-9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6-

4bd81e36adc9&ItemID=1817&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3 (truy cập lần cuối vào ngày 10/08/2019).

BLTTHS 2015 không quy định cụ thể về HĐXX cấp nào có thẩm quyền khởi tố: HĐXX cấp sơ thẩm hay HĐXX cấp phúc thẩm. Điều này dẫn đến có những cách hiểu khác nhau, trong đó có nhiều quan điểm cho rằng chỉ có HĐXX cấp sơ thẩm mới có thẩm quyền khởi tố. Tuy nhiên, theo cách hiểu chủ quan của tác giả thì dù ở cấp xét xử nào nếu "qua việc xét xử tại phiên tòa" mà phát hiện có việc "bỏ lọt tội phạm" đều có quyền ra quyết định KTVAHS. Quyết định KTVAHS của HĐXX có thể bị VKS kháng nghị đề nghị Tòa án cấp trên xét lại quyết định này176. Vấn đề đặt ra là nếu HĐXX của các TAND cấp cao ra quyết định KTVAHS mà bị VKS kháng nghị thì khơng có cấp Tịa án nào xem xét kháng nghị này vì Tịa án cấp trên của TAND cấp cao là TANDTC theo Luật Tổ chức Tịa án nhân dân năm 2014 khơng có chức năng xét xử theo thủ tục phúc thẩm (khoản 1 Điều 20)177.

Thứ hai, BLTTHS 2015 chưa quy định rõ ràng về việc xác định thẩm quyền

KTVAHS giữa các CQĐT thuộc các ngành khác nhau và giữa các CQĐT trong cùng một ngành. Việc phân định thẩm quyền theo cấp của các CQĐT (cấp huyện, tỉnh, trung ương), theo hệ thống hay còn gọi là CQĐT thuộc các ngành khác nhau (CQĐT trong CAND, QĐND, VKSND) và phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa được rõ ràng. Cụ thể như đã phân tích về các quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố ở Chương 2 của Luận văn này, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan được quy định ở từng điều luật riêng rẽ, rời rạc, chủ yếu nằm ở LTCCQĐTHS 2015. Việc quy định thẩm quyền KTVAHS hiện nay chủ yếu dưới dạng liệt kê, chưa thể hiện tính hệ thống và có căn cứ cụ thể.

Ngồi ra, có một điểm đáng lưu ý là BLTTHS 2015 cũng chưa phân định rõ ràng thẩm quyền KTVAHS (chỉ quy định về điều tra, không quy định khởi tố). Việc thẩm quyền KTVAHS được xác định dựa trên dẫn chiếu theo thẩm quyền điều tra, mà thẩm quyền điều tra lại phần nào dựa trên thẩm quyền xét xử là chưa hợp lý. Lấy ví dụ, CQĐT trong QĐND điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự178. Trong quá trình TTHS thì giai đoạn điều tra luôn là giai đoạn được tiến hành trước giai đoạn xét xử. Khi tiến hành điều tra, CQĐT sẽ khơng chú ý tới việc vụ án đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nào mà chỉ xem xét, đánh giá

176 Thời gian xét lại có thể bao gồm thời hạn chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp trên, thời hạn mở phiên họp, thời hạn chuyển hồ sơ về lại Tòa án cấp dưới để giao cho Viện kiểm sát quyết định hoạt động điều tra. Nếu Tòa án cấp trên bác kháng nghị của Viện kiểm sát (nghĩa là quyết định khởi tố của HĐXX có hiệu lực) thì đã trải qua một thời gian tương đối dài. Điều đó khơng đảm bảo yếu tố kịp thời trong đấu tranh, xử lý hành vi phạm tội như mục tiêu đặt ra khi giao cho HĐXX thẩm quyền khởi tố vụ án.

177 Phùng Bá Thắng (2019), tlđd (111), tr. 30.

tội phạm đó có thuộc thẩm quyền điều tra của mình, CQĐT cấp trên hay CQĐT ngành khác hay khơng. Chính vì lẽ đó, việc quy định thẩm quyền điều tra quyết định thẩm quyền xét xử sẽ hợp lý hơn. Nghĩa là khi KTVAHS là xác định xem vụ án đó thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT nào rồi từ đó xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án.

Thứ ba, quy định về thẩm quyền khởi tố của VKS tại Điều 153 BLTTHS

2015 không rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu. Mặt khác, quy định tại khoản 8 Điều 165 BLTTHS 2015: “Khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm” đã mâu thuẫn và chồng lấn thẩm

quyền với CQĐT thuộc VKSNDTC. Nếu người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ thì thẩm quyền khởi tố vụ án là của CQĐT thuộc VKSNDTC với tư cách là CQĐT có thẩm quyền điều tra.

3.2.2 Nguyên nhân từ phía cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng kém hiệu quả đó là

phương tiện, cơ sở vật chất hỗ trợ cho công tác tiếp nhận thơng tin về tội phạm cịn nghèo nàn, thiếu thốn. Với quy định cơ quan nào trưng cầu giám định, cơ quan đó trả chi phí giám định, thế nhưng với VKS thì chi phí này nằm trong tổng mức kinh phí khốn chi hằng năm, do đó đã dẫn tới hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm hoặc trả hồ sơ để cơ quan thụ lý trước đó giám định hoặc cấp giấy giới thiệu cho người tham gia tố tụng đến tổ chức giám định và người được trưng cầu giám định sẽ phải trả phí179. Chính vì những lí do này mà q trình xử lý thơng tin chậm chạp, thiếu tính chính xác và khơng kịp thời.

Thứ hai, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền KTVAHS chưa

thật sự hiệu quả, điều này biểu hiện rõ ở mối quan hệ giữa VKS và CQĐT. Như đã phân tích ở mục 3.1.2 về hạn chế trong việc thực hiện quy định về thẩm quyền KTVAHS, về mặt hình thức thì VKS có quyền buộc CQĐT thực hiện những yêu cầu của mình nhưng những hoạt động điều tra theo chun mơn, chun sâu thì đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT. Việc hai cơ quan này “kiêng nể” nhau là việc khó tránh khỏi, cũng như việc một cơ quan phụ

thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan còn lại là điều đương nhiên. Cơ chế phối hợp giữa hai cơ quan này chưa hiệu quả còn biểu hiện ở chỗ việc đánh giá, xác định dấu hiệu tội phạm để KTVAHS. Việc VKS hủy quyết định không KTVAHS của CQĐT cũng như quyết định khởi tố của Cơ quan này vẫn còn nhiều.

Thứ ba, việc giám sát, chỉ đạo hoạt động KTVAHS của VKS chưa thật sự

được chú trọng. Minh chứng cho điều này là hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử, kiểm sát điều tra được chú trọng hơn, mặc dù kiểm sát KTVAHS có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo hiệu quả của việc giải quyết vụ án. Vì khởi tố là giai đoạn đầu tiên của quá trình TTHS, trước cả giai đoạn điều tra và xét xử. Chính vì hoạt động kiểm sát khởi tố, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm chưa đạt hiệu quả nên mới dẫn đến các vụ án oan sai, bỏ lọt tội phạm như đã phân tích ở phần hạn chế nêu trên.

Thứ tư, nguyên nhân chủ quan không thể không kể đến làm giảm hiệu quả

của hoạt động thực thi thẩm quyền KTVAHS là nguyên nhân đến từ con người. Đầu tiên là nhận thức của cán bộ trong các cơ quan có thẩm quyền KTVAHS như Điều tra viên, Kiểm sát viên… Việc không nhận thức đúng tầm quan trọng của giai đoạn KTVAHS đã khiến cho việc khởi tố đi chệch hướng, ảnh hưởng đến các giai đoạn sau làm cho việc truy tố, xét xử không đúng người, đúng tội. Ngoài ra, thái độ làm việc của những người này cũng đóng một vai trị quan trọng. Việc khởi tố sai, điều tra chệch hướng sẽ gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, làm tốn thời gian, tiền bạc, công sức trong việc thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo. Và quan trọng hơn hết là việc khởi tố sai có thể làm giảm hiệu quả cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm vì khởi tố là giai đoạn đầu tiên để thu thập chứng cứ, rất có thể các chứng cứ quan trọng đối với vụ án đã bị tiêu hủy.

Thứ năm, trình độ nghiệp vụ và năng lực yếu kém của cán bộ thực hiện

nhiệm vụ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các bất cập trong việc thực thi thẩm quyền khởi tố hiện nay. Theo báo cáo tổng kết ngành kiểm sát nhân dân năm 2018 thì nhìn chung năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của một bộ phận Kiểm sát viên, cơng chức cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ toàn ngành đã đặt ra180. Một số cán bộ cịn hành chính hóa các quan hệ hình sự, nhầm lẫn giữa các tội danh như giết người với giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản… Hơn nữa, một số kiểm sát viên không biết về nghiệp vụ điều tra và khi kiểm sát điều tra chủ yếu là phát hiện và khắc phục các thiếu sót về tố tụng hiện nay vẫn còn tồn tại181.

Thứ sáu, lực lượng điều tra viên và kiểm sát viên không đủ người để thực

hiện hoạt động điều tra, phân tích, xử lý thơng tin để KTVAHS dẫn đến việc điều tra qua loa, sơ sài đã gây nên tình trạng bỏ lọt tội phạm, làm oan người vơ tội khi chứng cứ chưa đủ đã tiến hành khởi tố vụ án sau đó ép cung, mớm cung bắt bị can nhận tội182. Mặt khác, vấn đề đạo đức cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Thu nhập thấp có thể khiến cho một số Kiểm sát viên, Điều tra viên không kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm, dễ dàng bị mua chuộc, làm giảm uy tín và hiệu quả của cơ quan thực thi pháp luật. Số liệu của Bộ Công an trong báo cáo tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ chính trị, lực lượng CSĐT có 24.454 cán bộ với 10.140 điều tra viên183.

Tóm lại, nguyên nhân từ phía các cơ quan có thẩm quyền KTVAHS cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc làm giảm hiệu quả của hoạt động phịng chống tội phạm nói chung và hoạt động khởi tố vụ án nói riêng.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)