3.1 Thực tiễn thực hiện quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
3.1.2 Hạn chế trong việc thực hiện quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án
sự
Thứ nhất, hoạt động KTVAHS của HĐXX (gọi tắt là Tòa án) và của các cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra còn bộc lộ một số hạn chế. CQĐT là cơ quan chủ yếu thực hiện hoạt động KTVAHS trong khi đó VKS, Tịa án và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án với số lượng không đáng kể.
Tương tự, các CQĐT trong QĐND và CQĐT của VKSNDTC, VKSQSTW khởi tố với số lượng khá khiêm tốn so với tổng số vụ án được khởi tố mỗi năm. Chẳng hạn, CQĐT của VKSNDTC chỉ khởi tố từ 10 đến 15 vụ mỗi năm. Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hằng năm cũng có KTVAHS nhưng số lượng khơng nhiều. Số liệu thống kê cho thấy lực lượng Hải quan trong 6 năm gần đây khởi tố 62 vụ, trung bình 1 năm khởi tố xấp xỉ 10 vụ; lực lượng Kiểm lâm khởi tố trung bình 300 đến 400 vụ một năm.156
155 Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019 của các Tịa án, tr. 3.
Như vậy, có thể nhận thấy, CQĐT khởi tố khoảng 95% đến 97% tổng số các vụ án đã được khởi tố, VKS và các cơ quan khác dược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chỉ khởi tố khoảng 5% đến 3% còn lại157. Đối với Tòa án, mặc dù BLTTHS 2015 quy định cho HĐXX có quyền ra quyết định KTVAHS khi thơng qua việc xét xử tại phiên tịa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm nhưng HĐXX rất ít khi thực hiện quyền này trên thực tế.
Theo ông Nguyễn Quang Lộc, Chánh văn phòng TANDTC – đơn vị có nhiệm vụ quản lý, thống kê, lưu trữ các số liệu của ngành Tòa án, thực tế ngành Tịa án khơng có số liệu về trường hợp HĐXX ra quyết định KTVAHS, mà nếu xét thấy có căn cứ để khởi tố thì chủ yếu là yêu cầu VKS khởi tố. Vì vậy, TANDTC khơng đặt ra tiêu chí thống kê về số vụ án được HĐXX khởi tố hay yêu cầu VKS khởi tố trong các biểu mẫu thống kê hằng năm.158
Thứ hai, trong thực tế, VKS trực tiếp ra quyết định KTVAHS không nhiều.
VKS chỉ ra quyết định KTVAHS đối với các sự kiện pháp lý, các hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền điều tra của một số Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra159; hoặc trong những trường hợp có nhận thức, đánh giá chứng cứ khác nhau giữa CQĐT và VKS. Ví dụ hành vi phạm tội được quy định tại các chương tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra còn lẫn lộn trong việc xử lý (hành chính hoặc hình sự). Và trong các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, xác định có lỗi hỗn hợp, CQĐT thường ra quyết định xử lý hành chính.160
Thứ ba, vấn đề khởi tố sai thẩm quyền vẫn còn xảy ra trong thực tiễn. Điều này có thể được minh chứng qua các vụ án sau:
Vụ án thứ nhất, là vụ án phân bón “rởm” ở Sóc Trăng. Tháng 3/2016, Giám
đốc Sở Công Thương quyết định thành lập Đồn kiểm tra liên ngành do ơng Châu Hồi Phương làm Trưởng đồn, cịn có Phó trưởng đồn và các thành viên khác, trong đó có ơng Ung Văn Thanh. Ngày 13/4/2016 kiểm tra tại Doanh nghiệp tư nhân Hồ Mỹ Nhiên (thị xã Ngã Năm). Q trình kiểm tra, Đồn phát hiện khơng có
157 Vụ Cơng tác lập pháp Văn phịng Quốc hội – Viện Khoa học kiểm sát (2003), Những sửa đổi cơ
bản của BLTTHS năm 2003, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 145.
158 Phạm Thái, tlđd (12), tr. 133, 134.
159 Báo cáo tổng kết công tác của ngành kiểm sát nhân dân năm 2018, tr. 31.
160 Vũ Viết Tuấn (2009), “Về thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc khởi tố vụ án hình sự”, Tạp
hồ sơ “cơng bố hợp quy” 200 bao phân bón (3 loại) do Tập đồn Con Cị Vàng sản xuất nên lấy mẫu đi giám định. Kết quả giám định lần đầu, phân bón khơng đạt chỉ tiêu chất lượng. Ngày 10/5/2016, Đồn kiểm tra thơng báo kết quả kiểm nghiệm. Chủ doanh nghiệp không đồng ý, đề nghị giám định lần hai. Ngày 13/6/2016, Đồn họp cơng bố kết quả kiểm nghiệm 3 mẫu phân bón lần hai, trong đó có hàm lượng đạt, có hàm lượng vượt, có hàm lượng chưa đạt. Tại buổi họp, Tập đồn Con Cị Vàng có đơn khiếu nại, yêu cầu đưa đi giám định lần 3 vì cho rằng việc thu mẫu chưa đúng, quá trình vận chuyển, bảo quản phân bón chưa đúng kỹ thuật. Ơng Phương tiến hành họp Đồn và thống nhất ý kiến đưa đi kiểm nghiệm lần 3. Ngày 10/8/2016, kết quả kiểm nghiệm lần 3 tại Trung tâm khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam Bộ cho thấy ba mẫu phân bón đạt chất lượng. Đoàn thống nhất tháo niêm phong, trả phân bón cho doanh nghiệp. Ngày 5/11/2016, ơng Đinh Cơng Hồng, nguyên Đội trưởng Đội QLTT số 2, là cấp dưới của ơng Phương, có đơn tố cáo ơng Phương đến Sở Cơng Thương vì cho rằng có sai phạm trong việc trả phân bón nêu trên. Ngày 26/12/2016 Sở chuyển hồ sơ đến Cơ quan ANĐT tỉnh Sóc Trăng. Ngày 5/6/2017, Cơ quan ANĐT khởi tố vụ án, khởi tố bắt giam bị can với ông Phương và ông Thanh về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Hơn nửa năm sau, ngày 29/12/2017, CQĐT chuyển tội danh sang “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.161 Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 LTCCQĐTHS 2015 thì vụ án này khơng thuộc thẩm quyền khởi tố, điều tra của Cơ quan ANĐT cấp tỉnh, cụ thể là: “Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại
Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân; tiến hành Điều tra vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân cơng của Bộ trưởng Bộ Cơng an”. Hay nói cụ
thể hơn, vụ án này không thuộc thẩm quyền khởi tố của các CQĐT thuộc nhánh ANĐT. Vì những lẽ trên, việc thụ lý điều tra vụ án này thuộc về cơ quan CSĐT nên kết luận điều tra bị vô hiệu162.
161 Đông Phong (09/07/2019), Vụ “phân bón rởm” ở Sóc Trăng: Thêm chứng cứ Cơ quan điều tra vi phạm Luật giám định tư pháp, https://baophapluat.vn/ban-doc/vu-phan-bon-rom-o-soc-trang-them-chung-
cu-co-quan-dieu-tra-vi-pham-luat-giam-dinh-tu-phap-460615.html (truy cập lần cuối vào ngày 18/09/2019).
162 Bùi Yên (02/07/2019), Ngày xét xử thứ 5 kỳ án 'phân bón rởm' ở Sóc Trăng: Sai sót từ gốc khi CQĐT thụ lý, điều tra sai thẩm quyền?, https://baophapluat.vn/ban-doc/ngay-xet-xu-thu-5-ky-an-phan-bon-
rom-o-soc-trang-sai-sot-tu-goc-khi-cqdt-thu-ly-dieu-tra-sai-tham-quyen-459512.html (truy cập lần cuối vào ngày 18/09/2019).
Vụ án thứ hai, là vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của
các tổ chức tín dụng” tại Agribank Cần Thơ, vụ án này đã bước sang năm thứ tư. Ngày 24/12/2015, Cơ quan ANĐT - Công an TP. Cần Thơ ra quyết định KTVAHS số 09/QĐ về tội “Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” tại Agribank Cần Thơ. Từ tháng 12/2015 đến tháng 8/2018, Cơ quan này lần lượt khởi tố, bắt tạm giam các bị can Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, Phạm Tường Thi, Nguyễn Văn Đạt (là giám đốc doanh nghiệp và nhân viên kinh doanh - bên đi vay); Trần Huy Liệu, Bùi Tuấn Anh và Lê Thanh Hải (là các cán bộ Agirbank Cần Thơ - bên cho vay). Đồng thời tiến hành điều tra về các tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139; “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo Điều 179 BLHS năm 1999. Như đã phân tích trên, Cơ quan ANĐT khơng có thẩm quyền khởi tố và điều tra tội phạm thuộc các tội danh nêu trên. Việc khởi tố và điều tra như trong trường hợp này là sai thẩm quyền, vi phạm thủ tục tố tụng.
Vụ án thứ ba, là vụ án nữ việt kiều bị hành hung giữa chợ tại Nhơn Trạch –
Đồng Nai. 8 giờ 30 phút ngày 7/10/2018, bà Nguyễn Thị Diện (sinh năm 1954, quốc tịch Hà Lan) đi bộ ra chợ Phước An, huyện Nhơn Trạch. Tại chợ, bà Nguyễn Kim Lãnh (sinh năm 1957, mẹ bà Điệp) chạy đến dùng tay tấn công vào mặt bà Diện. Ngoài ra, bà Diện tố giác con gái bà Lãnh là Nguyễn Ngọc Điệp (sinh năm 1994, ngụ ấp Vũng Gấm, xã Phước An) dùng ghế tấn công. Hậu quả bà Diện bị thương đến mức phải nhập viện cấp cứu. Cơ quan CSĐT huyện Nhơn Trạch đã thụ lý rồi ra thông báo không khởi tố vụ án.163 Đại tá Phan Văn Cầm, Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai ký Văn bản số 509/TC-PC01 ngày 19/4/2019 thể hiện quan điểm về vụ án. Theo đó, Văn phịng Cơ quan CSĐT nhận định: Cơ quan CSĐT Công an huyện Nhơn Trạch thụ lý giải quyết là không đúng thẩm quyền (theo quy định tại điểm b, khoản 5, điều 163 BLTTHS 2015) vì bà Nguyễn Thị Diện là người nước ngồi có quốc tịch Hà Lan. Để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai yêu cầu huyện chuyển hồ sơ vụ việc lên tỉnh.164 Trong vụ án nêu trên, bị hại là người mang quốc tịch Hà Lan, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 268 BLTTHS 2015 vụ án này có yếu tố
163 An Dương (14/05/2019), Vụ Việt kiều bị hành hung giữa chợ tại Nhơn Trạch – Đồng Nai,
http://congly.vn/phap-luat/ho-so-vu-an/vu-viet-kieu-bi-hanh-hung-giua-cho-tai-nhon-trach-dong-nai-dieu-tra- sai-tham-quyen-298576.html (truy cập lần cuối vào ngày 18/09/2019).
nước ngoài, thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh165. Như đã phân tích tại Chương 2, thẩm quyền khởi tố hiện nay đi theo thẩm quyền điều tra, thẩm quyền điều tra lại được suy ra từ thẩm quyền xét xử của Tòa án. Vậy, vụ án này phải thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT Công an tỉnh. Việc CQĐT huyện thụ lý và ra thông báo không khởi tố là sai thẩm quyền.
Vụ án thứ tư, là vụ án “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường
thủy không bảo đảm an toàn” do CQĐT cơng an TP Hồ Chí Minh khởi tố ngày 04/09/2013. Công ty Việt Séc là đơn vị đóng tàu bằng vật liệu PPC. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc thiết kế, đóng và đăng kiểm loại phương tiện này. Dù vậy, tháng 3/2013, ông Đảo đã ký hợp đồng bán cho Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2 tàu, trong đó có tàu BP 12-04-02 (hai tàu này sau đó được đưa trở lại Cơng ty để lắp thêm thiết bị). Cuối tháng 7/2013, Công ty sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam (PV PIPE) tổ chức đưa 71 nhân viên đi chơi tại khu du lịch Đảo Xanh (Vũng Tàu) cho đến ngày 2/8/2013. Nhận được hợp đồng này, ông Quyết hỏi mượn ông Đảo 2 tàu để đưa người từ Tiền Giang về Vũng Tàu. Chiều 2/8/2013, ba chiếc tàu sang Tiền Giang đón khách. Đến 18h cùng ngày, 3 tàu rời Tiền Giang về Vũng Tàu, trong đó tàu BP 12-04-02 chở 28 khách, hai tàu còn lại chở lần lượt 17 và 21 khách. Tuy nhiên, vào lúc 19h ngày 2/8/2013, tàu BP 12- 04-02 bị lật khi đi qua vùng biển xã Long Hòa, huyện Cần Giờ khiến 9 người thiệt mạng.166 CQĐT Công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố vụ án này là sai thẩm quyền bởi vì căn cứ theo Thông tư Liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BQP-BCA ngày 18/04/2005 thì vụ án này thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, như vậy, thẩm quyền khởi tố, điều tra cũng sẽ thuộc các CQĐT trong QĐND. Ngày 29/4/2014 các cơ quan tố tụng của thành phố Hồ Chí Minh đã có cuộc họp liên ngành khẳng định vụ án này thuộc thẩm quyền của Cơ quan ĐTHS Bộ quốc phòng (bút lục 296 - Hồ sơ vụ án)167. Vì vậy, CQĐT Cơng an thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố sai thẩm quyền.
165 Kinh nghiệm giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngồi, https://kiemsat.vn/kinh-nghiem-giai- quyet-vu-an-hinh-su-co-yeu-to-nuoc-ngoai-46783.html (truy cập lần cuối vào ngày 18/09/2019).
166 Nguyễn Cường (2018), Tuyên án vụ chìm tàu 9 người chết ở Cần Giờ: Hai bị cáo được hưởng án
treo, https://baomoi.com/tuyen-an-vu-chim-tau-9-nguoi-chet-o-can-gio-hai-bi-cao-duoc-huong-an- treo/c/28741305.epi (truy cập lần cuối vào ngày 18/09/2019).
167 Phạm Khoa – Thành Luân (2016), Vụ án chìm ca nơ ở TP Hồ Chí Minh: Cơ quan điều tra có lạm
quyền?, https://www.phapluatplus.vn/ho-so/vu-an-chim-ca-no-o-tp-ho-chi-minh-co-quan-dieu-tra-co-lam- quyen-d8841.html (truy cập lần cuối vào ngày 18/09/2019).
Thứ tư, về tình hình tội phạm ẩn hiện nay cũng đặt ra một thách thức lớn đối
với cơ quan có thẩm quyền KTVAHS. Tội phạm ẩn là khái niệm chỉ một phần trong tổng thể các tội phạm đã xảy ra trong một thời gian và trên một địa bàn nhất định mà chưa được các cơ quan bảo vệ pháp luật (CQĐT, VKS, Tòa án, các cơ quan khác của cơng an có chức năng tiếp nhận tin tố giác và phát hiện tội phạm) phát hiện về sự kiện nói chung hoặc chưa nhận biết về sự kiện, hành vi đã phát hiện là tội phạm168. Theo thơng tin hiện có, chỉ riêng đối với thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 20.000 người nghiện heroin; ước tính 1 người dùng 2 tép heroin 1 ngày (tương đương 0.059g x 2= 0,118g); 1 ngày, 20.000 người cần: 0,118 x 20.000 = 2,36 ký heroin; 1 năm cần: 2,36 x 365 ngày = 861,4 ký heroin. Cuối năm 2017, cơ quan công an chỉ thu giữ được 27,7 ký heroin, chiếm 3.2% nhu cầu trên thực tế169. Như vậy theo số liệu nói trên, chỉ riêng đối với tội phạm ma túy, độ ẩn của tội phạm là rất cao (ẩn cấp độ IV). Việc tìm ra và khởi tố vụ án đối với loại tội phạm này là một việc vơ cùng khó khăn. Đặc biệt đối với các tội phạm tham nhũng, mức độ ẩn lại càng cao hơn so với các loại tội phạm khác, nhiều vụ án gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng, kéo dài nhiều năm mới bị phát hiện, đưa ra khởi tố và xử lí170. Việc tìm ra chứng cứ, dữ liệu để khởi tố vụ án đã khó khăn, việc thực hiện thẩm quyền KTVAHS cũng là một vấn đề nan giải khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hời hợt, khơng tích cực chủ động tiến hành khởi tố và điều tra các đối tượng “đặc biệt” này.
Thứ năm, vẫn cịn xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm khi nhiều vụ việc có dấu
hiệu tội phạm nhưng CQĐT lại không ra quyết định KTVAHS. Thông qua hoạt động kiểm sát việc khởi tố, VKS đã phát hiện và yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc VKS tự mình khởi tố vụ án. Bằng chứng là theo số liệu thống kê của Cục thống kê tội phạm và Cơng nghệ thơng tin của VKSNDTC năm 2018 thì số vụ VKS hủy quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT là 86 vụ (so với năm 2017 có sự gia tăng, năm 2017 con số này là 49 vụ). Mặt khác, số vụ VKS yêu cầu CQĐT khởi tố điều tra là 754 vụ (năm 2017 con số này là 565 vụ); số vụ VKS tự mình khởi tố và yêu cầu
168 Lê Thế Tiệm - Phạm Tự Phả (1994), Tội phạm ở Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải