Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 45 - 52)

2.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩm quyền khở

2.2.1 Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra

Theo quy định tại Điều 5 của LTCCQĐTHS 2015 thì CQĐT trong CAND bao gồm có Cơ quan CSĐT và Cơ quan ANĐT73. CQĐT trong QĐND bao gồm Cơ quan ANĐT và Cơ quan ĐTHS74. CQĐT của VKSNDTC gồm CQĐT của VKSNDTC và CQĐT của VKSQSTW75.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra

Trước khi tìm hiểu về CQĐT thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân (LLCSND), cần nắm được vị trí và chức năng của ngành CAND. Theo quy định tại Luật Công an nhân dân năm 2018 thì: “Cơng an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm

nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an

73 Khoản 1, 2 Điều 5 LTCCQĐTHS 2015.

74 Khoản 1, 2 Điều 6 LTCCQĐTHS 2015.

tồn xã hội, đấu tranh phịng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”76. CAND có thể được xem là lực lượng nịng cốt trong sự nghiệp bảo vệ trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia Việt Nam. CQĐT trực thuộc lực lượng này có thẩm quyền KTVAHS, thực hiện các hoạt động điều tra hình sự và đề nghị truy tố người phạm tội theo đúng quy định của pháp luật hình sự và TTHS.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 LTCCQĐTHS 2015 thì CQĐT thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân được tổ chức như sau: “Cơ quan Cảnh sát điều

tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện)”.

Dựa trên các căn cứ phân định thẩm quyền khởi tố đã phân tích ở mục 1.3, Chương 1 thì CQĐT quyết định KTVAHS đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý. Cụ thể, Cơ quan CSĐT của Bộ Công an được quyền tiến hành khởi tố và điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại77. Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh khởi tố và tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 21 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngồi nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra78. Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện khởi tố và tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến

76 Điều 3 Luật Công an nhân dân năm 2018.

77 Khoản 2 Điều 19 LTCCQĐTHS 2015..

Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của CQĐT VKSNDTC và Cơ quan ANĐT của CAND79.

Mặt khác, xem xét thẩm quyền khởi tố được quy định thành một điều luật riêng trong BLTTHS 2015 thì CQĐT quyết định KTVAHS đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết80. Như vậy, luật không trực tiếp quy định CQĐT được quyền khởi tố trong trường hợp nào mà quy định theo cách loại trừ thẩm quyền khởi tố của các cơ quan khác. Chỉ có thể suy ra bằng hoạt động thực tiễn là thẩm quyền khởi tố vụ án gắn liền với thẩm quyền điều tra của các CQĐT đã nêu ở đoạn trên. Theo quy định của LTCCQĐTHS 2015, thì căn cứ để phân định thẩm quyền KTVAHS của các Cơ quan CSĐT các cấp là rất nhiều. Ví dụ, Cơ quan CSĐT Bộ Cơng an tiến hành khởi tố và điều tra các loại tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất phức tạp. Trong khi đó, thẩm quyền khởi tố của Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh được khởi tố và điều tra hầu hết các loại tội phạm được quy định trong BLHS 2015 mà những tội này thuộc thẩm quyền xét xử của TAND tỉnh, thành phố thuộc trung ương hoặc những tội thuộc thẩm quyền của Cơ quan CSĐT cấp huyện mà Cơ quan CSĐT cấp tỉnh lấy lên để khởi tố, điều tra. Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện thì lại được khởi tố và điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện (thẩm quyền khởi tố theo thẩm quyền xét xử của Tịa án).

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan An ninh điều tra

An ninh là trạng thái bình yên của xã hội, của nhà nước, sự ổn định vững chắc của chế độ chính trị xã hội. An ninh quốc gia bao gồm an ninh đối nội, an ninh đối ngoại, an ninh về tất cả các lĩnh vực chính trị kinh tế, quốc phịng, văn hóa, xã hội, trong đó chủ yếu có an ninh chủ quyền độc lập, an ninh lãnh thổ. Các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia được quy định là các tội nguy hiểm nhất trong các tội hình sự và có khung hình phạt cao nhất81. Lực lượng an ninh nhân dân là một bộ phận của lực lượng CAND có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh

79 Khoản 2 Điều 21 LTCCQĐTHS 2015.

80 Khoản 1 Điều 153 BLTTHS 2015.

81 https://nganhangphapluat.thukyluat.vn/tu-van-phap-luat/van-hoa--xa-hoi/an-ninh-la-gi-122259 (truy cập lần cuối vào ngày 27/05/2019).

quốc gia82. Lực lượng an ninh nhân dân có thể nói là lực lượng nịng cốt bảo vệ an ninh biên giới, an ninh các khu vực xung yếu về mặt chính trị, an ninh quốc phịng, kinh tế, văn hóa và xã hội. Nhiệm vụ của Cơ quan ANĐT là phát hiện tội phạm, khởi tố vụ án, điều tra và đề nghị truy tố các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và các tội pham khác theo quy định của pháp luật83.

Tổ chức bộ máy của Cơ quan ANĐT bao gồm hai nhánh: Cơ quan ANĐT Bộ Công an; Cơ quan ANĐT Công an cấp tỉnh84. Cơ quan ANĐT sẽ được quyền khởi tố và điều tra đối với các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phạm khác đã được quy định85.

Như vậy, có thể nhận thấy, căn cứ phân định thẩm quyền khởi tố trong trường hợp này lại xuất phát từ chức năng của cơ quan thuộc nhánh ANĐT. Theo đó, Cơ quan ANĐT sẽ điều tra các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và các loại tội phạm có tầm vĩ mơ, diễn ra với quy mơ rộng, có tính chất phức tạp cao. Các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia là các tội phạm có tính chất nguy hiểm lớn nhất trong số các loại tội phạm được quy định tại BLHS 2015. Chính vì lẽ đó, việc phân định thẩm quyền khởi tố các tội danh này một cách rõ ràng và giao về cho cơ quan ANĐT trực tiếp tiến hành khởi tố và điều tra loại tội phạm này là một cách thức nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động TTHS, góp phần ngăn chặn và phát hiện kịp thời loại tội phạm nguy hiểm này.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra thuộc Quân đội nhân dân

Theo Điều 6 Luật Tổ chức điều tra hình sự năm 2015 thì CQĐT thuộc QĐND cũng được chia làm hai nhánh Cơ quan ANĐT và Cơ quan ĐTHS. Nhánh Cơ quan ANĐT gồm có: Cơ quan ANĐT Bộ Quốc phịng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương. Nhánh Cơ quan ĐTHS gồm có: Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phịng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực.

82 Khoản 1 Điều 2 Luật Công an nhân dân năm 2018.

83 Xem khoản 2 Điều 17 LTCCQĐTHS 2015.

84 Điều 15 LTCCQĐTHS 2015.

85 Cơ quan ANĐT khởi tố và điều tra các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân; tiến hành Điều tra vụ án hình sự về tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia hoặc để bảo đảm khách quan theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Công an.

CQĐT trong QĐND được tổ chức trong QĐND đóng vai trị quan trọng trong quá giải quyết vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Tòa án quân sự được xét xử trong những trường hợp: (i) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với QĐND trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong QĐND; (ii) Vụ án hình sự mà bị cáo khơng thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, cơng nhân, viên chức quốc phịng, qn nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của QĐND hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do QĐND quản lý, bảo vệ86. Mặt khác, Tịa án qn sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật. Như vậy, căn cứ phân định thẩm quyền KTVAHS trong trường hợp này là thẩm quyền khởi tố xác định theo thẩm quyền xét xử của Tịa án qn sự. Chính vì vậy khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm do những đối tượng đã được quy định trên thì CQĐT trong QĐND sẽ ra quyết định KTVAHS.

Cơ quan ANĐT của Bộ quốc phòng được khởi tố và điều tra đối với vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan ANĐT quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần lấy lên để trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại87. Cơ quan ANĐT quân khu và tương đương khởi tố và điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án quân sự88.

86 Điều 272 BLTTHS 2015.

87 Khoản 2 Điều 23 LTCCQĐTHS 2015.

88 Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, trừ những tội quy định tại điểm nêu trên Điều 268 BLTTHS 2015 (Khoản 1 Điều 268 BLTTHS 2015). Tòa án quân sự quân khu có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về

Cơ quan ĐTHS khu vực được quyền khởi tố và điều tra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án quân sự cùng cấp, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của CQĐT VKSQSTW và Cơ quan ANĐT trong QĐND89. Cơ quan ĐTHS quân khu và tương đương được quyền khởi tố và điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XIV đến Chương XXV của Bộ luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố và điều tra của Cơ quan ĐTHS khu vực cần lấy lên để trực tiếp giải quyết90. CQĐT thuộc Bộ quốc phòng được quyền khởi tố và điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan ĐTHS quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại91.

Có thể nhận thấy, thẩm quyền KTVAHS của CQĐT thuộc QĐND được phân định dựa vào chủ thể thực hiện hành vi phạm tội và dựa vào thẩm quyền xét xử của Tịa án qn sự. Ngồi ra, có sự phân chia thẩm quyền giữa Cơ quan ĐTHS và Cơ quan ANĐT dựa vào chức năng của hai loại cơ quan và tùy vào từng loại tội phạm cụ thể. Minh chứng là Cơ quan ANĐT tiến hành khởi tố và điều tra đối với các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia còn Cơ quan ĐTHS được quyền khởi tố và điều tra đối với các loại tội phạm cịn lại được quy định trong BLHS 2015. Ngồi ra, việc phân định thẩm quyền khởi tố giữa các CQĐT trong cùng một nhánh nhưng khác cấp ví dụ Cơ quan ĐTHS thuộc Bộ quốc phòng, Cơ quan ĐTHS quân khu và tương đương, Cơ quan ĐTHS khu vực là dựa vào thẩm quyền xét xử của Tịa án và tính chất phức tạp, nghiêm trọng của vụ án.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức là những vụ án về những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt trên 15 năm tù; những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự khu vực nhưng Tòa án quân sự quân khu xét thấy cần thiết phải lấy lên để xét xử do tính chất đặc biệt của vụ án (khoản 2 Điều 268 BLTTHS 2015). Mặt khác, căn cứ theo Mục II, Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án qn sự thì thẩm quyền xét xử của Tịa án Quân sự còn được xác định theo lãnh thổ.

89 Khoản 2 Điều 28 LTCCQĐTHS 2015.

90 Khoản 2 Điều 27 LTCCQĐTHS 2015.

Theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Cục Điều tra VKSNDTC do Viện trưởng VKSNDTC ban hành ngày 19/8/2010 kèm theo Quyết định số 1169/2010/VKSTC-C6 (Quy chế số 1169) thì CQĐT VKSNDTC có thẩm quyền khởi tố và điều tra các tội phạm sau đây:92 (i) Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXII của Bộ luật Hình sự mà người phạm tội là cán bộ của các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND; (ii) Các

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)