1.3 Căn cứ phân định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
1.3.3 Căn cứ vào dấu hiệu liên quan đến người phạm tội và hành vi có dấu
hiệu tội phạm
Căn cứ liên quan đến người phạm tội là một trong những dấu hiệu đặc trưng để phân định thẩm quyền khởi tố giữa CQĐT trong CAND với CQĐT trong QĐND và CQĐT của VKSND. Trước hết, người phạm tội được hiểu là người thực hiện hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội, trái pháp luật hình sự, xâm phạm đến các mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, có lỗi và phải chịu hình phạt53. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật và trong giảng dạy pháp luật, thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của CQĐT được xác định trên cơ sở thẩm quyền điều tra54. Mặt khác, từ quy định của BLTTHS 2015 và LTCCQĐTHS 2015 cũng có thể suy ra rằng thẩm
51 Mơ hình tố tụng nước ta là mơ hình tố tụng hỗn hợp nghiêng về yếu tố thẩm vấn (Xem Nghị quyết số 49-NQ/TW về việc tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020).
52 Điều 164 BLTTHS 2015 và Điều 36 LTCCQĐTHS 2015
53 Xem Điều 8 BLHS 2015.
54 Xem giáo trình Luật Tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Nxb. Công an Nhân dân, tr. 233-236 và giáo trình Luật Tố tụng hình sự của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chi Minh (2012), Nxb. Hồng Đức, tr. 233-234. Pháp luật không quy định rõ cụm từ khởi tố và điều tra mà chỉ quy định về điều tra nhưng trong khoa học pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật thì thẩm quyền khởi tố được xác định theo thẩm quyền điều tra. Vì vậy, kể từ đây, khi phân tích về thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra, trong phạm vi luận văn sẽ dùng hai cụm từ “khởi tố” và “điều tra”.
quyền khởi tố của CQĐT đi theo thẩm quyền điều tra. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 153 BLTTHS 2015 quy định: “Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ
án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”. Theo quy
định tại LTCCQĐTHS 2015 thì CQĐT được phân chia thành hai ngành: CQĐT trong CAND và CQĐT trong QĐND. Trong từng ngành lại phân ra thành hai nhánh: cơ quan ANĐT và cơ quan CSĐT. Các CQĐT cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện trong hai nhánh này lại có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự khác nhau. Vậy có thể suy ra, việc phân chia thẩm quyền khởi tố giữa các CQĐT này cũng dựa vào thẩm quyền điều tra vì trong quy định của LTCCQĐTHS khơng quy định cụm từ “khởi tố” mà chỉ quy định cụm từ “điều tra”.
Căn cứ liên quan đến người phạm tội là cơ sở rõ ràng nhất để phân định thẩm quyền khởi tố giữa CQĐT trong VKSND với các CQĐT thuộc những ngành còn lại. Bàn về thẩm quyền khởi tố của CQĐT thuộc VKSND, trước hết cần xem xét thẩm quyền điều tra của CQĐT VKSNDTC và CQĐT VKSQSTW. Khoản 2 Điều 31 LTCCQĐTHS 2015 và khoản 3 Điều 163 BLTTHS 2015 quy định: CQĐT VKSNDTC, CQĐT VKSQSTW được quyền khởi tố và điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của BLHS xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, cơng chức thuộc CQĐT, Tịa án, VKS, Cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền hoạt động tư pháp. Có thể thấy, CQĐT VKSNDTC được khởi tố vụ án về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND. CQĐT VKSQSTW có thẩm quyền ra quyết định KTVAHS đối với một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án quân sự.
Ngoài ra, căn cứ về người phạm tội cũng là căn cứ để phân định thẩm quyền khởi tố giữa CQĐT trong QĐND và CQĐT trong các ngành khác. Thẩm quyền KTVAHS của CQĐT trong QĐND căn cứ vào thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Căn cứ người phạm tội lại là một trong những căn cứ để phân định thẩm quyền xét xử giữa Tồ án Qn sự và TAND. Chính vì vậy căn cứ người phạm tội là căn cứ để phân định thẩm quyền khởi tố giữa CQĐT trong QĐND và các Cơ quan có thẩm quyền khởi tố khác. Tuy nhiên, CQĐT trong QĐND cũng có thể điều tra và
khởi tố các tội phạm mà người thực hiện hành vi phạm tội là người ngoài quân đội trong các trường hợp: hành vi phạm tội đó có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội; vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND mà vụ án này không thể tách; tội phạm xảy ra trong thời gian thi hành thiết quân luật55. Như vậy, căn cứ người thực hiện hành vi phạm tội và hành vi mang dấu hiệu tội phạm có ảnh hưởng rõ rệt đến việc phân định thẩm quyền KTVAHS cho CQĐT trong QĐND.
Xét về căn cứ phân chia thẩm quyền khởi tố của các CQĐT trong cùng một ngành phải kể đến hệ thống CQĐT trong ngành CAND. Hệ thống Cơ quan trong ngành CAND được tổ chức thành Cơ quan ANĐT và Cơ quan CSĐT. Cơ quan ANĐT được tổ chức theo 2 cấp: Cơ quan ANĐT Bộ Công an và Cơ quan ANĐT Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương56. Cơ quan CSĐT được tổ chức theo 3 cấp: Cơ quan CSĐT Bộ Công an; Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Cơ quan CSĐT Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương57. Cơ quan ANĐT là lực lượng nghiệp vụ trong ngành Công an và là CQĐT của lực lượng An ninh trực tiếp sử dụng biện pháp pháp luật để điều tra các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và tội phạm khác theo thẩm quyền được giao, là lực lượng mở đầu giai đoạn đấu tranh công khai, trực diện, cũng là lực lượng đảm nhận vai trò kết thúc của cuộc đấu tranh, trấn áp tội phạm58. Cơ quan CSĐT là cơ quan, là lực lượng trực tiếp sử dụng các nghiệp vụ trong ngành Cảnh sát để đấu tranh, phòng ngừa, phát hiện và trấn áp tội phạm đối với các loại tội phạm được quy định trong Bộ Luật Hình sự59. Như vậy, hành vi có dấu hiệu tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia sẽ thuộc thẩm quyền khởi tố của Cơ quan ANĐT và các tội phạm còn lại sẽ thuộc thẩm quyền khởi tố của Cơ quan CSĐT.
Ngoài ra, việc phân định thẩm quyền khởi tố cịn dựa vào tính chất nghiêm trọng của các loại tội phạm. Ví dụ như quy định tại điểm c khoản 5 Điều 163 BLTTHS 2015: “Cơ quan điều tra Bộ Cơng an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phịng
55 Điểm 2, 3, 4 Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự ban hành ngày 18 tháng 04 năm 2005.
56 Xem khoản 1 Điều 5 LTCCQĐTHS 2015.
57 Xem khoản 2 Điều 5 LTCCQĐTHS 2015.
58 Xem Điều 16, 17 LTCCQĐTHS 2015.
điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra”. Xét về tính chất phức tạp và nghiêm trọng
của những loại tội phạm, CQĐT trực thuộc Bộ Cơng an hoặc CQĐT Bộ quốc phịng phải tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra60. Đây là việc phân định thẩm quyền theo cấp, đối với những vụ việc có tính chất phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng thì thẩm quyền khởi tố, điều tra được pháp luật quy định cho cấp cao nhất trong cùng một ngành.
Thẩm quyền khởi tố của các CQĐT như đã phân tích trên, đi theo thẩm quyền điều tra nên khi phân tích thẩm quyền điều tra của CQĐT sẽ tìm hiểu được thẩm quyền khởi tố của các cơ quan đó. Thẩm quyền điều tra của CQĐT lại đi theo thẩm quyền xét xử của Tòa án. Những vụ việc khác nhau thuộc thẩm quyền xét xử của các cấp Tòa khác nhau. Như vậy, đây gọi là phân định thẩm quyền khởi tố theo thẩm quyền xét xử của Tịa án. Theo đó, CQĐT cấp huyện, CQĐT quân sự khu vực điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, Tòa án Quân sự khu vực61. CQĐT cấp tỉnh, CQĐT quân sự cấp quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh, Tòa án Quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra62. CQĐT cấp Trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT cấp tỉnh, CQĐT quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra63.