3.1 Thực tiễn thực hiện quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
3.1.1 Những kết quả đạt được trong việc thực hiện quy định về thẩm quyền
3.1 Thực tiễn thực hiện quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Trong hoạt động TTHS, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm là thước đo hiệu quả chế định, quy phạm pháp luật nói chung và quy định về thẩm quyền KTVAHS nói riêng. Quy định này thật sự có hiệu quả hay không được đánh giá, kiểm tra qua kết quả của những hoạt động thực tiễn đạt được. Để đánh giá một cách khách quan, toàn diện chế định thẩm quyền KTVAHS ngoài việc xem xét nội dung quy phạm pháp luật còn cần phải xem xét thực tiễn áp dụng quy định này trong thực tiễn. Mối liên hệ giữa quy định của pháp luật và việc áp dụng pháp luật là chặt chẽ và không thể tách rời. Hiệu quả của các quy định về thẩm quyền KTVAHS là sự tương quan giữa kết quả của việc áp dụng quy định pháp luật về vấn đề này và mục đích mà pháp luật TTHS cần đạt được. Theo triết học Mác – Lênin, thực tiễn là mục đích và là tiêu chuẩn để kiểm tra tri thức152. Việc xem xét thực tiễn giúp tìm được kết quả đã đạt được, nguyên nhân cũng như những hạn chế còn tồn tại. Sau đó, sẽ tìm ra được những biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện quy định về thẩm quyền khởi tố và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
Trước tình hình tội phạm diễn ra phức tạp cùng với định hướng, chủ trương cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra yêu cầu trong công tác đấu tranh phịng chống tội phạm, trong đó có u cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và cơ quan có thẩm quyền KTVAHS nói riêng đã thực hiện nhiệm vụ của mình đồng thời phối hợp với các chủ thể khác để khởi tố kịp thời đối với các hành vi phạm tội, góp phần rất lớn vào cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm.
3.1.1 Những kết quả đạt được trong việc thực hiện quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự khởi tố vụ án hình sự
BLTTHS 2015 thơng qua đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình phát triển của ngành luật TTHS nói riêng và hệ thống pháp luật nước ta nói chung. Cùng với những quy định tiến bộ, BLTTHS 2015 đảm bảo các hoạt động tố tụng được diễn ra theo hướng mới vừa kiên quyết, triệt để đấu tranh với tội phạm, vừa bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Đồng thời với việc nắm bắt và xử lý thông tin tội phạm nhanh chóng, chính xác, kịp thời, các cơ quan có thẩm quyền KTVAHS đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình khi ra quyết định KTVAHS đối với những vụ việc có dấu hiệu tội phạm để truy cứu TNHS nhằm đảm bảo tội phạm được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Số liệu ghi nhận được qua Báo cáo tổng kết ngành Kiểm sát của VKSNDTC năm 2018 đã cho thấy hoạt động khởi tố của các cơ quan có thẩm quyền rất tích cực và đạt được nhiều kết quả khả quan, thể hiện qua bảng thống kê sau: 0 50 100 150 200 250 300 2017 89 271 2018 66 233 Số vụ VKS hủy bỏ quyết định khởi tố Số vụ VKS hủy quyết định khơng khởi tố của
Qua biểu đồ trên, có thể nhận thấy đa phần VKS ra quyết định KTVAHS khi hủy bỏ quyết định khơng KTVAHS của CQĐT (ít có trường hợp VKS tự mình ra quyết định khởi tố). Nguyên nhân của việc VKS ít ra quyết định khởi tố vụ án là do giữa VKS và CQĐT các cấp có sự phối hợp chặt chẽ trong cơng tác khởi tố, điều tra VAHS. CQĐT và VKSND các cấp đều xây dựng các quy chế phối hợp liên ngành riêng trong hoạt động TTHS, trong đó quy định các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên trao đổi, thống nhất đường lối xử lý đối với các tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trên cơ sở đó đề nghị CQĐT thực hiện việc khởi tố hay khơng KTVAHS chứ ít khi để dẫn đến các trường hợp VKS trực tiếp phải ra quyết định KTVAHS. VKS các cấp cũng thường
xuyên phối hợp với các cơ quan đặc biệt là CQĐT nhằm chống việc bỏ lọt tội phạm. Số vụ VKS yêu cầu CQĐT khởi tố, điều tra là 754 vụ. Số vụ VKS khởi tố theo yêu cầu của CQĐT là 20 vụ.153 Mặt khác, điểm tích cực đạt được là số vụ VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố và quyết định khởi tố đã giảm, chứng tỏ CQĐT khi khởi tố đã xác định trọng tâm khởi tố, khởi tố đúng người, đúng tội.
Về phía HĐXX, chủ thể này đã thực hiện đúng quy định của BLTTHS về thẩm quyền KTVAHS. Điển hình là vụ án Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cùng với các đồng phạm phạm tội: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 165 Bộ luật hình sự năm 1999, HĐXX phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án về tội: “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278 BLHS năm 1999 đối với hành vi của Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng cơng ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), Nguyễn Ngọc Sinh – nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam (PVP Land), Đào Duy Phong - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị PVP Land, Huỳnh Nguyễn Quốc Duy (lao động tự do), Lê Hồ Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5, Nguyễn Thị Kim Thoa - Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế tốn trưởng Cơng ty cổ phần Xây dựng và Dịch vụ 1/5, Thái Kiều Hương – Phó Tổng giám đốc Cơng ty cổ phần đầu tư Vietsan154 về hành vi thông đồng với nhau chuyển nhượng cổ phần của Công ty PVP Land tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương trong quá trình thối vốn của Cơng ty PVP Land tại dự án Nam Đàn Plaza ở Hà Nội cho Công ty Cổ phần xây dựng Minh Ngân với giá ghi trong hợp đồng thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế, từ đó chiếm đoạt của Cơng ty PVP Land số tiền 87 tỷ đồng.
Trong những năm vừa qua, các cơ quan có thẩm quyền KTVAHS đã thực hiện một cách có hiệu quả nhiệm vụ của mình, đồng thời phải kể đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các CQĐT của lực lượng CSND và lực lượng ANND cùng với một số cơ quan, tổ chức khác đã khởi tố và giải quyết thành công các vụ án gây nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội như: Vụ án Trịnh Xuân Thanh phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đồn dầu khí Việt Nam (PVN); Vụ án Đinh La Thăng phạm tội
153 Thống kê kết quả thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của ngành kiểm sát nhân dân năm 2018 của Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tr. 2.
154 Trịnh Xuân Thanh bị khởi tố về tội “tham ô tài sản” ngay tại tòa, https://kiemsat.vn/trinh-xuan- thanh-bi-khoi-to-ve-toi-tham-o-tai-san-ngay-tai-toa-44718.html (truy cập lần cuối vào ngày 15/09/2019)
“Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank); Vụ án Châu Thị Thu Nga phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group); vụ án Huỳnh Thị Huyền Như phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; Vụ án Lâm Ngọc Khuân phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Phương Nam; Vụ án đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng xảy ra tại Phú Thọ với mạng lưới ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước155.
Nhìn chung, các cơ quan có thẩm quyền KTVAHS đã thực hiện tốt thẩm quyền khởi tố của mình. Mặt khác, VKS và CQĐT thường xem xét, phối hợp để tiến hành khởi tố đạt hiệu quả, tránh khởi tố tràn lan, định hướng cho việc điều tra được đúng đắn và kịp thời. Việc các cơ quan có thẩm quyền khởi tố khơng ngừng nâng cao, bồi dưỡng trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ, chủ thể thực hiện hành vi tố tụng nhằm góp phần đảm bảo hiệu quả thực hiện quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án.