1.3 Căn cứ phân định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
1.3.2 Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng
Hệ thống các cơ quan được trao thẩm quyền khởi tố bao gồm: CQĐT thuộc CAND; CQĐT trong QĐND; CQĐT của VKS; một số cơ quan khác thuộc LLCAND, LLQĐND; VKS; Tòa án; Hải quan; Kiểm lâm; Kiểm ngư; Bộ đội Biên phòng; lực lượng Cảnh sát biển. Việc tổ chức hệ thống các CQĐT có thẩm quyền KTVAHS xuất phát từ việc đây là những cơ quan có sự va chạm trực tiếp với tội phạm và mặt khác cũng có nhiệm vụ chủ yếu trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Việc quy định thẩm quyền khởi tố cho các CQĐT xuất phát từ việc trách nhiệm của giai đoạn khởi tố. Các dạng trách nhiệm chủ yếu như sau: (i) trách nhiệm thực hiện trình tự các hoạt động xác định có hay khơng có dấu hiệu của tội phạm; (ii) trách nhiệm ban hành các quyết định xử lý tương ứng với kết quả xác định có hay khơng có dấu hiệu tội phạm và đảm bảo tính có căn cứ của các quyết định xử lý đó50. Để quyết định có hay khơng có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định khơng KTVAHS thì phải tiến hành các hoạt động điều tra sơ bộ. Vì vậy, thẩm quyền khởi tố được giao cho các cơ quan có khả năng tiến hành các hoạt động này.
Về thẩm quyền khởi tố vụ án của VKS, theo quy định tại Điều 161 BLTTHS 2015, trong hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án, VKS có hai nhiệm vụ: (i) đảm bảo cho mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố; (ii) đảm bảo việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp. BLTTHS 2015 quy định cho VKS có quyền yêu cầu khởi tố vụ án; quyền tự mình khởi tố (trường hợp hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT). Như vậy, VKS có đầy đủ quyền năng trong việc đảm bảo cho
48 Khoản 3, Điều 153 BLTTHS 2015.
49 Khoản 4, Điều 153 BLTTHS 2015.
50 Lê Lan Chi (2009), “Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án trong Luật Tố tụng hình sự và vấn đề đảm bảo quyền con người trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự”, Tạp chí Nghề luật, Học viện tư
mọi tội phạm phải được khởi tố và giám sát CQĐT trong việc ra quyết định khởi tố vụ án. Còn đối với việc quy định thẩm quyền khởi tố đối với Tòa án, HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS KTVAHS nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm. Việc Tịa án có thẩm quyền KTVAHS trong trường hợp này cho thấy ở giai đoạn xét xử, việc bỏ lọt tội phạm có thể được khắc phục. Mục đích của hoạt động tố tụng vẫn là kiểm soát tội phạm51, chính vì vậy, xuất phát từ chức năng của Tòa án là chức năng xét xử, khi xét xử nếu Tịa án phát hiện có hiện tượng bỏ lọt tội phạm thì có quyền ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu VKS ra quyết định khởi tố.
Ngoài ra, các cơ quan như Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư, Bộ đội biên phịng, lực lượng Cảnh sát biển cũng có thẩm quyền KTVAHS. Đây đều là những cơ quan khơng có nhiệm vụ chính trong việc thực hiện chức năng tư pháp nhưng để đảm bảo phát hiện nhanh chóng, kịp thời, chính xác tội phạm xảy ra trong các lĩnh vực do các cơ quan này quản lý thì pháp luật trao quyền khởi tố cho các cơ quan này khi thực hiện nhiệm vụ. BLTTHS 2015 và LTCCQĐTHS 2015 bổ sung thêm cơ quan Kiểm ngư có thẩm quyền khởi tố vụ án nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra trong lĩnh vực này52.