Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 52 - 57)

2.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩm quyền khở

2.2.2 Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát

Thẩm quyền KTVAHS của VKS mang ý nghĩa pháp lý, chính trị sâu sắc, phù hợp với mơ hình TTHS mà Đảng và Nhà nước ta đang xây dựng và yêu cầu cải cách tư pháp được nêu trong Nghị quyết số 08-NQ/TW95 và Nghị quyết số 49/NQ- TW96 của Bộ Chính trị. Căn cứ vào khoản 3 Điều 14 Luật tổ chức VKSND 2014 thì việc quy định thẩm quyền khởi tố cho VKS với mục đích chính là đảm bảo cho các hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm, người phạm tội. Đồng thời việc thực hiện thẩm quyền khởi tố vụ án cho VKS cũng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS. Nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn, ngoài việc tiếp tục quy định hai trường hợp VKS ra quyết định KTVAHS như BLTTHS 2003 (khi VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT và khi HĐXX yêu cầu khởi tố vụ án) thì BLTTHS 2015 bổ sung thêm hai trường hợp đó là: khi VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến

94 Vũ Đăng Khoa, tlđd (116).

95 Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”

96 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”

nghị khởi tố mà phát hiện dấu hiệu tội phạm và khi VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Khi hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Trong trường hợp VKS hủy bỏ quyết định không KTVAHS của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì Kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra vụ án cần thực hiện đầy đủ những yêu cầu do pháp luật quy định. Cụ thể là: Phải nghiên cứu đầy đủ, chặt chẽ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Đánh giá, phân tích tính có căn cứ của các tài liệu, tình tiết liên quan đến vụ án. Xác minh và làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm, nhân thân người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đặc biệt là tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Khi xác định quyết định không KTVAHS của CQĐT và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khơng có căn cứ, vi phạm pháp luật thì đề nghị với lãnh đạo đơn vị bằng văn bản để hủy quyết định không KTVAHS và trực tiếp ra quyết định KTVAHS theo đúng quy định của pháp luật.

Quyết định không KTVAHS thể hiện sự đánh giá một cách chính thức của Cơ quan có thẩm quyền về một hành vi khơng có dấu hiệu tội phạm. Căn cứ theo quy định tại Điều 157 thì những căn cứ khơng KTVAHS bao gồm: (i) Khơng có sự việc phạm tội; (ii) Hành vi không cấu thành tội phạm; (iii) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; (iv) Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; (v) Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; (vi) Tội phạm đã được đại xá; (vii) Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; (viii) Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố. Nếu CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khơng KTVAHS ngồi những căn cứ này thì VKS được quyền hủy bỏ và trực tiếp ra quyết định KTVAHS.

VKSNDTC, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018 về phối hợp giữa CQĐT và VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS 2015. Theo đó, VKS chỉ ra quyết định KTVAHS trong trường hợp đã có văn bản yêu cầu

CQĐT hủy bỏ quyết định không KTVAHS và ra quyết định khởi tố vụ án nhưng CQĐT khơng thực hiện97.

Khi trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự

Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là nguồn thông tin quan trọng để xác định sự việc xảy ra có hay khơng có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay khơng KTVAHS. Việc xác định có dấu hiệu tội phạm dựa trên tố giác của cá nhân; tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm. Mặt khác, cịn có kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước và Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm trong trường hợp này là VKS. Với vai trò là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tuân theo pháp luật, VKS cũng là một trong số những cơ quan có khả năng và điều kiện phát hiện dấu hiệu tội phạm và thực hiện thẩm quyền KTVAHS của mình trong những trường hợp pháp luật quy định nhằm ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm.

Một trong những yêu cầu đối với việc hoàn thiện thủ tục KTVAHS là phải quy định rõ thẩm quyền giải quyết vụ án của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đồng thời đề cao trách nhiệm, tính chủ động của VKS trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố98. BLTTHS 2015 đã quy định thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gắn với thẩm quyền điều tra. CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của mình. Đảm bảo ngun tắc phân cơng, phối hợp, kiểm soát quyền lực, BLTTHS 2015 quy định VKS chủ yếu thực hiện trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nhưng khi có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, làm oan người vơ tội thì VKS phải trực tiếp xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Cụ thể là trong hai trường hợp: (i) phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; (ii) phát hiện có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm; sau khi VKS đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục99.

97 Điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 04/2018.

98 Xem Nguyễn Hải Phong, Khởi tố vụ án hình sự trong Nguyễn Hịa Bình (chủ biên) (2016), Những

nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 267.

Khi trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử

Dấu hiệu tội phạm là những điểm đặc trưng để phân biệt hành vi bị coi là tội phạm và hành vi không phải là tội phạm. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 BLHS 2015 thì tội phạm được xác định dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt. Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể thế nào là trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm100. Chính vì vậy, có rất nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau liên quan đến vấn đề này.

Cách hiểu đầu tiên là VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm từ bất cứ

nguồn nào, từ bất cứ hoạt động tố tụng nào thì đều có thể tự mình ra quyết định KTVAHS. Đây là cách hiểu khơng chính xác. Bởi vì trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì có hai trường hợp VKS có thể trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm: (i) trực tiếp tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; (ii) thông qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp mà phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm101. Nếu là trường hợp tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố thì VKS có trách nhiệm phải chuyển ngay cho CQĐT có thẩm quyền chứ khơng tự mình trực tiếp giải quyết tin báo tội phạm và ra quyết định khởi tố102. Như vậy có nghĩa rằng VKS phải ưu tiên giao việc giải quyết cho CQĐT theo quy định tại khoản 2 Điều 146 BLTTHS 2015. Do đó, chỉ cịn một cách hiểu về thẩm quyền quyền khởi tố của VKS trong trường hợp thứ hai nghĩa là trường hợp VKS trực tiếp phát hiện tội phạm thông qua kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp.

Cách hiểu thứ hai, căn cứ theo quy định điểm c khoản 3 Điều 153 BLTTHS

2015 thì VKS chỉ được quyền khởi tố khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử trong giai đoạn xét xử mà phát hiện tội phạm hoặc người phạm tội mới103. Đây cũng là cách hiểu khơng đúng vì thẩm quyền khởi tố xuất phát từ chức năng của

100 Phùng Bá Thắng (2019), Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự Việt Nam,

Luận văn thạc sĩ luật học định hướng ứng dụng, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr. 10.

101 Điều tra viên làm sai lệch hồ sơ vụ án; Thẩm phán, chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự ra bản án, quyết định trái pháp luật… (Phùng Bá Thắng, tlđd (129), tr. 11).

102 Viện kiểm sát được khởi tố trong những trường hợp nào khi tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã phân tích tại tiểu mục đầu tiên mục 2.2.2 luận văn này.

103 Quy định tại điểm c khoản 3 Điều 153 BLTTHS 2015: “Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử”.

VKS là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp mà chức năng này không chỉ giới hạn trong giai đoạn xét xử mà xuyên suốt trong quá trình TTHS.

Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 104 BLTTHS 2003 thì VKS khơng thể KTVAHS nếu khơng có u cầu của HĐXX. Để khắc phục hạn chế này và đảm bảo cơ quan Tòa án chỉ thực hiện chức năng xét xử mà không thực hiện cả công việc của cơ quan công tố nhưng vẫn đáp ứng nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách nhanh chóng, kịp thời, khơng bỏ lọt tội phạm thì BLTTHS 2015 quy định trong quá trình xét xử mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới thì HĐXX yêu cầu VKS khởi tố vụ án hoặc trong quá trình thực hành quyền cơng tố, kiểm sát xét xử tại phiên tịa mà VKS phát hiện tội phạm thì cũng có quyền KTVAHS. Thực chất, vai trò của VKS trong việc khởi tố vụ án là quan trọng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 154 BLTTHS 2015, mọi quyết định KTVAHS của các cơ quan có thẩm quyền chỉ thực sự có giá trị thực thi sau khi đã được VKS xem xét, quyết định việc điều tra hay quyết định việc khởi tố. Điều này có ý nghĩa, xét đến cùng việc khởi tố hay không khởi tố vụ án là do cơ quan thực hành quyền công tố (VKS) quyết định. Có thể diễn giải thẩm quyền khởi tố của VKS như sau: trong quá trình thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử ở giai đoạn xét xử, VKS phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới mà HĐXX khơng u cầu khởi tố thì VKS ra quyết định khởi tố vụ án để yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra.

Nếu trong trường hợp HĐXX trực tiếp ra quyết định KTVAHS thì VKS xem xét quyết định này có căn cứ hay khơng. Nếu khơng có căn cứ thì VKS kháng nghị lên Tòa án cấp trên. Trường hợp Tòa án cấp trên chấp nhận kháng nghị của VKS thì quyết định khởi tố vụ án của HĐXX sẽ bị hủy bỏ. Ngược lại, nếu Tòa án cấp trên khơng chấp nhận kháng nghị của VKS, việc có điều tra vụ án, có truy tố bị can ra Tòa án để xét xử hay khơng vẫn có thể bị VKS chi phối bởi hoạt động kiểm sát điều tra và hoạt động thực hành quyền công tố.104

Một trường hợp khởi tố nữa của VKS được quy định tại khoản 8, Điều 165 BLTTHS 2015 là “khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm

quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm”. Trong phạm vi thực hiện quyền công

tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật mà VKS phát hiện có hành vi vi phạm pháp

104 Vũ Gia Lâm (2010), “Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát và Tịa án”, Tạp chí Luật học, (08), tr. 36.

luật của người có thẩm quyền trong việc thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì VKS có quyền ra quyết định KTVAHS.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo luật tố tụng hình sự việt nam (2) (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)