Tính chất của tài sản “ảo”

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 25)

1.1. Tài sản “ảo” trên mạng

1.1.3. Tính chất của tài sản “ảo”

Xuất phát từ việc phân tích các cách hiểu về tài sản “ảo” hiện nay chúng ta có thể bước đầu đưa ra một số tính chất của tài sản “ảo”. Nhắc đến cụm từ tài sản “ảo” chúng ta liên tưởng đến tính “ảo” của loại “tài sản”này. Phân tích trong phần định nghĩa cho thấy “ảo” có nghĩa là “có thật mà khơng thật”, khơng tồn tại ngồi đời thật. Chúng ta không thể cầm nắm chúng bằng xúc giác, tuy nhiên có thể thấy bằng mắt, nghe bằng tai, “cảm nhận” chúng đang hiện hữu trong trò chơi, trong thế giới mạng – Tính ảo này cịn được gọi là “phi vật thể”.

Mặc dù vậy, tài sản “ảo” bên cạnh đó vẫn có thể có những đặc điểm khác. Theo nghiên cứu của tác giả Nelson DaCunha trong bài viết “Virtual property – Real Concern” 44, tài sản “ảo” tồn tại một số những đặc điểm sau:

1.1.3.1. Là phần mềm mơ phỏng các đặc tính của thế giới thực:

Đặc tính này phù hợp với các loại vật phẩm mà người chơi nắm giữ trong các trò chơi trực tuyến. Các nhà phát hành trị chơi ln muốn đưa vào trong sản phẩm của mình những vũ khí, trang bị hay các vật phẩm giống với thế giới bên ngoài

nhằm tạo sự gần gũi cho người chơi đồng thời gia tăng thêm sức mạnh và tiện ích của chúng.

Sự mô phỏng thế giới thực là một nỗ lực nhằm xây dựng trong cộng đồng mạng một thế giới mà chúng ta hay gọi dưới cái tên “thế giới ảo” hay “thế giới thứ hai”. Tại đây, con người cố gắng tái hiện những đặc tính vật lý của thế giới thật như: nhà cửa, cây cối, con người, động vật, động sản, bất động sản…

1.1.3.2. Tính “duy trì liên tục” (Persistent):

Theo sự phân tích của Dacunha, một tài sản “ảo” sẽ tồn tại ngay cả khi người dùng đã thốt ra khỏi trị chơi hay thậm chí là tắt máy tính. Điều này hồn tồn hợp lý với đặc tính của các mã máy tính hay các chương trình máy tính, chúng sẽ tồn tại thậm chí tiếp tục phát triển mà không cần người dùng phải sử dụng liên tục máy tính. Tuy nhiên, “duy trì liên tục” khơng có nghĩa là tài sản “ảo” này tồn tại mãi mãi, chúng có tính “tạm thời” trong một thời điểm xác định nào đó. Chẳng hạn, chúng khơng cịn tồn tại khi nhà cung cấp ngừng cung cấp dịch vụ hoặc bị phá sản. Bên cạnh đó, các đoạn mã máy tính trong trị chơi trực tuyến chỉ có ý nghĩa khi liên kết với phần mềm trị chơi tương ứng, ngồi phần mềm trị chơi này, đoạn mã được sinh ra thêm sẽ khơng có ý nghĩa gì, đây cịn là điều kiện để thực hiện việc chuyển giao các tài khoản từ người chơi này đến người chơi khác.45

Một đơn cử cho tính “duy trì liên tục” này là trong Võ Lâm Truyền Kì, một trị chơi trực tuyến được các bạn trẻ Việt Nam ưu chuộng hiện nay. Các nhân vật trong trị chơi này khơng mất đi khi người chơi ngừng chơi, chúng tiếp tục tồn tại cho đến lần chơi tiếp theo mà không mất cấp độ hay các vật phẩm được đã trang bị từ trước tính tại thời điểm bạn thốt khỏi trị chơi.

1.1.3.3. Tính “độc quyền” (Exclusive) hay tính cạnh tranh (Rivalrousness):

Độc quyền: Là việc chủ tài khoản trên mạng có quyền sử dụng một tài sản “ảo” nào đó trong khi người dùng khác khơng có quyền này. Đồng nghĩa với đó là họ có quyền mua, bán, trao đổi trong mơi trường có tài sản “ảo” đó, tuy vậy, trong một số trường hợp, nhà phát hành chỉ cho phép người chơi độc quyền sử dụng tài

45

Tiến sĩ Trần Lê Hồng (2007). “Tài sản ảo – Từ nhận thức đến bảo hộ”, Tạp chí Luật học số tháng 7/2007, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

sản “ảo” mà không được phép chuyển nhượng, trao đổi như trong World of Warcraft.

Nelson Dacunha cho rằng, một tài sản “ảo” sẽ mất đi giá trị của nó nếu khơng có sự “độc quyền” dành cho người dùng. Một khi những “tài sản” này được cộng đồng sử dụng một cách rộng rãi thì giá trị của chúng khơng cịn nữa. Cách tạo ra giá trị của tài sản “ảo” là việc hạn chế số lượng người cùng một lúc có thể sử dụng. Chính vì đặc điểm này mà các nhà cung cấp có thể bảo vệ cũng như thu hút số lượng người chơi đông đảo. Nhà phát hành cung cấp tài khoản người dùng kèm theo mật khẩu cho mỗi người chơi và quản lý thông qua các tài khoản này. Các vật phẩm hay bất kể là thơng tin gì người dùng có được sẽ thuộc về tài khoản người chơi không kể những tài sản mà trong phần mềm hay mã máy tính đó quy định không được chiếm hữu.

Tuy vậy, vấn đề đặt ra ở đây là tính độc quyền này chỉ dừng lại ở độc quyền quyền sử dụng hay người dùng được độc quyền trong cả ba quyền “chiếm hữu”, “sử dụng”, “định đoạt” như đối với một tài sản thông thường? Câu hỏi này trả lời dựa trên loại tài sản “ảo” đó là gì, bởi, nếu liên quan đến các thơng tin của riêng cá nhân thì sẽ được bảo hộ cả ba quyền trên, nhưng, đối với các vật phẩm trong trị chơi trực tuyến thì câu trả lời vẫn chưa rõ ràng.

1.1.3.4. Tính chuyển hóa, thay đổi giá trị một cách“đặc thù”(Characteristics transmutational): transmutational):

Bởi vì bản chất đặc biệt của tài sản “ảo” là phần mềm hay đoạn mã máy tính do con người tạo ra nên đương nhiên việc phát triển hay gia tăng số lượng, giá trị của chúng không thể diễn ra theo quy luật tự nhiên mà cần phải có những phần mềm bổ trợ hay cải tiến một cách riêng biệt. Nhà cung cấp có thể tạo ra phiên bản mới, khắc phục hay cải tiến một phần mềm nào đó bằng các giải pháp cơng nghệ, điển hình như dịch vụ Gmail của Google từ 1Gb dung lượng lưu trữ miễn phí ban đầu46 hiện nay đã tăng lên 10 Gb47 và theo cam kết của Google con số này sẽ tiếp tục tăng.

46

http://vi.wikipedia.org/wiki/Gmail

Tương tự, tài sản trong các trị chơi trực tuyến có thể thay đổi giá trị của nó bởi sự gia tăng về giá trị kinh tế mà tài sản đó đạt được trong trị chơi, đó có thể là một vũ khí có sức mạnh lớn hơn giúp người chơi dễ dàng thắng trong các trận đấu, một chiếc ô tô chạy với vận tốc nhanh hơn, xa hơn, phụ tùng của nó “bán” được với giá cao hơn… Tất cả được tạo ra bởi các phần mềm hay đoạn mã dựa trên ý muốn của người lập trình.

1.1.3.5. Tính chuyển giao được( Transferable):

Song song với việc tạo ra tính độc quyền trong việc sử dụng, một tài sản ảo muốn có giá trị phải có thị trường dành cho chúng cũng như khả năng có thể chuyển giao được hay có thể hiểu là tính kết nối giữa các đối tượng (Interconnectivity).

Điều này phù hợp với tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến, thị trường của chúng không chỉ là khả năng trao đổi, mua bán trong bối cảnh của trò chơi bằng đơn vị tiền tệ riêng trong trò chơi đó, mà, thậm chí hiện nay các giao dịch này cịn “lấn sân” sang các giao dịch ngồi đời thực. Bên cạnh đó, nếu khơng chuyển giao được sẽ tạo ra sự nhàm chán hay khơng khuyến khích người chơi cố gắng đạt được nhằm hưởng một lợi ích nào đó. Đơn cử một số ví dụ:

 Entropia Universe48 - một trò chơi trực tuyến được tạo ra bởi một công ty Thụy Điển, cuốn sách “Guinness Book” của trò chơi này liệt kê trong hai năm 2004, 2005 có những hàng hóa “ảo” đắt nhất từng được bán như sau: Kỷ lục năm 2004 là 26.500 USD được trả cho hòn đảo Treasure Island bán đấu giá trực tuyến bởi một avatar tên là Zachurm "Deathifier" Emegen.

Năm 2005, tiểu hành tinh không gian ảo 'Resort' đã được mua bởi avatar Jon "Neverdie" Jacobs với 100.000 USD.

Doanh số bán tài sản khác trong vài năm qua của trò chơi này bao gồm: Một trung tâm mua sắm ảo với giá 70.000 USD, thửa đất với 35.000 USD và tàu vũ trụ cùng nhà chứa máy bay với giá 12.000 USD.49

Tại những “bất động sản” được bán này, người mua có thể thực hiện những dự án “ảo” của mình như: “xây dựng” các khu căn hộ cao cấp sau đó cho

48 http://www.entropiauniverse.com/

49 http://news.domain.com.au/domain/real-estate-news/virtual-real-estate-selling-for-millions-20110408- 1d778.html.

cộng đồng “ảo” trong trò chơi này mua, thuê lại và thu lợi nhuận bằng tiền thật.

Về các tính chất được nêu trên, Joshua A.T. Fairfield có một ví dụ thú vị: “Nếu tơi giữ một cây bút, tơi có nó cịn bạn thì khơng, đó là sự cạnh tranh; Nếu tơi đặt cây bút xuống và rời khỏi phịng, nó vẫn ở đó, đó là tính liên tục; Cuối cùng, bạn có thể tiếp xúc với nó – với sự cho phép từ tơi, bạn có thể chiếm hữu nó, đó là tính kết nối”.50

Như vậy, từ những phân tích trên cho thấy tài sản “ảo” có những nét khá đặc thù riêng, nhưng chung quy lại tất cả những đặc tính này đều xuất phát từ việc chúng tồn tại trong một môi trường đặc thù là thế giới mạng mang tính “ảo”.

1.2. Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo” và những bất cập trong việc giải quyết tranh chấp hiện nay tại nƣớc ta: trong việc giải quyết tranh chấp hiện nay tại nƣớc ta:

1.2.1. Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo”:

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, số lượng người tham gia dịch vụ Internet ngày càng gia tăng với số lượng rất lớn, kéo theo các vấn đề liên quan đến tài sản “ảo” ngày càng nhiều. Trong đó, nổi bật là các giao dịch và tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến. Vì vậy, trong phần này, bên cạnh việc phân tích một số các tranh chấp điển hình của các loại tài sản “ảo” khác, tác giả sẽ phân tích tập trung hơn vào các giao dịch cũng như tranh tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến.

1.2.1.1. Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến mạng xã hội, tài khoản email, tài khoản trực tuyến: tài khoản trực tuyến:

Các trang mạng xã hội, tài khoản email, tài khoản trực tuyến chủ yếu mang tính cộng đồng, chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc tính cá nhân liên quan đến thơng tin, hình ảnh riêng tư nên ở đó các hình thức giao dịch liên quan đến tài sản “ảo” là rất ít. Tuy nhiên, ít giao dịch khơng đồng nghĩa với việc số lượng tranh chấp

50 Joshua A.T. Fairfield, “Virtual property”, 2005: “If I hold a pen, I have it and you don’t. Rivalrousness. If I

put the pen down and leave the room, it is still there. That is persistence. And finally, you can all interact with the pen – with my permission, you can experience it. That is interconnectivity”.

liên quan đến các hình thức này khơng diễn ra. Điển hình như vào ngày 13.7.2007, dịch vụ blog Yahoo 3600 của cơng ty Yahoo! chính thức ngừng cung cấp tại thị trường Việt Nam. Vụ việc này khiến chúng ta đặt ra câu hỏi không chỉ riêng các trang mạng cá nhân, mạng xã hội mà còn đối với các tài khoản email, người sử dụng hay chính nhà cung cấp mới là chủ sở hữu thực sự các tài khoản này – cho dù người sử dụng có mật khẩu truy cập riêng.

Yahoo! quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh toàn cầu và một trong những sự thay đổi trong chiến lược đó chính là đóng cửa Blog Yahoo! 3600 . Quyết định này gây ảnh hưởng rất lớn số lượng lớn người dùng tại Việt Nam thời điểm này và buộc họ phải có một trong hai sự lựa chọn: Chuyển sang dịch vụ mà Yahoo! đề xuất là Yahoo! 360 plus hoặc chuyển sang một nhà cung cấp khác như : Facebook, Myspace, Twitter… Tuy nhiên, dịch vụ Yahoo! 360 plus lại bộc lộ khá nhiều điểm hạn chế và gây khó khăn cho người sử dụng, đặt biệt là các dữ liệu người dùng không cịn như cũ khi chuyển sang hình thức mới.

Việc làm này của Yahoo! được ví như việc người dùng giao “địa chỉ” lẫn “chìa khóa” căn nhà Yahoo! blog của mình cho một ơng chủ khác “vận chuyển trọn gói” và làm dấy lên những băn khoăn về tính bảo mật của nó. Đã có trường hợp mất tài khoản và không thể phục hồi lại khi chuyển sang Yahoo! 360 plus. Bất cập là vậy nhưng người dùng muốn tiếp tục sử dụng thì phải thực hiện theo yêu cầu của nhà cung cấp, họ khơng có quyền quyết định mà chỉ là đối tượng được thông báo cuối cùng.51

Như vậy, từ thực tế đã cho thấy, Yahoo! mới chính là chủ sở hữu thực sự các tài khoản email, bằng chứng là quyền chấm dứt cung cấp dịch vụ mà không cần có sự đồng ý từ người dùng. Điều này tương tự với dịch vụ Gmail của Google. Một đoạn trích trong Điều khoản dịch vụ của Gmail quy định như sau:

“ iệc ạn sử dụng Dịch vụ của ch ng tơi khơng có nghĩa là ạn được sở hữu

ất cứ các quyền sở hữu trí tuệ nào đối với Dịch vụ của ch ng tôi hoặc nội dung mà ạn truy cập… Chúng tơi có thể thêm hoặc xóa các chức năng hoặc tính năng và

chúng tơi cũng có thể tạm ngừng hoặc ngừng hồn toàn một Dịch vụ.

51

http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/318826/Yahoo%C2%A0360-chinh-thuc%C2%A0khai- tu%C2%A0tu-ngay-13-7.html

Google cũng có thể ngừng cung cấp Dịch vụ cho ạn hay thêm hoặc tạo ra những giới hạn mới cho Dịch vụ của ch ng tôi ất kỳ l c nào.Ch ng tôi tin rằng ạn sở hữu dữ liệu của ạn và việc ảo toàn quyền truy cập của ạn đối với dữ liệu đó là điều quan trọng. Nếu ch ng tơi ngừng một Dịch vụ nào đó, khi khả thi và hợp lý, ch ng tôi sẽ cung cấp cho ạn thông báo trước hợp lý và cơ hội để đưa thông tin

ra khỏi Dịch vụ đó.” 52

Rõ ràng, từ những quy định này cho thấy, chủ tài khoản chỉ được nhà cung cấp cấp quyền chiếm hữu và sử dụng chứ khơng có quyền định đoạt sự tồn tại của tài khoản. Trong khi đó, phần lớn người dùng xem các tài khoản này là tài sản thuộc sở hữu của mình. Lúc này, sẽ xuất hiện những tranh chấp mà kết quả cuối cùng, người chịu thiệt hại thường là chủ các tài khoản.53

Liên quan đến các thông tin cá nhân, hình ảnh, những chia sẻ của chủ tài khoản trong Gmail, Facebook, Twitter… dù không phải là các giao dịch mua bán nhưng các trường hợp bị đánh cắp thông tin cá nhân dẫn đến thiệt hại cho một cá nhân vẫn có thể xảy ra. Bạn hãy thử tưởng tượng với sự “lây lan” rất nhanh thông qua đường truyền máy tính, một bức ảnh riêng tư mà bạn vẫn ln giữ kín bỗng nhiên bị phát tán trên mạng kèm theo những lời bình phẩm, thơng tin khách hàng hay hợp đồng của bạn trong Gmail bị đánh cắp… Từ đây xuất hiện các tranh chấp liên quan đến người chơi, các chủ tài khoản với nhà cung cấp và có khi là với người thứ ba, tuy nhiên, việc giải quyết không hề dễ dàng. Trong phần tiếp theo, người viết sẽ phân tích những bất cập liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp trên.

1.2.1.2. Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến Tên miền:

Khác với các tranh chấp về mạng xã hội, các tài khoản email, tài khoản trực tuyến, các tranh chấp về Tên miền thường liên quan đến vấn đề quyền sử dụng Tên miền, đồng thời, hoạt động phổ biến đối với các Tên miền là hình thức mua bán, bán đấu giá. Một số lượng lớn các tranh chấp xoay quanh vấn đề tổ chức, cá nhân phát hiện đã có người dùng thương hiệu, họ tên của mình để đăng ký Tên miền. Ông Trần Minh Tân, Phó giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), cho biết khi VNNIC lần đầu cấp phát Tên miền .vn cũng từng diễn ra tình trạng rất

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)