Các quan điểm khác nhau về địa vị pháp lý của tài sản “ảo”trong trò chơ

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 56 - 60)

chơi trực tuyến:

Xuất phát từ các quy định của pháp luật cũng như trên thực tế, hiện nay có hai luồng quan điểm liên quan đến địa vị pháp lý của tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến như sau:

 Quan điểm thứ nhất: Nên cơng nhận tài sản “ảo” trong trị chơi trực tuyến là một loại tài sản theo quy định của pháp luật dân sự.

 Quan điểm thứ hai: Khơng nên cơng nhận tài sản “ảo” trong các trị chơi trực tuyến là tài sản, ít ra là tại thời điểm hiện nay, khi mà pháp luật chưa có những chế định hồn thiện theo kịp sự phát triển của các trị chơi này.

Trong mục này, người viết không nêu những quan điểm theo cách chia hai hướng quan điểm như trên mà chia những ý kiến theo từng nhóm đối tượng: Nhà soạn luật; nhà phát hành, cung cấp trò chơi trực tuyến; quan điểm của một số cá nhân; luật gia. Lý do cho sự phân chia này là bởi khơng chỉ có hai luồng ý kiến như trên mà bản thân trong cùng một nhóm đối tượng, cũng tồn tại những ý kiến khác nhau, điều đó cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề. Chưa vội đưa ra phán xét hay quyết định luận điểm nào đúng, luận điểm nào sai, ở đây, người viết chỉ nêu ra các quan điểm và một số nhận xét về tính hợp lý trong lập luận của tác giả luận điểm.

2.4.1. Quan điểm của các nhà soạn luật:

Theo ơng Trần Hữu Linh, Phó Cục trưởng Cục thương mại điện tử và công nghệ thuộc Bộ Công thương: “Với việc công nghệ thay đổi thì khái niệm tài sản

cũng thay đổi, từ hữu hình tới vơ hình, tài sản ảo l c đó cũng là tài sản và những tài sản ảo có được do lao động hợp pháp, trao đổi mua bán thì nên thừa nhận pháp lý tài sản ảo để hỗ trợ phát triển thế giới ảo với nhiều lợi ích to lớn. Trong game online cũng vậy, người chơi ỏ công sức luyện game và nhận được những vật có

giá trị, đó là lao động chính đáng và người chơi mua án, trao đổi những vật phẩm này với nhau, vì thế, tài sản ảo cần được cơng nhận”.78

Ý kiến này được xây dựng trên lý luận về công sức lao động hợp pháp và sự tất yếu phải công nhận trong điều kiện thực tế hiện nay, chưa có những cơ sở từ pháp luật. Ngược lại với ý kiến trên, Tiến sĩ Đỗ Thu Vân, thuộc Vụ pháp luật dân sự kinh tế, Bộ Tư Pháp nêu lên quan điểm dựa trên cơ sở pháp luật rằng: “Nếu căn cứ

vào Điều 163 và 181 Bộ luật dân sự 2005 thì tài sản “ảo”khơng thể xem là tài sản… Ch ng không nhận biết được bằng giác quan, không tồn tại trong thế giới thực, những đồ vật ấy chỉ có giá trị trong trị chơi, khơng có giá trị nơi khác”. Bà

cịn phân tích tài sản ảo ở khía cạnh quyền tài sản theo Điều 181 Bộ luật Dân sự 2005, nhưng cũng đi đến kết luận do thiếu thuộc tính sở hữu, dù giá trị được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự, cũng khó có thể quy tài sản “ảo” vào một loại quyền tài sản.79

Từ hai ý kiến trên cho thấy, dù đang là một vấn đề bức xúc cần được điều chỉnh nhưng con đường đưa thực tế trở thành các quy định pháp luật là một chặng đường khá dài. Đối chiếu các quy định pháp luật và thực tế của Việt Nam hiện nay cho thấy một kết quả khá khập khiểng.

Vào thời điểm tháng 6/2011, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từng có kiến nghị với Thủ tướng xem xét không cho kinh doanh tài sản có giá trị, tài sản “ảo” trên các trị chơi trực tuyến trong khi chờ các cơ quan nhà nước ban hành các quy định cụ thể về quản lý nhà nước đối với trò chơi trực tuyến. Ủy ban nhân dân nêu rõ quan điểm kinh doanh vật phẩm ảo trong trò chơi trực tuyến là vi phạm quy

định pháp luật.

Đồng thời, qua các hoạt động kiểm tra, đối chiếu kịch bản trò chơi, các cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh xác định trong kịch bản các trị chơi

trực tuyến khơng có nội dung mua bán vật phẩm ảo, khơng có danh sách vật phẩm ảo đăng kí mua án trong trị chơi, cũng khơng có nội dung về giá tiền mua bán các

78 http://www.thongtincongnghe.com/article/9815.

79

http://www.baomoi.com/Home/CNTT/www.vtc.vn/Quan-ly-tai-san-ao-trong-Game-online-Cho- luat/2475064.epi.

vật phẩm ảo; Từ đó, Ủy ban đưa ra kết luận rằng việc mua bán các vật phẩm này là

trái với các quy định của Thông tư 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01/6/2006 và trái với nội dung kịch bản đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt cho các doanh nghiệp cung cấp trò chơi trực tuyến.80

Như vậy, với ba ý kiến như trên cho thấy những người làm luật lẫn cơ quan chức năng đều không thống nhất được về địa vị pháp lý của tài sản “ảo” và đa phần đều đưa ra kết luận cần có một văn bản ban hành quy định một cách thống nhất và có những nhận định rõ ràng hơn nữa.

2.4.2. Quan điểm của các doanh nghiệp cung cấp trò chơi trực tuyến trên thị trường Việt Nam: thị trường Việt Nam:

Một số công ty tuyên bố bảo hộ các giao dịch liên quan đến các vật phẩm người chơi có được trong trị chơi, tức là đã cơng nhận người chơi có quyền nắm giữ và bán, trao đổi như là tài sản của mình, tài sản “ảo” thuộc về người chơi chứ không phải nhà phát hành. Nhưng, đây không là xu hướng của số đông, cụ thể:

Ơng Trương Đình Anh, Tổng giám đốc FPT Telecom, nhà cung cấp các trò chơi như PTV, MU – Xứng danh anh hùng… cho rằng: Game thủ là chủ sở hữu tài sản

ảo. Dù pháp luật thừa nhận hay không thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản ảo trong các game online thì cộng đồng game thủ vẫn coi những nhân vật, đồ vật ảo trong game online là tài sản của mình. FPT tơn trọng và bảo vệ quyền này. Điều đó có nghĩa là người chơi hồn tồn có quyền tự do mua bán các tài sản ảo này bằng tiền trong game online hoặc tiền thật.81 Sau một thời gian im lặng, FPT Telecom đã công nhận giá trị của tài sản “ảo” và cho phép giao dịch chúng trên thị trường. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc họ phải đầu tư hơn về mặt kĩ thuật mới có thể quản lý hết những giao dịch vốn mang bản chất rất phức tạp này.

Ngược lại, ơng Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch hiệp hội phần mềm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty VinaGame cho rằng: “Tài sản ảo thuộc về nhà cung

80 http://www.hoptactre.com/index.php?option=com_content&view=article&id=67:kin-ngh-khong-kinh- doanh-tai-sn-o-trong-game-online&catid=18:bai-vit&Itemid=34. 81 http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Tai-san-ao-trong-game-online-thuoc-ve-ai/65046838/217/.

cấp trị chơi. Theo thơng lệ của việc sử dụng các các sản phẩm như phần mềm, sách báo, nhạc, phim… người dùng cuối được phép sử dụng và chấp nhận những quy định của nhà cung cấp khi sử dụng, và chắc chắn khơng thể có chuyện người dùng cuối có quyền sở hữu sản phẩm”.82 Điều này có nghĩa, với việc khơng công nhận quyền sở hữu tài sản “ảo” cho người chơi, VinaGame cũng sẽ không công nhận các giao dịch mua bán các vật phẩm này bằng tiền mặt.

Như vậy, người chơi Võ Lâm Truyền Kì sẽ khơng được bảo hộ các giao dịch mua bán trên thị trường như trong trò chơi MU – Xứng Danh Anh Hùng, PTV. Vơ hình chung, trong thị trường trò chơi trực tuyến đã xảy ra sự không đồng nhất và người bất lợi nhất là những người chơi. Việc công nhận hay công nhận đều có những điểm tựa giải thích khá hợp lý. Nếu như với FPT, dựa vào việc các giao dịch có diễn ra trên thị trường và không thể tránh được, thực tế sẽ là minh chứng cho luận điểm của họ như một “xu hướng tất yếu”, một xu hướng thay đổi theo thị trường. Ngược lại, với VinaGame, dựa vào một quy định truyền thống trong luật như quyền sở hữu trí tuệ lại là một lý giải khá hợp lý.

2.4.3. Quan điểm của một số luật gia:

Ơng Phạm Thành Long, Giám đốc Cơng ty luật gia Phạm và đồng sự nêu quan điểm không nên bảo hộ tài sản „ảo” trong trò chơi bởi các lý do:

- Các cơng ty trị chơi chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp, cuộc sống của trị chơi trực tuyến ngắn nên khơng quan trọng với xã hội.

- Nhà nước không nhất thiết phải điều chỉnh mọi quan hệ xã hội bằng pháp luật mà chỉ cần đưa ra những quy tắc tối thiểu cho các nhà cung cấp dịch vụ. - Pháp luật mang tính quốc gia nhưng người chơi trị chơi lại khơng biên giới. Ngược lại, Thạc sĩ Luật Lê Xuân Lộc cho biết: "Pháp luật iệt Nam hiện nay

không rõ ràng trong việc có hay khơng cơng nhận tài sản ảo để từ đó quyết định có hay khơng đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nếu không công nhận,

82

vụ việc không được Tịa thụ lý. Nếu cơng nhận thì xét xử theo qui định về tranh

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)