Đối với các quy định pháp luật

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 79 - 81)

3.4. Hoàn thiện pháp luật theo hƣớng bảo hộ tài sản “ảo”

3.4.1. Đối với các quy định pháp luật

Pháp luật là nền tảng để công nhận tài sản “ảo” là tài sản trên thực tế và cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng làm căn cứ thụ lý và giải quyết các tranh chấp phát sinh trên thực tế. Cho nên, hoàn thiện pháp luật là rất quan trọng. Cụ thể như sau:

- Như đã phân tích, Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 không quy định cụ thể tài sản phải là “vật thực” hay “vật vơ hình”, vì vậy, khơng nhất thiết phải sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005 để đưa tài sản “ảo” vào điều chỉnh mà nên ban hành Nghị định hướng dẫn quy định của Bộ luật Dân sự 2005 theo đó quy định tài sản “ảo” là tài sản bên cạnh vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

- Liên quan đến vấn đề quyền sở hữu tài sản “ảo” thuộc về ai, Bộ luật Dân sự 2005 cũng đã cung cấp cơ sở trong việc xác lập quyền sở hữu tài sản tại Điều 233 về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp:“Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh

doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.”

Đồng thời, tại Điều 234, Điều 239, Điều 241 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định rằng, quyền sở hữu có thể được xác lập bằng hợp đồng hay xác lập đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu, vật bị đánh rơi, bỏ quên. Đây là những quy định khá gần gũi để có thể điều chỉnh tài sản “ảo”. Theo đó, thơng qua hợp đồng mua bán, nhà phát hành, người cung cấp dịch vụ trao quyền sở hữu hợp pháp tài sản của mình cho người dùng. Trong một số trò chơi trực tuyến, thực tế rằng, nhà sản xuất khuyến khích người chơi tìm các vật phẩm bằng cách “chơn giấu”, “bỏ lại” chúng trên các cơng trình như nhà cửa, đường đi… như thể họ đã từ bỏ quyền sở hữu chúng, hay, bằng việc đánh các quái vật mà người chơi thu lượm được những vật phẩm trên người chúng107… với bản chất của một động sản, người chơi có thể vận dụng các quy định trên đi kèm với đó là các luận điểm của thuyết Lockean xác định quyền sở hữu tài sản “ảo” cho mình. Nên chăng, các Thỏa thuận người dùng (EULA) có thể ghi nhận những trường hợp trên.

- Công nhận tài sản “ảo” là tài sản sẽ phát sinh vấn đề định giá các tài sản và việc thực hiện các quyền tài sản như: Mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế…bởi vì rõ ràng, đây là một loại tài sản “đặc biệt”. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, người tham gia các giao dịch dân sự phải là người thành niên, 108

nhưng đa số các giao dịch hiện nay liên quan đến tài sản “ảo” đều do người chưa thành niên thực hiện, vì vậy, Nghị định ban hành sẽ phải giải quyết được những vấn đề sau:

 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Ngươi từ đủ sáu tuổi đến dưới mười

tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”.

Các giao dịch về tài sản “ảo” không là những giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày, điều đó đồng nghĩa với việc cần người đại diện nếu người chưa thành niên là người giao dịch. Thực tế khi thực hiện sẽ rất khó khăn và phức tạp, nhất là khi các hoạt động này không chỉ diễn ra trong thế giới thực mà còn cả trong thế giới “ảo”.

Để dễ đàng quản lý, nên chăng, pháp luật sẽ quy định tất cả các giao dịch liên quan đến tài sản “ảo” trong các trò chơi đều phải thực hiện thơng qua nhà phát hành trị chơi, tạm gọi là “sàn giao dịch” cùng với một đồng tiền thống nhất, mỗi người chơi phải đăng kí tài khoản giao dịch riêng, mật khẩu riêng đồng thời chịu trách nhiệm về “xuất xứ” vật phẩm giao dịch. Đây gọi là phương thức “tự vận hành”, cũng là cách mà Chính phủ Trung Quốc đang áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, khi áp dụng những quy định này vào nước ta, cần giải quyết được các vấn đề sau:

- Trách nhiệm của người quản lý các “sàn giao dịch” này đến đâu?

- Chất lượng các tài sản “ảo” đem ra giao dịch cần đáp ứng những yêu cầu gì? - Quản lý, bảo vệ đối với các thông tin công bố trên “sàn giao dịch”ra sao?

 Liên quan đến giá trị tài sản “ảo”, thước đo nào cho các tài sản này khi mà mỗi trị chơi có một hệ thống vật phẩm riêng? Nhà sản xuất không phải là người duy nhất có quyền định giá tài sản, người chơi cũng là đối tượng có quyền lợi, cho nên, cần có sự thống nhất chung giữa hai phía. Bên cạnh đó, pháp luật là nền tảng xác định giá trị từ ban đầu. Dự thảo ngày 21/10/2011 thay thế Nghị định 97/2008, Điểm b Khoản 5 Điều 2 cũng đã có thay đổi theo hướng này, cụ thể: “Không được

sửa đổi thông tin, dữ liệu nhằm tăng giá trị của vật phẩm ảo trong trò chơi so với giá trị được xác định tại thời điểm nội dung kịch bản trò chơi được cấp phép”.

108

Một khi giá trị tài sản “ảo” được xác định tại thời điểm đăng kí trị chơi, thiết nghĩ nhà sản xuất sẽ là đối tượng không được tăng giá trị vật phẩm trong trò chơi đã đăng kí trong suốt thời gian phát hành. Ngược lại, người chơi có quyền làm tăng giá trị vật phẩm “ảo” bằng việc kết tinh giá trị lao động của mình trong đó. Để xác định giá trị này là bao nhiêu, cần xác định số giờ chơi đã bỏ ra và số tiền đầu tư vào đó ra sao. Như vậy, sẽ hợp lý nếu một Hội đồng định giá về lĩnh vực tài sản “ảo” được lập ra.

 Thừa kế, tặng cho dựa trên mật khẩu và tài khoản từng cá nhân phụ thuộc trước hết là ở nhà phát hành và sự quản lý của người chơi. Trong thừa kế, tặng cho cũng như mua bán, sở hữu hợp pháp là vấn đề phải xem xét. Pháp luật nên quy định theo hướng: Nếu công sức của nhà sản xuất là quan trọng và đóng vai trị lớn hơn so với người chơi – quyền sở hữu thuộc về nhà sản xuất, người chơi được công nhận ở phần công sức bỏ ra chơi hay nâng cấp chúng. Ngược lại, người chơi là người tạo ra vật phẩm “ảo”từ nguyên liệu “thô” từ nhà cung cấp, thu lượm hay giành được trong các cuộc đấu - tài sản này thuộc về người chơi, nhà sản xuất không sở hữu mà chỉ quản lý trong phạm vi trị chơi của mình.

 Nâng cao ý thức bảo vệ tài sản “ảo” của các chủ sở hữu hợp pháp như: Quy định yêu cầu ngươi chơi cung cấp đúng thơng tin khi đăng kí tài khoản, quy định hình phạt nghiêm đối với các trường hợp xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)