Vụ án Yan Yifan, Trung Quốc, năm 2007

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 74)

3.3. Thực tế cho thấy tài sản “ảo” đang dần đƣợc thừa nhận địa vị pháp lý

3.3.1. Vụ án Yan Yifan, Trung Quốc, năm 2007

Yan Yifan bị kết tội đánh cắp tài sản “ảo” và trở thành người đầu tiên bị xử phạt bởi pháp luật Trung Quốc do liên quan đến vấn đề quyền sở hữu tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến. Yan tham gia trò chơi trực tuyến Đại Thoại Tây Du năm 2002, đến năm 2004 được mời làm cộng tác viên của chính cơng ty phát hành trò chơi trực tuyến trên là NetEase. Trong suốt thời gian làm việc, Yan đã đánh cắp thông tin của 30 khách hàng đồng thời làm giả Chứng minh nhân dân của họ. Sau đó, lấy cớ mật khẩu của những khách hành này đã bị đánh cắp, Yan gửi bản fax các bản Chứng minh nhân dân giả yêu cầu NetEase thay đổi toàn bộ mật khẩu của các tài khoản nói trên. Với mật mã mới, Yan đã bán các tài khoản người chơi lẫn các tài sản “ảo” trong tài khoản đó cho những người chơi khác, thu lợi hơn 500 USD. Phiên sơ thẩm vào tháng 12 năm 2006, Tòa án Quận Tianhe Tỉnh Quảng Châu phạt Yan 617 USD. Yan đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án nhân dân tối cao Quảng Châu với lý do bởi tại thời điểm 2006, pháp luật Trung Quốc chưa có quy định về sở hữu tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến và, sự can thiệp của pháp luật như trên là không hợp lý. Tuy nhiên, trong phiên xét xử vào đầu năm 2007, Tòa án quyết định y án sơ thẩm. Theo lập luận của Hội đồng xét xử, người chơi đã tốn nhiều thời gian, sức lực để có thể kiếm được tài sản “ảo”, những thứ dần được công

102

http://forums.gamevn.com/showthread.php?182378-Danh-cap-tai-san-ao-game-thu-dau-tien-ra-vanh- mong-ngua

nhận xét theo giá cả và giá trị sử dụng, Yan đã thu lợi bất chính từ những tài sản “ảo” đó.

Tại Trung Quốc, các trường hợp như trên không hiếm, nhưng đây là lần đầu tiên pháp luật can thiệp xử lí. Điều đó cho thấy sự thay đổi trong nhận thức về tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến của cơ quan tư pháp Trung Quốc tạo tiền đề cho việc công nhận tài sản “ảo” sau này.

3.3.2. Vụ trộm “1000 viên Long Châu cấp 12” trong trị chơi “Thế Giới Hồn Mỹ”, năm 2010: 103

Tương tự tình tiết trong vụ án Yan Yifan, tuy nhiên, trong vụ án này, cơ quan tư pháp Việt nam khơng chỉ phạt hành chính mà đưa ra hình phạt tù giam đối với Phạm Minh Hải với tội danh “Trộm cắp tài sản”. Cụ thể, vào tháng 1/2008 công ty Quang Minh DEC, công ty độc quyền phát hành trị chơi trực tuyến “Thế giới hồn mỹ” trên thị trường Việt Nam vào thời điểm tháng 8/2008 đến tháng 8/2009, đã ký hợp đồng tuyển dụng Lê Q Hải với cơng việc chăm sóc khách hàng. Trong q trình làm việc cho công ty, Hải đã chiếm đoạt “1000 viên Long Châu cấp 12” trong cơ sở dữ liệu của công ty Quang Minh DEC và bán ra thị trường 600 viên với tổng trị giá 91 triệu đồng. “400 viên Long Châu cấp 12” cịn lại sau khi cơng ty phát hiện đã thu hồi và xóa bỏ.

Ngày 31-12-2009, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội hoàn thành bản cáo trạng truy tố Lê Quý Hải về tội trộm cắp tài sản theo Điểm e Khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999. Vụ án đã được Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm vào tháng 3-2010, theo đó Lê Quý Hải chịu mức án 9 tháng 5 ngày tù giam với tội “Trộm cắp tài sản” và buộc bồi thường cho công ty Quang Minh DC 91 triệu đồng (đã được Lê Quý Hải giao nộp khi bị bắt).

Đây cũng là lần đầu tiên một vụ án liên quan đến tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến được cơ quan tư pháp nước ta thụ lý giải quyết. Và, vụ việc trên cho thấy Tịa án đã gián tiếp cơng nhận tài sản “ảo” (1000 viên Long Châu cấp 12) là tài

103

sản thuộc sở hữu hợp pháp của công ty Quang Minh DEC (là cơ sở dữ liệu thuộc về công ty thơng qua hợp đồng độc quyền phát hành trị chơi “Thế giới Hoàn Mỹ” tại thị trường Việt Nam với công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ mạng thời đại - khơng gian Hồn Mỹ, Bắc Kinh, Trung Quốc) từ đó kết luận hành vi của bị cáo Lê Quý Hải đã xâm phạm quyền này. Tuy nhiên, vấn đề được cộng đồng mạng quan tâm trong thời điểm xét xử không phải là hành vi trộm cắp của Hải mà là việc định giá đối với những viên Long Châu bị Hải đánh cắp.

Trong q trình xét xử, phía cơng ty Quang Minh DEC yêu cầu bồi thường số tiền lên đến 2,7 tỉ đồng, tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã tuyên Lê Quý Hải chỉ bồi thường 91 triệu đồng – bằng với số tiền mà Hải thu lợi từ việc bán những viên Long Châu cấp 12 trên ra thị trường. Lý do công ty Quang Minh DEC đưa ra mức bồi thường trên là do tại thời điểm Hải thực hiện hành vi phạm tội, giá “chợ đen” của mỗi viên Long Châu cấp 12 giao động từ 4,5 đến 5 triệu đồng. Như vậy, với số lượng 600 viên thì số tiền là gần 3 tỉ đồng. Nếu tính theo cách thơng thường, để “ép” được 1 viên Long Châu Cấp 12 cần 4.645 viên Long Châu cấp 1, mỗi viên Long Châu cấp 1 được bán với giá 1000 đồng/viên, tổng giá trị của 600 viên là 2,7 tỉ đồng. Cuối cùng, với mức bồi thường được quyết định là 91 triệu đồng, giá trị mỗi viên Long Châu cấp 12 chỉ còn lại 151.000 đồng.

Lập luận của Hội đồng xét xử cho rằng, vào thời điểm năm 2010, chưa có văn bản pháp luật đề cập đến tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến, lời khai của bị cáo cũng như chứng cứ mà công ty Quang Minh DEC cung cấp không đủ thuyết phục về mặt cơ sở pháp lý nên khơng chấp nhận tồn bộ yêu cầu bồi thường. Theo ý kiến của cộng đồng người chơi, thực tế, số tiền 91 triệu đồng nêu trên không phải là kết quả xuất phát từ hoạt động định giá của 600 viên Long Châu mà là số tiền thu lợi bất hợp pháp từ hành vi phạm tội của Hải trên chính tài sản chiếm đoạt được, không phải Hải trộm tài sản trị giá 91 triệu đồng.104 Do đó, trả lại cho công ty Quang Minh DEC là hợp lý. Vì thế, khơng nên gọi đây là “tiền bồi thường thiệt hại”. Thiết nghĩ, nếu như bị cáo không bán được số Long Châu trên với số tiền 91 triệu đồng mà chỉ với 9 triệu đồng, thậm chí thấp hơn thì Tịa án cũng chỉ tuyên trả cho Quang Minh DEC số tiền như vậy mà thôi.

104

Liên quan đến vấn đề định giá 1000 viên Long Châu, Cơ quan điều tra – Cơng an Thành phố Hà Nội đã có cơng văn yêu cầu Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Thành phố Hà Nội định giá tài sản, định giá đối với tài sản nêu trên. Tại văn bản số 4805 ngày 16-10-2009, Hội đồng định giá Thành phố Hà Nội đã kết luận: “Đây là loại hình tài sản mới (tài sản ảo), khơng có giá trị thực tế; các quy

phạm pháp luật chưa đề cập đến vấn đề quản lý giá loại tài sản này; lời khai của ị can không đủ cơ sở pháp lý làm căn cứ định giá tài sản”.105 Dù tội “Trộm cắp tài sản” là tội cần xác định rõ giá trị tài sản từ đó quyết định mức hình phạt tương ứng, tuy nhiên, Tòa án Thành phố Hà Nội vẫn quyết định xử phạt Lê Quý Hải tội “Trộm cắp tài sản”. Như vậy, thực tế hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp nước ta cho thấy, dù thụ lý giải quyết nhưng vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập mà chính những cơ quan này chưa giải quyết triệt để.

Điểm e Khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999 quy định:

Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. …

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì ị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

…;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu

đồng;

Có ý kiến cho rằng, từ bản án của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội và Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999, pháp luật và cơ quan tư pháp đã “công nhận” tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến là tài sản hợp pháp và được bảo vệ quyền sở hữu bằng quy định pháp luật. Tuy nhiên, kết luận này chưa hợp lý bởi lý do:

- Thứ nhất, pháp luật nước ta không phải là hệ thống pháp luật án lệ như các nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, nơi mà các bản án, quyết định giải quyết vụ việc của Tịa án có thể trở thành pháp luật.

105

http://tintuc.xalo.vn/00431325732/Dinh_gia_tai_san_trong_to_tung_hinh_su_Phai_khach_quan.html?id=9f0 f70&o=0

- Thứ hai, bởi vì chưa có sự đầy đủ về văn bản pháp luật nên cơng tác xét xử cịn phụ thuộc vào nhận thức và đường lối xét xử của mỗi Tịa án. Có thể, với cùng một vụ việc, có Tịa án sẽ thụ lý nhưng có Tịa án sẽ khơng thụ lý bởi lý do khơng có quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, bảo vệ quyền lợi của nhà phát hành dễ dàng hơn so với việc bảo vệ quyền lợi cho người chơi, đây cũng là lý do cho đến hiện nay, chưa có vụ án nào giữa người chơi với người chơi hay nhà pháp hành với người chơi được thụ lý giải quyết.

3.4. Hoàn thiện pháp luật theo hƣớng bảo hộ tài sản “ảo” :

Theo ý kiến tác giả thì việc quy định thêm một lĩnh vực pháp luật mới điều chỉnh tài sản “ảo” là không cần thiết và tốn kém, bởi vì dù có sự khác biệt nhưng bản chất tài sản “ảo” giống với tài sản thơng thường. Mục đích cuối cùng khi cơng nhận tài sản “ảo” là tài sản cũng chỉ là nhằm bảo vệ giá trị sức lao động của người chơi và nhà sản xuất kết tinh trong tài sản đó mà thơi.

Xung quanh vấn đề hồn thiện pháp luật theo đó bảo hộ tài sản “ảo”, tác giả bài viết “Nhìn nhận lại về tài sản ảo” đề xuất ý kiến: Quy định tài sản “ảo” phát sinh trong hợp đồng dịch vụ giữa nhà cung cấp và người dùng. Từ đây, chúng ta có thể xem tài sản “ảo” là một phần trong dịch vụ mà người dùng được cung cấp, và, người dùng có sử dụng tài sản “ảo” như với quyền sử dụng dịch vụ. 106 Tuy nhiên, quyền này chỉ đơn thuần là quyền của một bên theo quy định của hợp đồng dân sự, việc quyền này có trị giá được bằng tiền hay chuyển giao được trong giao dịch dân sự hay khơng hồn toàn phụ thuộc vào nội dung hợp đồng. Trên thực tế, các hợp đồng giữa người chơi và nhà cung cấp dịch vụ thể hiện thơng qua các EULA, thường có nội dung hạn chế tài sản “ảo” được phép quy đổi ra tiền cũng như chuyển giao trong giao dịch dân sự. Vì vậy, việc coi tài sản “ảo” là một quyền sử dụng dịch vụ là chưa hợp lý trong thời điểm hiện nay.

Từ những phân tích về sự hợp lý trong việc cơng nhận tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến là tài sản, cần bảo hộ tài sản “ảo” trong các quy định của pháp luật Dân sự. Tuy nhiên, để làm được một cách có hiệu quả thì sự thay đổi từ pháp

luật là chưa đủ mà còn cần sự phối hợp của các cơ quan nhà nước, từ chính nhà phát hành, nhà cung cấp trò chơi và người chơi.

3.4.1. Đối với các quy định pháp luật:

Pháp luật là nền tảng để công nhận tài sản “ảo” là tài sản trên thực tế và cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng làm căn cứ thụ lý và giải quyết các tranh chấp phát sinh trên thực tế. Cho nên, hoàn thiện pháp luật là rất quan trọng. Cụ thể như sau:

- Như đã phân tích, Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 khơng quy định cụ thể tài sản phải là “vật thực” hay “vật vơ hình”, vì vậy, khơng nhất thiết phải sửa đổi Bộ luật Dân sự 2005 để đưa tài sản “ảo” vào điều chỉnh mà nên ban hành Nghị định hướng dẫn quy định của Bộ luật Dân sự 2005 theo đó quy định tài sản “ảo” là tài sản bên cạnh vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

- Liên quan đến vấn đề quyền sở hữu tài sản “ảo” thuộc về ai, Bộ luật Dân sự 2005 cũng đã cung cấp cơ sở trong việc xác lập quyền sở hữu tài sản tại Điều 233 về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp:“Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh

doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.”

Đồng thời, tại Điều 234, Điều 239, Điều 241 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định rằng, quyền sở hữu có thể được xác lập bằng hợp đồng hay xác lập đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu, vật bị đánh rơi, bỏ quên. Đây là những quy định khá gần gũi để có thể điều chỉnh tài sản “ảo”. Theo đó, thơng qua hợp đồng mua bán, nhà phát hành, người cung cấp dịch vụ trao quyền sở hữu hợp pháp tài sản của mình cho người dùng. Trong một số trò chơi trực tuyến, thực tế rằng, nhà sản xuất khuyến khích người chơi tìm các vật phẩm bằng cách “chơn giấu”, “bỏ lại” chúng trên các cơng trình như nhà cửa, đường đi… như thể họ đã từ bỏ quyền sở hữu chúng, hay, bằng việc đánh các quái vật mà người chơi thu lượm được những vật phẩm trên người chúng107… với bản chất của một động sản, người chơi có thể vận dụng các quy định trên đi kèm với đó là các luận điểm của thuyết Lockean xác định quyền sở hữu tài sản “ảo” cho mình. Nên chăng, các Thỏa thuận người dùng (EULA) có thể ghi nhận những trường hợp trên.

- Công nhận tài sản “ảo” là tài sản sẽ phát sinh vấn đề định giá các tài sản và việc thực hiện các quyền tài sản như: Mua bán, trao đổi, tặng cho, thừa kế…bởi vì rõ ràng, đây là một loại tài sản “đặc biệt”. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, người tham gia các giao dịch dân sự phải là người thành niên, 108

nhưng đa số các giao dịch hiện nay liên quan đến tài sản “ảo” đều do người chưa thành niên thực hiện, vì vậy, Nghị định ban hành sẽ phải giải quyết được những vấn đề sau:

 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Ngươi từ đủ sáu tuổi đến dưới mười

tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác”.

Các giao dịch về tài sản “ảo” không là những giao dịch phục vụ sinh hoạt hàng ngày, điều đó đồng nghĩa với việc cần người đại diện nếu người chưa thành niên là người giao dịch. Thực tế khi thực hiện sẽ rất khó khăn và phức tạp, nhất là khi các hoạt động này không chỉ diễn ra trong thế giới thực mà còn cả trong thế giới “ảo”.

Để dễ đàng quản lý, nên chăng, pháp luật sẽ quy định tất cả các giao dịch liên quan đến tài sản “ảo” trong các trò chơi đều phải thực hiện thơng qua nhà phát hành trị chơi, tạm gọi là “sàn giao dịch” cùng với một đồng tiền thống nhất, mỗi người chơi phải đăng kí tài khoản giao dịch riêng, mật khẩu riêng đồng thời chịu trách nhiệm về “xuất xứ” vật phẩm giao dịch. Đây gọi là phương thức “tự vận hành”, cũng là cách mà Chính phủ Trung Quốc đang áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, khi áp

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)