Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến mạng xã hội, tà

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 29 - 31)

1.2. Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo”và những bất

1.2.1.1. Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến mạng xã hội, tà

tài khoản trực tuyến:

Các trang mạng xã hội, tài khoản email, tài khoản trực tuyến chủ yếu mang tính cộng đồng, chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc tính cá nhân liên quan đến thơng tin, hình ảnh riêng tư nên ở đó các hình thức giao dịch liên quan đến tài sản “ảo” là rất ít. Tuy nhiên, ít giao dịch khơng đồng nghĩa với việc số lượng tranh chấp

50 Joshua A.T. Fairfield, “Virtual property”, 2005: “If I hold a pen, I have it and you don’t. Rivalrousness. If I

put the pen down and leave the room, it is still there. That is persistence. And finally, you can all interact with the pen – with my permission, you can experience it. That is interconnectivity”.

liên quan đến các hình thức này khơng diễn ra. Điển hình như vào ngày 13.7.2007, dịch vụ blog Yahoo 3600 của cơng ty Yahoo! chính thức ngừng cung cấp tại thị trường Việt Nam. Vụ việc này khiến chúng ta đặt ra câu hỏi không chỉ riêng các trang mạng cá nhân, mạng xã hội mà còn đối với các tài khoản email, người sử dụng hay chính nhà cung cấp mới là chủ sở hữu thực sự các tài khoản này – cho dù người sử dụng có mật khẩu truy cập riêng.

Yahoo! quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh toàn cầu và một trong những sự thay đổi trong chiến lược đó chính là đóng cửa Blog Yahoo! 3600 . Quyết định này gây ảnh hưởng rất lớn số lượng lớn người dùng tại Việt Nam thời điểm này và buộc họ phải có một trong hai sự lựa chọn: Chuyển sang dịch vụ mà Yahoo! đề xuất là Yahoo! 360 plus hoặc chuyển sang một nhà cung cấp khác như : Facebook, Myspace, Twitter… Tuy nhiên, dịch vụ Yahoo! 360 plus lại bộc lộ khá nhiều điểm hạn chế và gây khó khăn cho người sử dụng, đặt biệt là các dữ liệu người dùng không cịn như cũ khi chuyển sang hình thức mới.

Việc làm này của Yahoo! được ví như việc người dùng giao “địa chỉ” lẫn “chìa khóa” căn nhà Yahoo! blog của mình cho một ơng chủ khác “vận chuyển trọn gói” và làm dấy lên những băn khoăn về tính bảo mật của nó. Đã có trường hợp mất tài khoản và không thể phục hồi lại khi chuyển sang Yahoo! 360 plus. Bất cập là vậy nhưng người dùng muốn tiếp tục sử dụng thì phải thực hiện theo yêu cầu của nhà cung cấp, họ khơng có quyền quyết định mà chỉ là đối tượng được thông báo cuối cùng.51

Như vậy, từ thực tế đã cho thấy, Yahoo! mới chính là chủ sở hữu thực sự các tài khoản email, bằng chứng là quyền chấm dứt cung cấp dịch vụ mà khơng cần có sự đồng ý từ người dùng. Điều này tương tự với dịch vụ Gmail của Google. Một đoạn trích trong Điều khoản dịch vụ của Gmail quy định như sau:

“ iệc ạn sử dụng Dịch vụ của ch ng tơi khơng có nghĩa là ạn được sở hữu

ất cứ các quyền sở hữu trí tuệ nào đối với Dịch vụ của ch ng tôi hoặc nội dung mà ạn truy cập… Chúng tơi có thể thêm hoặc xóa các chức năng hoặc tính năng và

chúng tơi cũng có thể tạm ngừng hoặc ngừng hoàn toàn một Dịch vụ.

51

http://nhipsongso.tuoitre.vn/Nhip-song-so/318826/Yahoo%C2%A0360-chinh-thuc%C2%A0khai- tu%C2%A0tu-ngay-13-7.html

Google cũng có thể ngừng cung cấp Dịch vụ cho ạn hay thêm hoặc tạo ra những giới hạn mới cho Dịch vụ của ch ng tôi ất kỳ l c nào.Ch ng tôi tin rằng ạn sở hữu dữ liệu của ạn và việc ảo toàn quyền truy cập của ạn đối với dữ liệu đó là điều quan trọng. Nếu ch ng tơi ngừng một Dịch vụ nào đó, khi khả thi và hợp lý, ch ng tôi sẽ cung cấp cho ạn thông báo trước hợp lý và cơ hội để đưa thơng tin

ra khỏi Dịch vụ đó.” 52

Rõ ràng, từ những quy định này cho thấy, chủ tài khoản chỉ được nhà cung cấp cấp quyền chiếm hữu và sử dụng chứ khơng có quyền định đoạt sự tồn tại của tài khoản. Trong khi đó, phần lớn người dùng xem các tài khoản này là tài sản thuộc sở hữu của mình. Lúc này, sẽ xuất hiện những tranh chấp mà kết quả cuối cùng, người chịu thiệt hại thường là chủ các tài khoản.53

Liên quan đến các thông tin cá nhân, hình ảnh, những chia sẻ của chủ tài khoản trong Gmail, Facebook, Twitter… dù không phải là các giao dịch mua bán nhưng các trường hợp bị đánh cắp thông tin cá nhân dẫn đến thiệt hại cho một cá nhân vẫn có thể xảy ra. Bạn hãy thử tưởng tượng với sự “lây lan” rất nhanh thông qua đường truyền máy tính, một bức ảnh riêng tư mà bạn vẫn ln giữ kín bỗng nhiên bị phát tán trên mạng kèm theo những lời bình phẩm, thơng tin khách hàng hay hợp đồng của bạn trong Gmail bị đánh cắp… Từ đây xuất hiện các tranh chấp liên quan đến người chơi, các chủ tài khoản với nhà cung cấp và có khi là với người thứ ba, tuy nhiên, việc giải quyết không hề dễ dàng. Trong phần tiếp theo, người viết sẽ phân tích những bất cập liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp trên.

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)