1.2. Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo”và những bất
1.2.2.1. Đối với tranh chấp giữa nhà cung cấp và người chơi trong trò
tuyến, người sử dụng dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ:
Thông thường khi lần đầu tham gia vào một trò chơi hay xác lập tài khoản các nhân trên mạng, các nhà cung cấp luôn đưa ra các quy tắc mà người tham gia phải tuân thủ.Trong các game trực tuyến thì đó là Thỏa thuận người dùng cuối – Các EULA ( End User Lisence Agreement), tuy nhiên trong một số trường hợp đây không phải là sự lựa chọn tối ưu cho người dùng khi xảy ra tranh chấp với nhà phát hành bởi những lý do sau đây:
Thỏa thuận người dùng mang tính “một chiều”:
Khơng giống như các thỏa thuận cơng bằng mang tính hai chiều, các thỏa thuận này thực chất là điều kiện mà nhà cung cấp đưa ra cho ngươi tham gia, họ có thể thay thế các điều khoản bất kì lúc nào mà khơng cần thông báo trước và, nếu không chấp nhận, người chơi không thể đăng nhập vào trị chơi hay dịch vụ nào đó. Một đoạn trích trong Thỏa thuận sử dụng của game Võ Lâm Truyền Kì do VinaGame phát hành cho thấy:
“1. Về tài khoản sử dụng (account): Khi đăng ký tài khoản, bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin về tên tuổi, địa chỉ, điện thoại, số CMND… Đây không phải là những thông tin bắt buộc, nhưng khi có những rủi ro, mất mát sau này, chúng tôi chỉ tiếp nhận những trường hợp điền đúng và đầy đủ những thông tin trên. Những trường hợp điền thiếu thông tin hoặc thông tin sai sự
thật sẽ không được giải quyết. Những thông tin này sẽ được dùng làm căn cứ để hỗ trợ giải quyết.
63
Bộ Tư pháp – Viện khoa học pháp lý (2008), “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005” tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang 362.
Nếu ạn cung cấp ất kỳ thông tin nào khơng trung thực hoặc khơng chính xác, hoặc nếu ch ng tơi có cơ sở để nghi ngờ rằng thơng tin đó khơng phải là thơng tin trung thực hoặc khơng chính xác, chúng tơi có quyền đình chỉ
tạm thời để xác minh hoặc chấm dứt việc sử dụng Tài Khoản của bạn và từ chối toàn bộ việc sử dụng Dịch Vụ (hoặc bất kỳ phần nào của Dịch Vụ) tại thời điểm hiện tại hoặc sau này mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với bạn.
2. Mật khẩu của tài khoản (Account password): Trong phần quản lý tài
khoản, đối với một tài khoản, người chơi sẽ có một mật khẩu và một mã game (mật khẩu cấp 2 trước đây). Mật khẩu được sử dụng để đăng nhập vào các game và các we site. Mã game được sử dụng cho các chức năng trong một số game hoặc sử dụng để lấy lại mật khẩu. Người chơi có trách nhiệm phải tự
mình bảo quản mật khẩu và mã game, nếu mật khẩu hoặc mã game bị lộ ra ngồi dưới bất kỳ hình thức nào, VNG sẽ khơng chịu trách nhiệm về mọi tổn thất phát sinh”.
Như vậy, một khi có những vấn đề liên quan đến việc mất tài khoản, thiệt hại do người thứ ba gây ra, VinaGame khơng chịu trách nhiệm hoặc xóa tài khoản của bạn vĩnh viễn trong một số trường hợp nhất định. Rõ ràng, với những quy định này, nhà phát hành đã tạo ra cơ chế bảo vệ tối đa cho mình bằng việc “khơng chịu trách nhiệm về mọi tổn thất”, “khơng phải chịu bất kì trách nhiệm nào”…
Cũng có ý kiến cho rằng, việc người chơi chấp nhận EULA cũng như đăng nhập vào trị chơi có nghĩa họ đã đồng ý ràng buộc vào các EULA này và làm cho thỏa thuận đó mang tính song phương. Tuy nhiên, ngay từ ban đầu, người dùng đã không tham gia xây dựng các điều khoản của Thỏa thuận, thao tác của họ chỉ là “click” chuột vào ô “Đồng ý” bên dưới Thỏa thuận và, không đồng ý đồng nghĩa với việc họ không được cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, với những điều khoản “thiệt thòi” cho người dùng như trên, rõ ràng, dù dưới hình thức của một Thỏa thuận có sự đồng ý của cả hai bên, nhưng tính chất vẫn chỉ là một chiều và “cán cân” nghiêng về phía nhà cung cấp dịch vụ.
Thỏa thuận không quy định cách giải quyết trong trường hợp có tranh chấp xảy ra:
Một số EULA chỉ là những quy định chung chung mà không đưa ra một cách giải quyết nào triệt để nhất. Cách quy định phổ biến trong các EULA chỉ là về: Tài khoản, mật khẩu tài khoản, nhân vật… nếu liên quan đến giải quyết các tranh chấp thì cũng chỉ là các quy định mang tính bắt buộc như:
“Khơng chấp nhận việc mua án vật dụng hoặc tài khoản của trò chơi ằng
tiền thật hoặc hiện kim ở trong lẫn ngồi trị chơi. Trong trường hợp người sử dụng vi phạm điều khoản này, ch ng tôi khơng có ất kỳ trách nhiệm nào trong việc phục hồi đồ vật hay nhân vật. Ngoài ra, nếu phát hiện những tài khoản vi phạm ch ng tôi sẽ khóa tài khoản vĩnh viễn”.64
Quay lại với trường hợp mà người viết đưa ra tại phần 1.1.3.5 về tính chuyển giao được của tài sản “ảo”, người chơi sẽ ra sao một khi Entropia Universe thay đổi điều khoản trong EULA thu hồi tất cả các “bất động sản” đã bán, giảm giá trị của một số tài sản người chơi đang nắm giữ? Hay, một ngày, VinaGame tuyên bố thu hồi hay cấm sử dụng một loại vũ khí, trang bị nào đó, “đóng băng” tài khoản của bạn, chuyện gì sẽ xảy ra? Ai sẽ là chủ sở hữu của tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến hay trong các loại hình tài sản “ảo” cịn lại để từ đó có thể xác định quyền định đoạt ?
Song song với những vấn đề trên, trong các tài khoản Gmail, Yahoo hay các mạng xã hội tính bảo mật thơng tin người dùng cũng là một vấn đề bức xúc. Điều trăn trở là khi tranh chấp diễn ra, người chịu thiệt hại thường là người dùng, họ thiệt thòi hơn nhà sản xuất cả về thế và lực.