1.2. Các giao dịch và tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo”và những bất
1.2.2.2. Đối với tranh chấp giữa người chơi với nhau
Thực tế, tranh chấp giữa người chơi với nhau phổ biến hơn tranh chấp giữa họ và nhà cung cấp bởi số lượng người chơi rất lớn. Tranh chấp phổ biến nhất xoay quanh việc xác định ai là là chủ sở hữu vật phẩm trong trò chơi, ai là người có quyền định đoạt các thơng tin, hình ảnh cá nhân trong Gmail, Facebook, Twitter…
Liên quan đến các trị chơi trực tuyến, một tình trạng khá nóng hiện nay giữa những người chơi đó là tình trạng hack tài khoản. Hack là thuật ngữ dùng để chỉ hình thức đánh cắp thơng tin bảo mật của một hay nhiều người sử dụng nhằm chỉnh
sửa trị chơi đó theo mục đích của các hacker. Thơng qua hack, một số hacker sử dụng nhằm chiếm đoạt các vật phẩm mà những người chơi có được, đặc biệt là với các tài khoản “vip”. Việc này rất khó kiểm sốt do tính chất phức tạp của nó.
Những câu hỏi mà người viết đặt ra liên quan đến vấn đề quyền sở hữu, sẽ có câu trả lời khá dễ dàng nếu đối tượng xem xét ở đây là các thơng tin, hình ảnh cá nhân bởi nó liên quan đến bản quyền, đến bảo mật thông tin cá nhân do chủ sở hữu quản lý và được công nhận bằng pháp luật. Ngược lại, câu trả lời cho các vật phẩm trong trị chơi trực tuyến là khơng hề dễ dàng khi chưa có một chế định pháp lý bảo hộ chúng.
Từ những phân tích trên cho thấy, một khi các Thỏa thuận người dùng cuối không thể vận dụng để giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan thì pháp luật sẽ là lựa chọn hàng đầu nhằm tìm ra câu trả lời triệt để nhất. Tuy nhiên, pháp luật thế giới nói chung cũng như nước ta nói riêng hiện nay cũng chưa có một định nghĩa rõ ràng và kèm với đó là sự khơng đầy đủ của các chế định liên quan sẽ là một rào cản cho việc bảo vệ người dùng cũng như nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I:
Tóm lại, thơng qua các phân tích trên chúng ta nhận thấy một thực tế rằng tài sản “ảo” đang là một đối tượng mới và cần phải có những nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt là các tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến, một thị trường được nhận định là “đầy tệ nạn và thiếu luật”. Bên cạnh đó, tên gọi tài sản “ảo” cũng cần phải xem xét lại bởi nếu tiếp tục sử dụng các tên này, sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm các văn bản pháp lý liên quan đồng thời dẫn đến sự lúng túng trong việc cơng nhận hay khơng cơng nhận hình thức tài sản đặc biệt xuất hiện trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Xét riêng các tài sản “ảo” trong các trị chơi trực tuyến, có ý kiến cho rằng nên đổi thành tên gọi “Quyền tài sản trong các trò chơi trực tuyến”.65 Tuy vậy, quyền sở hữu đối với tài sản “ảo” có phải là một quyền tài sản khơng cũng cần phân tích làm rõ. Các vấn đề liên quan đến pháp luật sẽ được đề cập trong phần tiếp
65 Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý (2008), “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005” tập 1, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, trang 362.
theo của khóa luận – Chương II: Pháp luật điều chỉnh về tài sản “ảo” của Việt Nam hiện nay.
CHƢƠNG II:
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ TÀI SẢN “ẢO” CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.