Quan điểm của một số nƣớc trên thế giới về địa vị pháp lý của tài sản “ảo”

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 60 - 65)

người mất chứng minh được việc mất, cũng như quyền hợp pháp đối với tài sản thì Tịa án sẽ uộc các cơ quan liên quan có trách nhiệm xử lý. Thơng thường, người chơi không ch ý đọc qui định của nhà cung cấp, khi gặp chuyện rồi mới vỡ lẽ." 83

Luận điểm của ông Phạm Thành Long rất đáng quan tâm, ông đặt ra vấn đề chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế. Không phủ nhận rằng nhu cầu điều chỉnh về tài sản “ảo” đang khá nóng, tuy vậy, đã đủ quan trọng đến mức pháp luật cần có những điều chỉnh hay ban hành văn bản pháp luật mới hay chưa khi mà cộng đồng trò chơi chỉ là một bộ phận nhỏ của xã hội, khi mà các vật phẩm trong trị chơi chỉ có một số là chiếm giá trị lớn và số còn lại là không đáng kể? Theo ý kiến của người viết, dù chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng khơng vì thế mà pháp luật “bỏ rơi” hay “trốn tránh” không điều chỉnh, quan trọng là điều chỉnh khi nào và ra sao.

Khác với luận điểm trên, ý kiến của Thạc sĩ Luật Lê Xuân Lộc lại dựa vào hoạt động giải quyết vụ án của cơ quan xét xử. Tòa án nên thụ lý giải quyết các tranh chấp về tài sản “ảo” như là với một loại tài sản truyền thống nếu chứng minh được quyền hợp pháp của mình đối với tài sản “ảo”. Điều quan trọng ở đây là chứng minh như thế nào khi mà quyền sở hữu tài sản “ảo” vẫn chưa được công nhận bởi pháp luật.

2.5. Quan điểm của một số nƣớc trên thế giới về địa vị pháp lý của tài sản “ảo”: “ảo”:

Không chỉ ở nước ta, các nhà làm luật tại các nước trên thế giới hiện nay khá lúng túng khi quy định về tài sản “ảo”, đặc biệt là tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến. Do vậy, việc học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện pháp luật rất hạn chế.

Trung Quốc là một trong những nước có số lượng người tham gia trò chơi trực tuyến nhiều nhất trên thế giới. Với số lượng người chơi cực kỳ đông đảo và đa dạng, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra rất nhiều giải pháp để có thể quản lý thị trường một cách hữu hiệu. Một trong những giải pháp thành cơng nhất tính đến thời điểm này là việc đề ra những giới hạn cho giá trị của tài sản “ảo”.

83

Để ngặn chặn sự lạm phát và bùng nổ của tài sản ảo trong các trị chơi, Chính phủ Trung Quốc đã thống nhất sử dụng chung một đơn vị tiền ảo duy nhất trong tất cả các trị chơi trực tuyến tại đất nước này. Theo đó thì Đồng QQ sẽ là đơn vị tiền được lưu thông trong tất cả những trị chơi được phát hành. Chính việc chỉ cho phép duy nhất một loại tiền được lưu hành giúp chính phủ Trung Quốc ngăn chặn được những vấn đề phức tạp phát sinh và dễ dàng quản lý được những trò chơi trực tuyến hơn. Song song với quy định này là việc đưa ra lệnh cấm đối với mọi giao dịch nhằm chuyển đổi từ tiền ảo sang đồ thật.84

Cũng như Việt Nam, Trung Quốc chưa ban hành văn bản pháp luật nào công nhận địa vị pháp lý của tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến. Cách quản lý hiện nay của Trung Quốc là phương thức “tự vận hành”, theo đó, một quy chế chung cho hội các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến được các doanh nghiệp này lập ra, sau đó trình cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Nếu được đồng ý, các quy chế trên sẽ được áp dụng thông nhất giữa các nhà cung cấp.

Cũng trong Hội thảo về “Sự phát triển của dịch vụ trò chơi trực tuyến iệt Nam:

Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý” được tổ chức vào ngày

20/02/2009, ông Jeong Ji - Young, Giám đốc công ty Nexon, một công ty chuyên cung cấp trò chơi trực tuyến chiếm thị phần khá lớn trên thị trường Hàn Quốc cho biết: “Ở Hàn Quốc vấn đề tài sản ảo cũng rất mơ hồ, vì thế nó cũng chỉ được xét ở khía cạnh quyền sử dụng của người này hay người kia. Vật phẩm trong trò chơi của Nexon được chia thành 2 loại:

- Loại thứ nhất: Do người chơi thu lượm được trong quá trình đi luyện cấp độ. Nó thuộc quyền sở hữu của nhà phát hành nên không được bảo hộ.

- Loại thứ hai: Do người chơi bỏ tiền mua thẻ nạp vào để mua các vật phẩm trong trò chơi, cái này thuộc quyền sở hữu của người sử dụng và khi gặp sự cố sẽ được bồi thường”.

Như vậy, ở Hàn Quốc, mặc dù nền cơng nghiệp trị chơi trực tuyến phát triển thuộc vào loại nhất nhì Châu Á, nhưng vấn đề tài sản ảo vẫn chưa được nhìn nhận một cách rõ ràng. Cho nên ở Việt Nam cũng rất khó có thể học hỏi được vấn đề này. Tuy vậy, quy định trong pháp luật Hàn Quốc cũng có điểm tương đồng với

pháp luật Trung Quốc khi quy định cấm các giao dịch liên quan đến tài sản “ảo” thực hiện bằng tiền mặt.

Tại Mỹ, có nghiên cứu nghiêm túc cho thấy, nếu Mỹ khơng nhanh chóng ban hành những quy định pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản “ảo” thì sẽ tụt hậu so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan trong việc phát triển ngành kinh tế ảo - một ngành kinh tế có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Thế giới ảo khơng chỉ dừng lại ở trị chơi trực tuyến mà nó cịn có thể có ích trong các lĩnh vực khác như thương mại, y tế, giáo dục.

Thực tế tại Mỹ cũng xuất hiện tình trạng một số công ty kinh doanh trò chơi trực tuyến cho phép người chơi chuyển nhượng vật phẩm bằng tiền thật, và, đã có những thiết kế trong trò chơi trực tuyến nhằm giúp cho việc chuyển nhượng này được tiến hành dễ dàng đồng thời giảm thiểu tranh chấp như Sony Entertainment đã tạo ra hẳn một “sàn giao dịch” vật phẩm ảo bằng tiền thật cho người chơi của mình.85 Đây như là một hình thức dùng giá trị kinh tế để thu hút người chơi trong các chiến lược kinh doanh của các nhà cung cấp.

Bên cạnh các tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến, tại Mỹ còn tồn tại một số tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo” là các thông tin cá nhân trong các tài khoản email, tài khoản trực tuyến hay trên mạng Facebook. Điển hình như tranh chấp xung quanh vấn đề thừa kế tài khoản Facebook của những binh sĩ chết tại tại Iraq.

Như vậy, sơ lược một số quan điểm của một số nước phát triển mạnh về trò chơi trực tuyến cho thấy, ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, pháp luật đã và đang hoàn thiện các chế định liên quan trong điều chỉnh loại hình mới này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG II:

Phân tích các quy định pháp luật cũng như bàn về vấn đề địa vị pháp lý của tài sản “ảo” trong pháp luật nước ta hiện nay cho thấy một thực tế rằng, các hoạt động liên quan đến Internet nói chung cũng như tài sản “ảo” nói riêng đang ngày

85

càng phát triển nhanh trong khi pháp luật chưa thực sự hoàn thiện. Cùng với việc chưa nhận thức rõ ràng về tài sản “ảo” và thiếu luật điều chỉnh, các cơ quan chức năng rất khó trong việc giải quyết các tranh chấp và bảo vệ tốt quyền lợi của các bên, đặc biệt là các tranh chấp xung quanh tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến.

Khác với các loại tài sản “ảo” như Tên miền, địa chỉ email… vốn đã có khung pháp lý điều chỉnh từ trước, chỉ có các tài sản “ảo” trong trị chơi trực tuyến vốn được điều chỉnh đầu tiên bởi các Thỏa thuận người dùng. Tuy nhiên, như đã phân tích, trong một số trường hợp, các Thỏa thuận trên không là sự lựa chọn tối ưu để người chơi có thể bảo vệ mình.

Từ đây, kinh nghiệm của người chơi và cũng là lời khuyên của các luật gia dành cho người chơi đó là: Khi chưa có luật điều chỉnh thì người chơi nên tn thủ nghiêm luật chơi của chính trị chơi mà họ tham gia. Lý do là bởi khác với tài sản thật, các tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến nằm trong khn khổ của trị chơi đó. Và, việc trộm, cướp hay giết một “người ảo” khác để chiếm đoạt một tài sản “ảo” thường được coi là hợp lệ và được chấp nhận theo luật chơi trong đa số các trò chơi, trong khi đối với các tài sản trong thế giới thực, thì đây lại là những hành vi mà pháp luật các nước đều ngăn cấm.86

Trong chương tiếp theo của khóa luận, từ thực tiễn pháp luật và thực tế các vụ tranh chấp liên quan đến tài sản “ảo”, người viết sẽ xây dựng những luận điểm và cơ sở cho việc nên hay không nên công nhận tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến là một loại tài sản theo pháp luật dân sự. Từ đó, hướng đến việc đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề nêu trên.

CHƢƠNG III:

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN “ẢO” TRÊN MẠNG

Mục 1.1.2 của khóa luận, phần viết về tài sản “ảo” trong trị chơi trực tuyến, có nhắc đến các buổi bán đấu giá của công ty Market4Gamer (M4G) với các vật phẩm rất có giá trị trong trị chơi trực tuyến Võ Lâm Truyền Kì 1. Hiện nay, MG4 đã “biến mất” khỏi thị trường giao dịch tài sản “ảo” – khi mà việc mua bán tài sản “ảo” đang rộ lên. Không lời từ biệt, M4G đóng cửa và ngay vị giám đốc Phạm Trường Sơn từng một thời nổi đình đám khi bỏ ra gần 1,8 tỷ đồng để mua hai nhân vật “VIP” trong Võ Lâm Truyền Kì 1 cũng khơng xuất hiện trong các sự kiện liên quan đến trò chơi trực tuyến trong thời gian dài.

Trả lời cho những thắc mắc về sự “biến mất bí ẩn” này, “đại gia” Phạm Trường Sơn87

đã có một số chia sẻ: Việc biến mất một cách “bí ẩn” của M4G xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, từ chủ quan đến khách quan. Trong đó, vấn đề cốt yếu là nhận thấy thị trường đồ ảo trong Võ Lâm đã có chiều hướng đi xuống, dẫn đến việc kinh doanh khơng cịn thuận lợi. “Đại gia “ nhận định đó là một quyết định đúng đắn bởi chỉ sau một năm, chỉ cần nhìn vào thị trường trị chơi lúc này mọi người sẽ có được câu trả lời cho câu hỏi tại sao phải rút lui. Sau một thời gian bùng nổ, các nhân vật trong các trò chơi “rớt giá”, một số trị chơi đóng cửa, và lúc này, việc không được pháp luật bảo hộ là một trong những nguyên nhân khiến các công ty và người chơi “nản” khi tham gia giao dịch.

Chúng ta không thể phủ nhận, với bốn năm hoạt động của mình, M4G đã tạo ra một tiền lệ mới cho trò chơi trực tuyến trong việc đưa vật phẩm “ảo” trong trò chơi thành một loại tài sản có thể giao dịch được, mặc dù từ thời điểm đó cho tới bây giờ, các cơ quan chức năng vẫn chưa công nhận chúng được phép giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, trong một cuộc chơi về kinh doanh, khi mà những tài sản giao dịch vẫn chưa được cơng nhận thì việc thất bại của nó có thể đốn trước được.

87

Sau khi đóng cửa M4G, Phạm Trường Sơn đã chuyển hướng kinh doanh và hiện nay đang làm việc cho trang web eloto.vn, một trang web kết hợp với công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Nam Định, bán vé số trực tuyến. Theo: http://ictnews.vn/home/Game/21/Pham-Truong-Son-Tu-dai-gia-Vo-Lam%C2%A0den- nguoi-ban-ve-so/84901/index.ict

Sự sụp đổ của M4G trở thành một điều tất yếu, bởi thị trường đã khơng cịn đủ chỗ cho họ. Với sự sụp đổ đó, mặc dù khơng muốn, Phạm Trường Sơn vẫn phải chấp nhận rằng “mình đã thất bại”.88

Như vậy, xuất phát việc thiếu các quy định pháp luật mà tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến và các giao dịch liên quan đến chúng diễn ra tự phát và khơng có một điều kiện pháp lý ràng buộc người chơi, nhà phát hành lẫn cơ quan chức năng. Nguyên nhân nào khiến cho thị trường giao dịch tài sản “ảo” này có sức hút đến vậy và những lý do nào để cho chúng ta đi đến kết luận nên hay không nên cơng nhận tài sản “ảo” trong trị chơi trực tuyến là một loại tài sản theo pháp luật dân sự? Dưới đây sẽ là một số phân tích và lý giải của người viết về vấn đề trên.

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)