Pháp luật về tài sản “ảo”trong trò chơi trực tuyến

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 45 - 47)

2.1. Hệ thống pháp luật về tài sản “ảo”

2.1.4.Pháp luật về tài sản “ảo”trong trò chơi trực tuyến

Trước thời điểm 2006, chưa hề có quy định nào quy định về trò chơi trực tuyến nói chung và tài sản “ảo” trong các trị chơi này nói riêng, cho đến ngày 01/6/2006, khi Bộ Văn hóa thơng tin phối hợp với Bộ Bưu chính viễn thơng và Bộ Công an ban hành Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 về quản lý trị chơi trực tuyến. Thơng tư quy định các điều kiện cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và trách nhiệm của các bên liên quan trong quy trình cung cấp dịch vụ, đề ra một số giải pháp quản lý nội dung trị chơi và thơng tin người chơi đồng thời, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến áp dụng các biện pháp kĩ thuật hạn chế giờ chơi. Thông tư tuy không nhắc đến cụm từ tài sản “ảo” nhưng lại đề cập đến một cụm từ mang nghĩa tương đương đó là: “tài sản có giá trị trong trị chơi”. Cụ thể là quy định tại Khoản 5 Điều 9:

Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến:

“Áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của người sử

dụng dịch vụ và giải quyết tranh chấp giữa những người sử dụng dịch vụ; chịu trách nhiệm trước người sử dụng dịch vụ về chất lượng dịch vụ, an toàn an ninh thơng tin, cước phí. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trị chơi trực tuyến không được khởi tạo các tài sản có giá trị trong trị chơi với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và khơng được sửa chữa thông tin về tài sản giá trị của người chơi”.

Ngồi Thơng tư 60/2006 kể trên, cho tới nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh trực tiếp tài sản “ảo” thay thế cho Thông tư 60/2006 dù tốc độ phát triển của loại hình này rất nhanh. Cách quy định của Thông tư không công nhận quyền sở hữu các vật phẩm “ảo” của người chơi cũng như không cho phép các doanh nghiệp cung cấp trị chơi khởi tạo các tài sản có giá trị trong trị chơi với mục đích lợi nhuận.

Cùng với Thông tư 60/2006, khi nhắc đến tài sản và các vấn đề liên quan đến tài sản, chúng ta không thể bỏ qua các quy định trong Bộ luật dân sự 2005. Tuy đóng vai trị như một bộ luật “mẹ” cùng với phạm vi điều chỉnh rộng, nhưng, Bộ luật dân sự cũng không nhắc đến tài sản “ảo” hay một khái niệm nào tương tự với tài sản “ảo”. Cụ thể, tại Điều 163 về tài sản chỉ quy định:

“Tài sản ao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

Câu hỏi đặt ra là: Tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến có thuộc bốn loại tài sản được Bộ luật Dân sự 2005 liệt kê ở trên không, hay là một đối tượng mới cần sự điều chỉnh của pháp luật? Tại mục 2.2 của khóa luận bàn về địa vị pháp lý của tài sản “ảo” trong pháp luật Việt Nam hiện nay, người viết sẽ đưa ra một số nhận định về vấn đề này.

Bên cạnh các quy định tại Thông tư 60/2006 và quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, có quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với các chương trình máy tính tại Điểm m, Khoản 1 Điều 14. Tuy vậy, tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến – một dạng mã máy tính được tạo ra từ chương trình máy tính này, một lần nữa khơng được đề cập.

Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Đây là Nghị định quản lý chung về các hoạt động liên quan đến Internet, trong đó có các quy định về tài nguyên Internet, Tên miền, đăng kí cung cấp các dịch vụ mạng xã hội…tuy vậy, khơng có quy định về tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến.

Liên quan đến vấn đề hack trong trò chơi trực tuyến, ngày 17 tháng 9 năm 2008, Bộ thông tin truyền thông ban hành Công văn số 2967/BTTTT-Ttra về tăng cường quản lý về hack online game và nhắn tin lừa đảo. Công văn yêu cầu sự phối hợp cảu các cơ quan như: Vụ Viễn thông, Vụ pháp chế, Cục quản lý phát thanh truyền hình và thơng tin điện tử cùng các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến, doanh nghiệp kinh doanh Internet chủ động thực hiện việc ngăn chặn các hành vi hack trong các trò chơi cũng như việc nhắn tin lừa đảo trong các mạng di động.

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 45 - 47)