Xu hƣớng của các dự luật thay thế hiện nay

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 47 - 49)

Trước sự phát triển rất nhanh của loại hình trị chơi trực tuyến nói riêng và thế giới “ảo” nói chung, đã xuất hiện một số dự luật thay thế các quy định ra đời trước đây, nhưng đến nay đây vẫn chỉ là những dự thảo mà chưa được thông qua.

Dự thảo Quyết định thay thế Thông tư 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-

BCA ngày 01/6/2006 về quản lý trò chơi trực tuyến:

Nhận thấy Thông tư 60 bắt đầu thể hiện một số nội dung quản lý không phù hợp với thực tiễn như giờ chơi, quản lý vật phẩm ảo, loại hình trị chơi trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thơng chủ trì xây dựng Quyết định về quản lý trò chơi trực tuyến nhằm thay thế Thơng tư này. Mục đích của việc đưa ra Quyết định này là xây dựng quy định về quản lý trò chơi trực tuyến theo hướng quản lý chặt chẽ, hiệu quả và phù hợp với thực tế ở Việt Nam nhưng cũng tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp nội dung số, nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng viễn thông, phát triển thị trường lao động công nghệ cao để khuyến khích phát triển trị chơi trực tuyến có nội dung giáo dục thuần Việt. 68

Tuy vậy, đến nay, Quyết định vẫn chưa được thông qua.

Hướng đổi mới trong dự thảo Quyết định này chủ yếu tập trung vào việc áp dụng các biện pháp quản lý hành chính đi kèm biện pháp quản lý bằng kĩ thuật và giáo dục nhằm sàng lọc các đối tượng xấu trên Internet. Dù có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề nên có các quy định cụ thể cũng như công nhận địa vị pháp lý của tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến vào Quyết định mới, tuy nhiên trong Dự thảo đưa ra lại không nhắc đến và cũng không cho thấy một hướng đi nào cụ thể về việc công nhận hay khơng cơng nhận. Với vai trị là quy định liên quan trực tiếp đến quản lý các trò chơi trực tuyến trong đó có các tài sản “ảo” trong các trò chơi, đây là một điều cần quan tâm của các nhà soạn luật khi đưa ra các Dự thảo sau này, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều tranh chấp như hiện nay.

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008

của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet:

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 97/2008/NĐ-CP được Bộ TT&TT giao cho Cục Viễn thông là đơn vị chủ trì xây dựng bắt đầu từ giữa năm 2011, đến nay đã có hai Dự thảo được đưa ra lấy ý kiến:

Dự thảo ngày 21/10/2011:69

Dành Chương IV quy định riêng về dịch vụ trò chơi trực tuyến, trong khi Nghị định 97/2008 chưa có quy định, Dự thảo Nghị định có một số điểm mới như: Tại điểm b khoản 5 Điều 25 quy định: “Không được sửa đổi thông tin, dữ liệu nhằm

tăng giá trị của vật phẩm ảo trong trò chơi so với giá trị được xác định tại thời điểm nội dung kịch bản trò chơi được cấp phép.”

Kế thừa quy định cấm mua bán, trao đổi nhằm tăng giá trị các “tài sản có giá trị trong trị chơi” theo Thơng tư 60/2006, Dự thảo này cũng đưa ra quy định tương tự khi cấm các hình thức làm tăng giá trị vật phẩm ảo nhằm mục đích lợi nhuận.70

Tuy nhiên, khơng cấm “tuyệt đối” như Thơng tư 60, Dự thảo có hướng “mở” hơn bởi khơng cấm các doanh nghiệp cung cấp trị chơi trực tuyến “khởi tạo” các tài sản có giá trị trong trò chơi nhằm mục đích lợi nhuận mà cho phép khởi tạo các tài sản “ảo” này và chúng xác định một giá trị nhất định tại thời điểm trò chơi được cấp phép, nhà cung cấp chỉ không được phép làm tăng giá trị của chúng lên mà thôi.

Việc quy định như vậy sẽ cơng nhận giá trị của tài sản “ảo” trong trị chơi trực tuyến, tuy nhiên vẫn là chưa đủ bởi chưa trả lời được câu hỏi: Những vật phẩm đó thuộc về ai? Người chơi có quyền giao dịch chúng trên thị trường bên ngồi trị chơi hay không?  Dự thảo ngày 27/4/2012:71 69 http://mic.gov.vn/layyknd/Trang/D%E1%BB%B1th%E1%BA%A3oNgh%E1%BB%8B%C4%91%E1%B B%8Bnhinternet.aspx 70

Thông tư 60/2006 quy định: “Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trị chơi trực tuyến khơng được khởi tạo

các tài sản có giá trị trong trị chơi với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và không được sửa chữa

thông tin về tài sản giá trị của người chơi.”

71

http://mic.gov.vn/tintucsukien/tinhoatdongcuabo/Trang/D%E1%BB%B1th%E1%BA%A3oNgh%E1%BB %8B%C4%91%E1%BB%8Bnhthayth%E1%BA%BFNgh%E1%BB%8B%C4%91%E1%BB%8Bnh97s%E1 %BA%BDc%C3%B3nhi%E1%BB%81un%E1%BB%99idungm%E1%BB%9Bi%C4%91%C6%B0%E1%B B%A3cb%E1%BB%95sung.aspx

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Nghị định thay thế Nghị định 97/2008/NĐ-CP đang hoàn thiện dự kiến sẽ gồm 6 Chương, 53 Điều với một số nội dung bổ sung, sửa đổi quan trọng. Hướng hoàn thiện vẫn xoay quanh các nội dung về quản lý chung như: Tăng cường quản lý trò chơi điện tử trên mạng, đặc biệt là các điểm cung cấp dịch vụ trị chơi điện tử cơng cộng (với 03 giải pháp quan trọng đã được điều chỉnh: quản lý trò chơi điện tử trên mạng và doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử trên mạng; phân loại trò chơi giúp người chơi lựa trò chơi phù hợp với lứa tuổi; quản lý chặt các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng); Tăng cường quản lý nội dung thông tin, đặc biệt các mạng xã hội nước ngoài. Bổ sung việc đấu giá, chuyển nhượng tên miền cũng là một trong các nguyên tắc để đăng ký tên miền so với pháp luật hiện hành và quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với việc đăng tải hoặc sử dụng thông tin trên mạng.

Tuy đã có một số quy định mới tuy nhiên, một lần nữa vấn đề tài sản “ảo” trong các trị chơi trực tuyến có phải là một loại tài sản hay khơng và ai có quyền sở hữu lại bị “bỏ quên”. Xu hướng chung vẫn là tiếp tục cấm khi pháp luật chưa đủ sức bao quát. Hiện nay, câu trả lời vẫn là: “Pháp luật cần một thời gian nữa để hồn thiện”.

Tóm lại, chưa có nhiều quy định pháp luật điều chỉnh về tài sản “ảo”, đặc biệt là tài sản “ảo” trong trị chơi trực tuyến và nếu có cũng chỉ dừng lại ở những quy định chưa thực sự rõ ràng. Dù biết các nhà làm luật đang nỗ lực nắm bắt để hoàn thiện pháp luật, tuy nhiên, việc ban hành những quy định mới càng kéo dài thì những tranh chấp diễn ra càng nhiều và quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các bên liên quan càng chậm được bảo vệ.

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 47 - 49)