Vấn đề địa vị pháp lý của tài sản “ảo”trong pháp luật Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 49 - 56)

Như đã phân tích, đối với các loại tài sản “ảo” như thơng tin cá nhân, hình ảnh, tư liệu, bài viết chia sẻ… thuộc về môi trường Internet, pháp luật công nhận quyền sở hữu cho các cá nhân cũng như có các biện pháp, chế tài xử lý nếu có sự xâm phạm quyền này. Các tài khoản email hay tài khoản trực tuyến khác tuy chưa có quy định cụ thể quy định chúng là một loại tài sản, đa phần ý kiến hiện nay của

các nhà soạn luật và chuyên gia đều công nhận chúng là một loại tài sản “ảo”.72 Những ý kiến bất đồng về các tài khoản này không xoay quanh vấn đề địa vị pháp lý trong pháp luật mà là vấn đề ai là chủ sở hữu thực sự các tài khoản này, người dùng hay nhà cung cấp dịch vụ như Yahoo! hay Google.73

Ngược lại, đối với các tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến, pháp luật hiện nay chưa rõ ràng, tồn tại nhiều luồng ý kiến khác nhau liên quan về việc nên công nhận hay không nên công nhận loại tài sản “ảo” này như là một loại tài sản theo pháp luật dân sự. Sự công nhận hay không công nhận sẽ dẫn đến những hệ quả pháp lý khác nhau. Do vậy, trong phần này, tác giả sẽ tập trung phân tích địa vị pháp lý của các tài sản “ảo” trong trò chơi nhằm làm rõ vấn đề trên.

Theo cách quy định của Thông tư 60/2006 mà tác giả đưa ra tại mục 2.1, tại Khoản 5 Điều 9 của Thông tư, cấm khởi tạo các “tài sản có giá trị trong trị chơi”. Điều này đồng nghĩa với việc không công nhận và không cho giao dịch tài sản “ảo” bên ngồi các trị chơi. Nhưng, thực tế lại cho thấy một điều hoàn toàn khác, các giao dịch vẫn diễn ra hàng ngày mà không thể kiểm sốt và cũng khơng thể xử phạt bởi chế tài chưa có. Chìa khóa để giải đáp tất cả các vấn đề đó là phải trả lời được câu hỏi: Tài sản “ảo” có phải là tài sản hay khơng? Và, muốn vậy, chúng ta phải đi từ các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 bằng cách đối chiếu các quy định về tài sản với các đặc điểm của tài sản “ảo”.

Khi chưa ra đời Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật dân sự 1995 quy định tài sản theo hướng tài sản là đối tượng hữu hình, tiền hoặc giấy tờ có thể được giá trị về

tiền bạc và quyền sở hữu. Quy định này hoàn toàn phủ nhận tài sản “ảo” là một loại tài sản. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2005 đã có sự đổi mới quan trọng, theo đó, xóa bỏ cách hiểu tài sản hữu hình, thay vào đó là chỉ quy định tài sản là “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Như vậy, khơng địi hỏi rõ ràng rằng phải là vật “có thực” mới được coi là tài sản. Liệu rằng, với cách quy định như vậy, tài sản “ảo” có cơ hội được cơng nhận là tài sản hay không? Đầu tiên, chúng ta cần có một số nhận định ban đầu như sau:

72 Theo cách liệt kê tài sản “ảo” trong Báo cáo Thương mại điện tử 2009 của Bộ Công thương và ý kiến của ông Nguyễn Thanh Hưng, Vụ trưởng Vụ Thương mại điện tử - Bộ Thương mại (Bộ Công thương hiện nay) mà người viết đã nêu trong mục 1.1.2 viết về các loại tài sản “ảo” trên thực tế.

73

Theo vụ việc mà người viết nêu tại mục 1.2.1.1 khi Yahoo! chấm dứt cung cấp dịch vụ Yahoo! 3600 tại Việt Nam.

Tài sản “ảo” có phải là “vật” hay “tiền” hay “giấy tờ có giá” khơng ? Câu

trả lời là không đối với “tiền” và “giấy tờ có giá”. Cịn “vật”, như cách quy định trên, vật ở đây có thể được hiểu là vật “thực”cũng có thể là vật “vơ hình”.

Tập bài giảng tài sản và thừa kế của Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đưa ra những phân tích về “vật” như sau: 74

“Vật là một bộ phận của thế giới vật chất được giới hạn trong khơng gian và

có khả năng đáp ứng được những nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của con người và con người có khả năng chiếm hữu được. Như vậy, chỉ được coi là vật – đối tượng của quyền sở hữu nếu đáp ứng các điều kiện:

+ Là một bộ phận của thế giới vật chất.

+ Phải có ích, tức là có khả năng thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.

+ Con người có khả năng chiếm hữu được.

Tài sản “ảo” với đặc điểm là một bộ phận của thế giới “ảo” sẽ khơng đáp ứng được tiêu chí thứ nhất của “vật”. Với tiêu chí thứ hai, khả năng chiếm hữu tài sản “ảo” mang tính tương đối, do vậy cũng khơng đáp ứng được tiêu chí này một cách hồn tồn.

Theo Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập 1 của Đại học Luật Hà Nội năm 2009: “… với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, “vật có thực” là một phạm trù của

thế giới vật chất có thể đáp ứng nhu cầu (vật chất) của con người… ới tính chất là tài sản, chúng phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, đặc trưng ởi giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự… Do sự phát triển của khoa học công nghệ, khái niệm vật trong khoa học pháp lý cũng được mở rộng. Ví dụ: Phần mềm trong máy tính hoặc chất thải nếu sử dụng làm nguyên liệu sẽ được coi là vật nhưng ình thường khơng được coi là vật.”. Phần mềm máy tính được nói đến ở đây là một trong những loại tài sản “vơ hình”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện, các đặc điểm của tài sản “vơ hình” là: 75

74 Khoa luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, “Tập bài giảng tài sản và thừa kế”, trang 17.

+ Không nhận biết bằng giác quan tiếp xúc mà phải thông qua ý niệm về mối quan hệ pháp luật giữa người có quyền khai thác lợi ích của người có tài sản và người thứ ba.

+ Không phải là quyền chủ nợ cũng không gắn liền với vật thể: Dành cho tất cả và khơng chống lại bất kì ai.

+ Chắc chắn tài sản vơ hình khơng thể chiếm hữu được, nghĩa là khơng nằm trong tay của con người, không nằm trong tầm kiểm soát của con người, nó được coi như thuộc về người có quyền sở hữu nhờ các chuẩn mực xử sự mà luật áp đặt cho người thứ ba.

+ Nội dung vật chất của quyền sở hữu tài sản vơ hình chỉ có thể được xây dựng với sự tham gia của người thứ ba: Khách hàng. Quyền sở hữu này như một cuốn sách, không ai mua, không ai đọc thì khơng thể tồn tại được.

+ Là “động sản nhân tạo”: Tính chất động sản liên quan ít nhiều đến đặc điểm tự nhiên của tài sản. Không gắn với đất, không di dời được, chủ yếu được con người và pháp luật quyết định.

Tài sản vơ hình là quyền tài tài sản hiểu theo nghĩa hẹp, là thứ không thể dùng giác quan để thấy được và cũng không thể dùng đại lượng để tính. Điều quan trọng của loại tài sản này là “có thể quy ra tiền” được, tùy từng thời điểm mà chúng có giá trị khác nhau. Các tài sản vơ hình phổ biến thường là các tài sản trong các doanh nghiệp, có thể liệt kê ra như:

+ Các sáng chế, phát minh, cơng thức, quy trình, mơ hình, kỹ năng. + Bản quyền và các tác phẩm âm nhạc, văn học, nghệ thuật.

+ Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa. + Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng.

+ Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kĩ thuật,

+ Đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh.76

So sánh những đặc điểm của tài sản “ảo” và tài sản vơ hình cho thấy giữa chúng có những đặc điểm khác biệt, bên cạnh những điểm giống nhau, cụ thể:  Rõ ràng cả tài sản “ảo” và tài sản vơ hình đều khơng thể cảm nhận được bằng

xúc giác, nhưng điểm khác của chúng thể hiện ở đặc điểm:

+ Các tài sản vơ hình hiện hữu trong thế giới thực (khả năng bán hàng, tên thương mại, biển hiệu, Tên miền, tài khoản email…) và, pháp luật bảo vệ cơng sức lao động kết tinh trong chính các tài sản vơ hình này. Ví dụ cụ thể như: Nhãn hiệu dù khơng có hình thái vật chất cụ thể nhưng vẫn được thừa nhận, được nhiều người biết đến và có tác động tích cực đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Đây chính là cách các tài sản này hiện hữu trên thực tế. Do vậy, chúng khơng có hình ảnh mà tồn tại trong ý niệm giữa người mua và người bán.

Ngược lại, tài sản “ảo” không tồn tại trong thế giới thực mà trong thế giới “ảo” và chúng có hình ảnh cụ thể (các vật phẩm trong trị chơi trực tuyến).

 Tài sản vơ hình được cơng nhận quyền sở hữu, người đưa tài sản vơ hình vào các giao dịch là chủ sở hữu các tài sản này. Ngược lại, tài sản “ảo” thuộc sở hữu của người bán (các người chơi trị chơi trực tuyến) hay khơng vẫn chưa có kết luận xác đáng.

 Với các tài sản “ảo”, người dùng có thể kiểm sốt được (làm tăng hay giảm giá trị trong các trò chơi) và độc quyền sử dụng cũng như chiếm hữu chúng trong phạm vi trị chơi (thơng qua việc quản lý tài khoản bằng mật khẩu). Đối với tài sản “vơ hình”, người dùng khơng thể độc quyền sử dụng trong một số trường hợp như: Bạn mua một cuốn sách, cuốn sách này được bảo hộ bằng quyền tác giả. Bạn không thể độc quyền chiếm hữu nội dung cuốn sách, không cho người khác đọc một cuốn sách giống như của bạn cũng như không được sao chép, làm tăng giá trị bằng việc mua bán, trao đổi, đấu giá phần nội dung trong cuốn sách.

76

Các loại tài sản vơ hình được liệt kê trong Hội thảo về định giá tài sản trí tuệ, tài sản vơ hình 2006 , theo http://vietbao.vn/Kinh-te/Vo-hinh-tai-san-vo-hinh/65072663/87/.

Quyền sở hữu tài sản “ảo” có phải là một hình thức của quyền tài sản?

Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình. Xét theo nghĩa này thì quyền sở hữu cũng là quyền tài sản (vật quyền).77 Một số quyền tài sản có thể kể đến như:

+ Quyền tác giả.

+ Quyền sở hữu công nhiệp. + Quyền đối với giống cây trồng. + Quyền đòi nợ.

+ Quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp. + Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng.

Điều 181 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: Quyền tài sản là “quyền trị giá được

bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ”.

Quyền đối với tài sản “ảo” có thể trị giá được bằng tiền nếu xét về mặt công sức lao động bỏ ra và các chi phí như trả tiền cho số giờ chơi hay mua thẻ nạp trong trò chơi. Tuy vậy, hiện nay khơng có thước đo nào để “định giá” cơng sức này. Hơn nữa với tính “chuyển giao được trong giao dịch dân sự”, hiện nay các giao dịch chủ yếu thực hiện khơng chính thức và chỉ được cơng nhận trong một số trị chơi như: PTV, MU – Xứng danh anh hùng…

Bên cạnh đó, quyền tài sản là một loại tài sản theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự 2005, do vậy, quyền tài sản hội đủ ba thuộc tính: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Với tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến, người chơi có quyền sử dụng, định đoạt, nhưng trong giới hạn nhất định.Trong trường hợp tài khoản người chơi bị khóa, nhà cung cấp ngừng phát hành trị chơi, người chơi không được định đoạt số phận của những tài sản “ảo” này và cũng không thể tiếp tục sử dụng được.

Song song với đó, người chơi có quyền chiếm hữu các tài sản “ảo” này hay không vẫn đang là dấu hỏi lớn. Lý do bởi hiện nay, nhà cung cấp mới là chủ sở hữu

các trò chơi trực tuyến. Các tài sản “ảo” nằm trong máy chủ của các công ty phát hành, không phải nằm trong máy tính của người chơi.

Tương tự như vậy, nếu hiểu tài sản “ảo” như là một đối tượng của Luật sở hữu trí tuệ như một phần mềm máy tính, chúng ta cũng khó đi đến kết luận chắc chắn. Các tài sản “ảo” này được tạo ra bởi trò chơi trực tuyến bản chất là một phần mềm máy tính, theo quy định tại Điểm m Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, phần mềm máy tính là đối tượng điều chỉnh của luật này.

Đa phần các nhà cung cấp trò chơi trực tuyến đều cho rằng các vật phẩm “ảo” là một bộ phận khơng thể tách rời khỏi trị chơi trực tuyến. Điều này có nghĩa chúng sẽ là một phần của phần mềm máy tính. Nhưng, như đã phân tích, khác với đặc tính của phần mềm máy tính là đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ, các tài sản “ảo” trong các trò chơi được người chơi chiếm hữu và độc quyền sử dụng trong trò chơi cũng như quản lý được chúng, trong khi đó, người sử dụng phần mềm máy tính cịn lại chỉ có thể sử dụng mà khơng chiếm hữu độc quyền cũng như không thể quản lý việc mua, bán hay làm tăng giá trị phần mềm của chủ sở hữu.

Trở về với Thông tư 60/2008, trước và sau khi được ban hành, đã có nhiều luồng tư tưởng khác nhau xem có nên hay khơng nên cơng nhận tài sản “ảo” là tài sản, cuối cùng, nhà làm luật quyết định cấm không cho khởi tạo các vật phẩm với mục đích kinh doanh, đồng thời cũng khơng đề cập đến việc có bảo hộ hay khơng. Điều đáng tiếc là quy định cấm nhưng nhà làm luật lại không đưa ra lập luận xác đáng cho luận điểm của mình.

Thơng tư 60/2006 ra đời một thời gian đã bộc lộ những mặt hạn chế cũng như tính chưa bao qt của nó, nói như ơng Lê Q Dỗn, Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông trong buổi hội thảo “Sự phát triển của dịch vụ trò chơi trực tuyến Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý” tổ chức vào ngày 20.02.2012: “Thông tư 60/2006 ra đời khi game online chưa phát triển

mạnh như hiện nay, hiểu biết cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực này còn hạn chế nên ban hành Thơng tư cịn nhiều lỗ hổng tạo điều kiện cho người chơi, địa điểm kinh doanh…lợi dụng game online để đạt được những mục đích ảnh hưởng

xấu đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia…” ; Liên quan đến tài sản “ảo” ông

khác cao hơn Thông tư 60/2006 về quản lý game online, lúc đó tài sản ảo sẽ được xem xét”.

Một phần của tài liệu Tài sản ảo trên mạng thực trạng pháp luật và kiến nghị hoàn hiện pháp luật (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)