2.1. Hệ thống pháp luật về tài sản “ảo”
2.1.2. Pháp luật về tài khoản email
Các tài khoản email đặc trưng bởi việc đăng kí sử dụng tài khoản theo hướng dẫn của nhà cung cấp dịch vụ. Hiện nay, liên quan đến các tài khoản này có hai hình thức:
Tài khoản email.
Thơng tin, hình ảnh có trong các tài khoản email.
Khi đăng kí sử dụng dịch vụ của các phần mềm trên, người dùng trước tiên cần phải tuân thủ “luật” của nhà cung cấp dịch vụ - Các EULA. Đồng thời, với đặc thù là những phần mềm máy tính được lập trình cho ứng dụng giao tiếp cộng đồng và lưu trữ nên đầu tiên, pháp luật về quyền tác giả sẽ được sử dụng để điều chỉnh loại hình này. Cụ thể, trong các thơng tin trong Đăng kí dịch vụ bổ sung của Yahoo! có các quy định trong đó nêu rõ quyền Sở hữu trí tuệ thuộc về Yahoo!:
“Đăng kí dịch vụ bổ sung này không cấp cho bạn quyền, quyền hạn hay lợi ích nào đối với bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào do Yahoo! sở hữu hoặc cấp bản quyền, bao gồm, không giới hạn, ở Dịch Vụ và các nhãn hiệu của Yahoo!”.
Liên quan đến các thơng tin, hình ảnh hay tài liệu trong sử dụng dịch vụ email, pháp luật điều chỉnh các loại tài sản cá nhân này là Luật sở hữu trí tuệ và các quy định về bảo hộ thông tin cá nhân trong Bộ luật Dân sự 2005. Thông tin cá nhân được coi là một quyền cơ bản của con người. Việc bảo vệ thơng tin cá nhân là địi hỏi tất yếu đối với một đất nước văn minh, vì quyền con người. Cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và truyền thông, giao dịch thương mại điện tử cũng phát triển theo và nguy cơ xâm phạm, lạm dụng thông tin cá nhân ngày càng phổ biến. Điều này gây cản trở thương mại điện tử do các bên tham gia giao dịch bị giảm lịng tin, khơng hài lịng với phương thức giao dịch điện tử. Do vậy, việc hình thành quy định pháp lý về bảo vệ thông tin cá nhân sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các ứng dụng thương mại điện tử.
Điều 72 Luật công nghệ thông tin 2006 quy định về đảm bảo an tồn, bí mật thơng tin như sau:
“Thông tin riêng hợp pháp của tổ chức, cá nhân trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên mơi trường mạng được ảo đảm í mật theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân không được thực hiện một trong những hành vi sau đây: a) Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;
b) Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin;
c) Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép;
d) Bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thơng tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;
đ) Hành vi khác làm mất an tồn, bí mật thơng tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.”
Bộ luật Dân sự 2005 cũng có những quy định tương tự: Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
2. iệc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Điều 38. Quyền bí mật đời tƣ
1. Quyền í mật đời tư của cá nhân được tơn trọng và được pháp luật ảo vệ. 2. iệc thu thập, công ố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được
người đó đồng ý; trong trường hợp người đó người đó chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công ố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thơng tin điện tử khác của cá nhân được đảm ảo an tồn và í mật.
iệc kiểm sốt thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thư điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Với cách quy định này, pháp luật cơng nhận vị trí pháp lý của các hình ảnh, thơng tin cá nhân (mặc dù hiện nay hình ảnh, thơng tin cá nhân vẫn được xem thuộc phạm vi của các giá trị nhân thân) và có các chế tài bảo vệ. Các hành động xâm phạm bị coi là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt tùy vào mức độ. Thông tin cá nhân hay hình ảnh được đề cập trong các quy định trên bao hàm cả hai cách thể hiện: Hiện hữu ngồi đời thực và trong thư tín, thư điện tử. Bên cạnh đó, bản thân các tài khoản email cũng là một trong những đối tượng được xem là tài sản “ảo”. Tuy nhiên, pháp luật nước ta hiện nay chưa có các quy định cụ thể về vấn đề bảo hộ như thế nào, quản lý ra sao. Đây có lẽ cũng là một thiếu sót của pháp luật mà chúng ta cần phải hoàn thiện.
Liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp của người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ (trong đó có người dùng các dịch vụ về thư điện tử như: Google Mail, Yahoo! Mail) , ngày 28/01/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành Thông tư 05/2011/TT-BTTTT quy định về giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực thông tin và truyền thơng, có hiệu lực vào ngày 01/07/2011. Thông tư quy định việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ đối với bên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực thơng tin và truyền thơng (bao gồm: bưu chính; viễn thông và internet; công nghệ thông tin và điện tử; báo chí; xuất bản; phát thanh, truyền hình) và hướng dẫn giải quyết tranh chấp của cơ quan quản lý nhà nước.
2.1.3. Pháp luật về tài khoản trực tuyến, trang mạng xã hội, mạng cá nhân:
Tương tự như trong các tài khoản email, bản thân tài khoản trực tuyến cũng là một loại tài sản “ảo” và trên các trang mạng xã hội hay cá nhân cũng xuất hiện các thơng tin, hình ảnh mang tính cá nhân cho nên, pháp luật điều chỉnh là giống nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, do các mạng xã hội được tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu chia sẻ thơng tin, nên dù chương trình cho phép người dùng quản lý thơng tin của mình thơng qua mật khẩu, tính bảo mật chỉ được thiết lập ở mức tương đối. Đơn cử như trong Facebook, một phần thơng tin cá nhân có thể được cơng khai tùy thuộc vào lựa chọn của người dùng, họ quyết định công khai thông tin cho tất cả mọi người hay giới hạn trong một nhóm đối tượng như bạn bè hay người thân.
Các quy định pháp luật có liên quan đến mạng xã hội, mạng cá nhân có thể kể đến như:
- Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. - Thông tư 07/2008/TT-BTTTT ngày 18 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
- Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT ngày 29 tháng 6 năm 2010 quy định về hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến.
Các văn bản pháp luật trên điều chỉnh chi tiết các vấn đề về hoạt động cung cấp thông tin trên các trang thông tin điện tử cá nhân, những hành vị bị cấm đối với người tham gia, đồng thời quy định khá chặt chẽ về điều kiện của các nhà cung cấp khi đăng kí cung cấp các dịch vụ trên tại thị trường Việt Nam.
2.1.4. Pháp luật về tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến:
Trước thời điểm 2006, chưa hề có quy định nào quy định về trị chơi trực tuyến nói chung và tài sản “ảo” trong các trị chơi này nói riêng, cho đến ngày 01/6/2006, khi Bộ Văn hóa thơng tin phối hợp với Bộ Bưu chính viễn thơng và Bộ Cơng an ban hành Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 về quản lý trị chơi trực tuyến. Thơng tư quy định các điều kiện cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến và trách nhiệm của các bên liên quan trong quy trình cung cấp dịch vụ, đề ra một số giải pháp quản lý nội dung trò chơi và thông tin người chơi đồng thời, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến áp dụng các biện pháp kĩ thuật hạn chế giờ chơi. Thông tư tuy không nhắc đến cụm từ tài sản “ảo” nhưng lại đề cập đến một cụm từ mang nghĩa tương đương đó là: “tài sản có giá trị trong trị chơi”. Cụ thể là quy định tại Khoản 5 Điều 9:
Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến:
“Áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của người sử
dụng dịch vụ và giải quyết tranh chấp giữa những người sử dụng dịch vụ; chịu trách nhiệm trước người sử dụng dịch vụ về chất lượng dịch vụ, an tồn an ninh thơng tin, cước phí. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trị chơi trực tuyến không được khởi tạo các tài sản có giá trị trong trị chơi với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và không được sửa chữa thông tin về tài sản giá trị của người chơi”.
Ngồi Thơng tư 60/2006 kể trên, cho tới nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh trực tiếp tài sản “ảo” thay thế cho Thông tư 60/2006 dù tốc độ phát triển của loại hình này rất nhanh. Cách quy định của Thông tư không công nhận quyền sở hữu các vật phẩm “ảo” của người chơi cũng như không cho phép các doanh nghiệp cung cấp trị chơi khởi tạo các tài sản có giá trị trong trị chơi với mục đích lợi nhuận.
Cùng với Thơng tư 60/2006, khi nhắc đến tài sản và các vấn đề liên quan đến tài sản, chúng ta không thể bỏ qua các quy định trong Bộ luật dân sự 2005. Tuy đóng vai trị như một bộ luật “mẹ” cùng với phạm vi điều chỉnh rộng, nhưng, Bộ luật dân sự cũng không nhắc đến tài sản “ảo” hay một khái niệm nào tương tự với tài sản “ảo”. Cụ thể, tại Điều 163 về tài sản chỉ quy định:
“Tài sản ao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Câu hỏi đặt ra là: Tài sản “ảo” trong các trị chơi trực tuyến có thuộc bốn loại tài sản được Bộ luật Dân sự 2005 liệt kê ở trên không, hay là một đối tượng mới cần sự điều chỉnh của pháp luật? Tại mục 2.2 của khóa luận bàn về địa vị pháp lý của tài sản “ảo” trong pháp luật Việt Nam hiện nay, người viết sẽ đưa ra một số nhận định về vấn đề này.
Bên cạnh các quy định tại Thông tư 60/2006 và quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, có quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với các chương trình máy tính tại Điểm m, Khoản 1 Điều 14. Tuy vậy, tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến – một dạng mã máy tính được tạo ra từ chương trình máy tính này, một lần nữa khơng được đề cập.
Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Đây là Nghị định quản lý chung về các hoạt động liên quan đến Internet, trong đó có các quy định về tài nguyên Internet, Tên miền, đăng kí cung cấp các dịch vụ mạng xã hội…tuy vậy, khơng có quy định về tài sản “ảo” trong các trò chơi trực tuyến.
Liên quan đến vấn đề hack trong trò chơi trực tuyến, ngày 17 tháng 9 năm 2008, Bộ thông tin truyền thông ban hành Công văn số 2967/BTTTT-Ttra về tăng cường quản lý về hack online game và nhắn tin lừa đảo. Công văn yêu cầu sự phối hợp cảu các cơ quan như: Vụ Viễn thông, Vụ pháp chế, Cục quản lý phát thanh truyền hình và thơng tin điện tử cùng các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến, doanh nghiệp kinh doanh Internet chủ động thực hiện việc ngăn chặn các hành vi hack trong các trò chơi cũng như việc nhắn tin lừa đảo trong các mạng di động.
2.2. Xu hƣớng của các dự luật thay thế hiện nay:
Trước sự phát triển rất nhanh của loại hình trị chơi trực tuyến nói riêng và thế giới “ảo” nói chung, đã xuất hiện một số dự luật thay thế các quy định ra đời trước đây, nhưng đến nay đây vẫn chỉ là những dự thảo mà chưa được thông qua.
Dự thảo Quyết định thay thế Thông tư 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-
BCA ngày 01/6/2006 về quản lý trò chơi trực tuyến:
Nhận thấy Thông tư 60 bắt đầu thể hiện một số nội dung quản lý không phù hợp với thực tiễn như giờ chơi, quản lý vật phẩm ảo, loại hình trị chơi trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Quyết định về quản lý trò chơi trực tuyến nhằm thay thế Thơng tư này. Mục đích của việc đưa ra Quyết định này là xây dựng quy định về quản lý trò chơi trực tuyến theo hướng quản lý chặt chẽ, hiệu quả và phù hợp với thực tế ở Việt Nam nhưng cũng tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp nội dung số, nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng viễn thông, phát triển thị trường lao động công nghệ cao để khuyến khích phát triển trị chơi trực tuyến có nội dung giáo dục thuần Việt. 68
Tuy vậy, đến nay, Quyết định vẫn chưa được thông qua.
Hướng đổi mới trong dự thảo Quyết định này chủ yếu tập trung vào việc áp dụng các biện pháp quản lý hành chính đi kèm biện pháp quản lý bằng kĩ thuật và giáo dục nhằm sàng lọc các đối tượng xấu trên Internet. Dù có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề nên có các quy định cụ thể cũng như công nhận địa vị pháp lý của tài sản “ảo” trong trò chơi trực tuyến vào Quyết định mới, tuy nhiên trong Dự thảo đưa ra lại không nhắc đến và cũng không cho thấy một hướng đi nào cụ thể về việc công nhận hay không công nhận. Với vai trò là quy định liên quan trực tiếp đến quản lý các trị chơi trực tuyến trong đó có các tài sản “ảo” trong các trò chơi, đây là một điều cần quan tâm của các nhà soạn luật khi đưa ra các Dự thảo sau này, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều tranh chấp như hiện nay.
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008
của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet:
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 97/2008/NĐ-CP được Bộ TT&TT giao cho Cục Viễn thơng là đơn vị chủ trì xây dựng bắt đầu từ giữa năm 2011, đến nay