ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 312.501 431.469 560.612 118.968 38,07 129.143 29,93 Vốn điều chuyển 393.238 439.605 102.500 46.367 11,79 (337.105) (76,68) Tổng nguồn vốn 705.739 871.074 663.112 165.335 23,43 (207.962) (23,87) (Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng qua 3
năm đều có sự tăng giảm theo quy mơ cho vay. Sự tăng trưởng nguồn vốn hàng
năm của ngân hàng xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong tỉnh.
Ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi cho vay thì cần phải không ngừng tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động. Trong năm 2008 thì tình hình kinh tế khó khăn do lạm phát tăng cao khiến
NHNN phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, dẫn đến các ngân hàng phải thắt lại khoản tín dụng để đảm bảo thanh khỏan, do đó tổng nguồn vốn của ngân hàng giảm cũng là điều bình thường.
Hình 14: NGUỒN VỐN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn
Nhìn vào bảng trên cho thấy nguồn vốn của ngân hàng có sự tăng giảm
hàng năm và điều này phản ánh độ tăng giảm của nhu cầu vốn của ngân hàng qua các năm. Năm 2006 tổng nguồn vốn đạt 705.739 triệu đồng, thì sang năm 2007 là
871.074 triệu đồng; năm 2008 lại giàm xuống còn 663.112 triệu đồng.
Trong đó, nhờ vào sự huy động vốn khá tốt của chi nhánh, dẫn đến số dư huy động tăng lên giúp giảm vốn điều chuyển nội bộ ( vốn điều hòa nội bộ) làm
tổng vốn hoạt động vẫn tăng theo. Thật vậy, nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tổng vốn huy động của Ngân hàng Sacombank Cần Thơ đều tăng qua các năm. Đây mới chính là nguồn vốn chủ động cho ngân hàng và có giá rẻ hơn so các loại nguồn vốn khác. Cụ thể năm 2006 tổng vốn huy động đạt 312.501 triệu đồng,
đến năm 2007 tổng vốn huy động đạt được 431.469 triệu đồng và năm 2008 tổng huy động đạt 560.612 triệu. Nguyên nhân của sự biến động này là do thị trường
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ra vô cùng gay gắt. Cùng với việc NHNN 3 lần tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản; điều đó đã làm cho cuộc chạy
đua lãi suất huy động của các ngân hàng diễn ra mạnh hơn. Hơn nữa, trong bối
cảnh cạnh trạnh gay gắt đó, việc mở rộng mạng lưới và đưa ra nhiều sản phẩm
huy động đa dạng, áp dụng cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt cùng với vị thế và
uy tín của Sacombank đã giúp cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn đạt
được tốc độ tăng trưởng cao. Ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các TCKT nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho phát triển kinh tế xã hội, qua đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Tóm lại, vốn điều chuyển của ngân hàng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu nguồn vốn, điều này cho thấy ngân hàng chưa chủ động được nguồn vốn cho vay. Điều đó đã góp phần làm giảm lợi nhuận của ngân hàng vì lợi nhuận
của ngân hàng được xác định qua lãi sau điều hịa vốn. Do đó, ngân hàng cần hạn chế vốn điều chuyển xuống càng thấp càng tốt. Ngân hàng cần chú trọng quan
tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ, đưa
vào hoạt động có hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thêm dồi dào cho phép ngân hàng chủ động trong việc cho vay đối với các
đơn vị kinh tế và dân cư.
4.3.2. Tài sản có
Chất lượng tài sản có của ngân hàng được đánh giá chủ yếu dựa vào hoạt
động tín dụng, như vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả thì chất lượng tài sản có tốt. Để đánh giá được chất lượng tài sản có tốt hay khơng, chúng ta đi vào phân tích các chỉ tiêu tín dụng sau nhưng cũng tùy vào từng chỉ tiêu tăng giảm, cao thấp mà đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng là
tốt hay xấu.
Bàng 12: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Nợ quá hạn Triệu đồng 6.469 8.488 1.160
Tổng dư nợ Triệu đồng 673.838 840.412 621.000
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Vốn huy động Triệu đồng 312.501 431.469 560.612 Tổng dư nợ / Vốn huy động Lần 2,16 1,95 1,10 Tổng dư nợ / Tổng tài sản % 95,48 96,48 93,64 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ % 0,96 1,01 0,18 (Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ)
Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, nó giúp ngân hàng so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này lớn q hay nhỏ q đều khơng tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy
động không đạt hiệu quả. Qua bảng số liệu trong ba năm thì cho thấy chỉ tiêu này
gần được điều tiết sát về gần bằng 1, và điều này là khá lý tưởng vì chi nhánh gần
như khai thác hết nguồn vốn huy động, không phải sử dụng vốn điều chuyển làm chi tăng hiệu quả kinh doanh, đồng thời giảm chi phí vốn.
Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Nhìn chung, qua 3 năm tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản chiếm tỷ lệ cao trên 93%. Điều này cho thấy, ngân hàng đang đầu tư vốn vào lĩnh vực tín dụng là chủ yếu
Thực tế cho thấy thu nhập mà ngân hàng đạt được từ hoạt động này chiếm trên 95% trong tổng thu nhập.
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhiều nhất, song rủi ro mà ngân hàng gặp phải cũng khơng nhỏ. Do đó, ngân hàng nên sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào một số lĩnh vực khác như vốn góp
liên doanh, mua tín phiếu kho bạc,…Đồng thời, giới thiệu những sản phẩm dịch vụ mới đến với khách hàng nhằm đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng. Chính những hoạt động này, ngân hàng không những tạo thêm nguồn thu nhập cho mình mà cịn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị
trường.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về chất lượng tín dụng của ngân hàng,
thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy số tiền cho vay có khả năng mất vốn nhiều, hay là rủi ro
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu tín dụng tăng. Chỉ số này có chiều hướng tốt hơn và cải thiện đáng kể trong năm 2008, với tỷ lệ nợ quá hạn chưa đầy 0,2% /tổng dư nợ. Ngân hàng đang kiểm soát khá tốt khoản mục này và trong thời gian tới cần phát huy tốt hơn nữa cơng tác kiểm sốt nợ quá hạn này, giúp đồng vốn cho vay của ngân hàng mang lại hiệu quả cao.
Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên, có thể nhận thấy rằng chất lượng tài sản có của Sacombank Cần Thơ đang chuyển biến theo hướng tích cực và được
tăng cao. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng là rất tốt. Đồng
thời cũng góp phần nói lên khả năng sử dụng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng trong việc đầu tư vào tài sản có để tạo ra nguồn thu nhập và mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
4.3.3. Năng lực quản lý
Năng lực quản lý là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh ngân hàng. Năng lực quản lý của ngân hàng trước hết được thể
hiện qua năng lực điều hành của Ban lãnh đạo cùng với việc phân bố cơ cấu tổ
chức của ngân hàng có hợp lý không. Thơng qua mơ hình cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ cho ta thấy Ban lãnh đạo của Ngân hàng đã xây dựng được mơ hình quản lý khá chặt chẽ, hợp lý và có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng thêm thuận lợi. Điều đó được thể hiện cụ thể thông qua chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban. Việc phân chia này đã làm cho cơng việc của từng phịng ban tập trung vào một mảng công việc và không bị trùng lắp.
Ngoài ra, trong mỗi phòng lại chia thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những cơng việc khác nhau, từ đó đảm bảo cơng việc của từng nhân viên không bị đan xen, chồng chéo lên nhau, đồng thời nâng cao năng suất lao động của từng nhân
viên. Hơn nữa, vị trí các phịng ban được bố trí gần nhau và gần với phịng Giám đốc, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển hồ sơ cũng như việc giám
sát một cách chẽ của Ban Giám đốc xuống các phòng ban. Thực tế cho thấy Ban lãnh đạo của Chi nhánh là những người có kinh nghiệm bề dày trong quản trị điều hành, có kỹ năng và trình độ chun mơn nghiệp vụ sâu rộng, ln nắm bắt đúng thời cơ và đề ra các chiến lược phù hợp.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Việc ổn định nhân sự cũng là một trong các yếu tố thể hiện năng lực quản lý của Ban lãnh đạo, bởi lẽ Ban lãnh đạo có năng lực thì mới có thể giữ chân nhân viên giỏi làm việc và phục vụ tận tâm cho mình. Hiện tại, Sacombank Cần Thơ
đang sở hữu một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình và đầy tâm huyết trong
cơng việc. Được kết quả như vậy là do Ban lãnh đạo ngân hàng đã áp dụng chính
sách thu hút, đãi ngộ nhân tài bằng những hành động cụ thể như: luôn quan tâm đến quyền lợi của cán bộ nhân viên như cải tổ tiền lương, tiền thưởng cho nhân
viên.
Hoạt động đào tạo và tái đào tạo cho cán bộ công nhân viên đã được Ban
lãnh đạo Ngân hàng quan tâm và thường xuyên tổ chức trong các khóa học. Nhờ vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của Sacombank Cần Thơ đã ngày càng
được củng cố và hoàn thiện về trình độ tay nghề cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng. Hơn nữa, trong quá trình làm việc cùng với tập thể cán bộ nhân viên, cách đối nhân xử thế của Ban lãnh đạo ngân hàng đã thuyết phục cán bộ nhân
viên một cách “tâm phục khẩu phục” làm việc theo mong muốn của Ban lãnh
đạo. Vì vậy, giữ chân các nhân viên giỏi không chỉ giúp cho hoạt động của Ngân
hàng ngày càng hiệu quả mà còn giữ được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
Năng lực quản lý còn được thể hiện thơng qua chính sách quản lý chi phí
của Ban lãnh đạo trong việc tạo ra thu nhập cũng như tài sản cho ngân hàng; đồng thời đo lường khả năng sử dụng tài sản của ngân hàng trong việc tạo ra thu
nhập cho ngân hàng.
Bảng 13: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Tổng thu nhập Triệu đồng 85.279 104.084 129.662 Tổng chi phí Triệu đồng 72.858 88.832 102.747 Tổng tài sản Triệu đồng 705.739 871.074 663.112 Tổng chi phí/Tổng tài sản % 10,32 10,20 15,49 Tổng chi phí/Tổng thu nhập % 85,43 85,35 79,24 (Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ) Tổng chi phí/Tổng tài sản
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Nhìn chung chỉ số này có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2006 Ngân hàng phải bỏ ra 10,32 đồng để có được 100 đồng tài sản đầu tư. Đến năm
2007, để có được 100 đồng tài sản đầu tư thỉ chi phí mà Ngân hàng phải bỏ ra là 10,20 đồng, thấp hơn so với năm 2006. Sang năm 2008 chỉ số này đã tăng đến 15,49%. Điều này cho thấy việc quản lý chi phí của Ngân hàng trong việc sử
dụng tài sản để đầu tư là còn nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Tổng tài sản của
ngân hàng trong năm 2008 giảm đáng kể nhưng lại tăng tỷ lệ chi phí/tổng tài sản.
Một phần do năm 2008 có q nhiều yếu tố chi phí biến động mà trong đó yếu tố về lãi suất đầu vào là lớn nhất. Sự biến động này xuất phát từ yếu tố bên ngồi,
khơng thể kiểm soát được nhưng về mặt quản trị ngân hàng cũng cần phải có những dự báo tốt hơn để kịp thời kiểm sốt trong khả năng có thể.
Tổng chi phí/Tổng thu nhập
Chỉ số này tính tốn khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Qua bảng số liệu ta thấy để được 100 đồng thu nhập thì Chi nhánh phải bỏ ra 85,43
đồng chi phí vào năm 2006, và 85,35 đồng vào năm 2007 và 79,24 đồng vào năm
2008. Nhìn chung, chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng là chấp nhận được qua các năm vì chỉ số này đều nhỏ hơn 1. Do đó, trong thời gian tới Ban lãnh đạo Chi nhánh cần có những chính sách huy động hữu hiệu hơn nữa để tiết kiệm tối thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận của Ngân hàng.
Ngồi ra, Sacombank Cần Thơ cịn dựa vào thế mạnh của mình là hệ thống mạng lưới tại địa bàn Cần Thơ ( 04 Phòng giao dịch và 01 chi nhánh) và của cả hệ thống ( trên 250 điểm giao dịch); đặc biệt tại khu vực Tây Nam Bộ đã phủ kín mạng lưới. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc cung cấp các dịch vụ đi kèm
như thu chi hộ, chuyển tiền trong hệ thống và giao dịch liên chi nhánh được thực
hiện nhanh chóng và dễ dàng. Tạo sự hài lòng cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng, và cũng chính yếu tố này góp phần tăng thu nhập từ dịch vụ trong
năm 2008 lên đáng kể.
Tóm lại, đội ngũ Ban lãnh đạo của Sacombank Cần Thơ đều là những người có năng lực quản lý rất tốt, cùng với sự biến động của nền kinh tế, họ đã
có được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, những chính sách kinh doanh phù hợp với
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần tạo nên thành cơng và uy tín của Sacombank Cần Thơ như ngày nay
4.3.4. Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của
ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh trạnh của ngân hàng.
Thông qua một số chỉ tiêu tài chính ta có thể đánh giá về khả năng sinh lợi của
ngân hàng qua các năm như sau
Bàng 14: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
ĐVT: %
Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008
Chỉ số ROA 1,76 1,75 3,62
Hệ số doanh lợi (ROS) 14,56 14,65 20,75
Hệ số sử dụng tài sản 12,08 11,95 18,55
Hệ số thu nhập lãi ròng 2,32 2,24 7,09
Hệ số thu nhập phi lãi ròng (0,56) (0,49) (0,70) Margin lãi suất huy động và cho vay 2,26 2,19 7,64
(Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ)
Chỉ số ROA
Chỉ số này cho ta thấy được khả năng bao quát của Ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh