Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, ta thấy tiền gửi của các TCTD khác tại
Sacombank Cần Thơ qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn
huy động nhưng nhìn chung vẫn tăng đều qua các năm. Điều này đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của
Ngân hàng.
Do tình hình kinh tế ngày càng phát triển làm cho các TCTD xuất hiện ngày càng nhiều do đó nhu cầu giao dịch thanh toán cũng ngày tăng lên. Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng và ngày càng hiện đại trên lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho việc thanh toán giữa các TCTD thuận tiện
hơn. Các TCTD có thể thanh tốn bù trừ hoặc thanh toán liên ngân hàng bằng
hình thức chuyển tiền điện tử thay thế cho phương thức thanh toán truyền thống
như trước, do đó đã rút ngắn thời gian giao dịch rất nhiều.
Hơn nữa, do lãi suất huy động của hình thức này trong những năm gần đây tăng lên, các TCTD đã tận dụng yếu tố này gửi tiền vào ngân hàng. Một mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán, mặt khác các TCTD này có thể gửi vốn tạm thời vào ngân hàng để hưởng lãi. Chính vì những lý do trên mà làm cho tiền gửi này qua các năm đều tăng lên và góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Tóm lại, tình hình huy động vốn qua 3 năm của Sacombank Cần Thơ nhìn
chung vẫn đạt hiệu quả. Có được những kết quả trên là do Ngân hàng có chính sách lãi suất huy động khá linh hoạt cùng với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng với các sản phẩm tiền gửi, đa dạng hóa các hình thức huy động để khách hàng lựa chọn dễ dàng. Ngoài ra, nhờ vào đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và chuyên nghiệp đã phần nào tạo sự thoải mái và sự tin cậy
cho khách hàng khi đến giao dịch với Sacombank Cần Thơ.
Theo thống kê sơ bộ thì đến ngày 31/12/2008 tổng số dư huy động vốn của Sacombank là 560.612 triệu đồng, chiếm 4,90% thị phần về huy động vốn trên
địa bàn Thành phố Cần Thơ.
4.1.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hố từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế khơng chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hồn lại tiền gửi của khách hàng, bù
đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ln tiềm ẩn rủi ro và những rủi ro này là bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển, đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro thì phải
thơng qua phân tích hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, bài viết này chủ yếu tập trung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, do đó ta chỉ đi phân tích một cách khái qt về tình hình hoạt động tín dụng thơng qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, du nợ cho vay và nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm.
Bảng 5: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 589.454 736.392 874.579 146.938 24,93 138.187 18.76 Doanh số thu nợ 454.494 569.818 650.712 115.324 25,37 80.894 14.19 Dư nợ 673.838 840.412 621.000 166.574 24,72 (219.412) (26.10) Nợ quá hạn 6.469 8.488 1.160 2.019 31,21 (7.328) (86.33)
(Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ)
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong ba năm qua tốc độ phát triển tín dụng cịn hạn chế, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển dư nợ cho vay. Nếu như năm 2007 có sự tăng trưởng tốt và cuối kỳ đạt số dư nợ trên 840 tỷ đồng thì sang năm 2008 giảm xuống cịn 621 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơng tác kiểm soát nợ xấu lại được quản lý hiệu quả hơn. Nợ xấu đã giảm đáng kể qua từng năm hoạt động. Do đó, nhìn tổng thể chưa phản ánh hết được mọi mặt trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng mà cần phải có sự phân tích chi tiết từng khoản mục trong hoạt động tín dụng.
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân ra nền kinh tế,
trong đó chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán của các tổ chức và cá nhân. Số
tiền cho vay ra nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng ngân
hàng. Đồng thời nó cũng phụ thuộc vào điều kiện và tình hình phát triển kinh tế địa phương.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 589,454 736,392 874,579 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm
Doanh số cho vay