Phân tích tình hình hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 40 - 48)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

4.1.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế khơng chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù

đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên,

thực tế cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro và những rủi ro này là bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển, đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro thì phải

thơng qua phân tích hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, bài viết này chủ yếu tập trung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, do đó ta chỉ đi phân tích một cách khái qt về tình hình hoạt động tín dụng thơng qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, du nợ cho vay và nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm.

Bảng 5: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 589.454 736.392 874.579 146.938 24,93 138.187 18.76 Doanh số thu nợ 454.494 569.818 650.712 115.324 25,37 80.894 14.19 Dư nợ 673.838 840.412 621.000 166.574 24,72 (219.412) (26.10) Nợ quá hạn 6.469 8.488 1.160 2.019 31,21 (7.328) (86.33)

(Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ)

Qua bảng số liệu trên cho thấy trong ba năm qua tốc độ phát triển tín dụng cịn hạn chế, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển dư nợ cho vay. Nếu như năm 2007 có sự tăng trưởng tốt và cuối kỳ đạt số dư nợ trên 840 tỷ đồng thì sang năm 2008 giảm xuống cịn 621 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơng tác kiểm sốt nợ xấu lại được quản lý hiệu quả hơn. Nợ xấu đã giảm đáng kể qua từng năm hoạt động. Do đó, nhìn tổng thể chưa phản ánh hết được mọi mặt trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng mà cần phải có sự phân tích chi tiết từng khoản mục trong hoạt động tín dụng.

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân ra nền kinh tế,

trong đó chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh tốn của các tổ chức và cá nhân. Số

tiền cho vay ra nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng ngân

hàng. Đồng thời nó cũng phụ thuộc vào điều kiện và tình hình phát triển kinh tế địa phương.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 589,454 736,392 874,579 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm

Doanh số cho vay

Hình 6: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Qua hình 6 ta thấy doanh số cho vay qua 3 năm tăng rõ rệt, cụ thể năm 2006 doanh số cho vay của Ngân hàng là 589.454 triệu đồng, sang năm 2007 doanh số cho vay là 763.392 triệu đồng. Năm 2008 doanh số cho vay của Ngân hàng là 874.579 triệu đồng, tăng 138.187 triệu đồng so với năm 2007, tương đương tăng 18,76%.

Trong năm 2008 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động khó lường. Nếu như những tháng đầu năm 2008 kinh tế tăng trưởng tốt và kéo theo một lượng

tiền giải ngân ra cho nền kinh tế trong quý 1 tăng mạnh chưa từng có, tuy nhiên những tháng tiếp theo lại là thắt chặt tín dụng từ NHNN, và một loạt các quy

định ra đời. Kết quả là doanh số cho vay của Sacombank Cần Thơ đã giảm đáng

kể so kế hoạch. Gần như có giai đoạn chỉ thu hồi nợ vay mà không giải ngân ra vỉ yếu tố thanh khỏan và tính hiệu quả của khoản vay. Tuy nhiên, việc thắt chặt tín dụng của chính phủ hay chính sách thắt chặt cho vay của Sacombank cũng chỉ là những yêu cầu chung của nền kinh tế phải vậy, chứ nhìn chung thì doanh số cho vay của Sacombank Cần Thơ luôn tăng và phù hợp với tình hình kinh tế chung của địa phương.

Ngoài ra, việc Sacombank tiến hành tách chi nhánh Hậu Giang và An Giang ra khỏi chi nhánh Cần Thơ và nâng lên thành chi nhánh cấp 1 cũng là yếu tố góp phần làm cho doanh số cho vay của ngân hàng giảm đi so kế hoạch, tuy nhiên việc làm này chỉ khiến doanh số cho vay hay thị phần của Sacombank trên địa

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu bàn Cần Thơ giảm đi, nhưng tổng thể trên khu vực Tây Nam Bộ hay tồn hàng thì doanh số cho vay lại tăng.

Thêm vào đó là sự xuất hiện của nhiều TCTD khác trên địa bàn Thành phố

Cần Thơ, một phần nào đó ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh. Điều tất nhiên là thị phần trên địa bàn thành phố cũng như khách hàng vay vốn cũng sẽ bị chia nhỏ ra bởi các TCTD này.

Có thể nói trong những năm qua Sacombank Cần Thơ đã nắm bắt được xu thế chung của Tỉnh nhà và đã góp phần vào sự phát triển chung đó. Vận dụng các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, Chi nhánh đã tận dụng được nguồn lực tự có và phần vốn huy động ở các TCKT và dân cư mà nâng cao doanh số cho vay nhằm mang lại hiệu quả cho chính mình kể cả cho khách hàng. Mặc dù, việc cấp tín dụng của ngân hàng có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung tình hình hoạt động tín dụng là tương đối khả quan.

Để quy mơ tín dụng của Ngân hàng ln tăng trưởng địi hỏi Chi nhánh cần

phải hoàn thiện hơn nữa nhằm phát huy tốt hơn những kết quả đạt được. Đồng thời Sacombank Cần Thơ nên mở rộng doanh số cho vay trong các năm tới bằng cách không ngừng đa dạng hóa sản phẩm cho vay, mở rộng ra nhiều ngành nghề và cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là tiếp cận đến các khách hàng lớn

trên địa bàn, các tổ chức có mức sử dụng vốn, hấp thụ vốn lớn và cũng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn, góp phần tăng thu dịch vụ cho ngân hàng.

Doanh số thu nợ

Bản chất của ngân hàng là đi vay vốn từ nền kinh tế để cho vay, điều phối

vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, là trung gian tài chính, do vậy vấn đề cần thiết mà ngân hàng cần quan tâm đó là phải sử dụng những biện pháp như thế nào để sử dụng nguồn vốn huy động được một cách có hiệu quả đem lại hiệu quả kinh

doanh cho ngân hàng. Ngược lại, nếu sử dụng vốn không phù hợp, khơng đúng

mục đích thì sẽ khơng mang lại hiệu quả và thậm chí rủi ro khơng thu hồi được nợ là rất lớn. Vì vậy cơng tác thu hồi nợ được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà cịn chú trọng đến cơng tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thốt và có hiệu quả cao. Mặc dù việc thu nợ là

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các

điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong

hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho vay đúng đối tượng, người sử

dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm

Hình 7: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Trên thực tế doanh số thu nợ phản ánh đồng vốn thu hồi từ hoạt động cho vay của ngân hàng ra nền kinh tế, và nếu đúng bản chất này thì sau một chu kỳ kinh doanh thì tiền sẽ phải được trả lại ngân hàng, kèm một khoản lãi.

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng qua các

năm có sự biến động tăng và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Năm 2006, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nước ta cịn phải đối mặt với một số khó khăn nhất định. Đó là sự xuất hiện của dịch cúm gia cầm, dịch lỡ mồm long móng và tình trạng hạn hán, bảo lụt đã gây ra một số tác động nhất định cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Cần Thơ nói riêng. Cuộc sống của người dân đã gặp phải khơng ít khó khăn do những hậu quả đó để lại. Từ đó, làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Người dân gặp khó khăn, doanh nghiệp lại khơng thu hồi được vốn vì thế mà khơng có tiền để trả nợ

vay và lãi cho ngân hàng. Do đó làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng trong

năm 2006 thấp so với 2007, cụ thể doanh số thu nợ năm 2006 chỉ đạt 454.494 triệu đồng. Nhưng sang năm 2007, doanh số thu nợ của ngân hàng đã tăng lên

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

đáng kể, cụ thể tăng 115.324 triệu đồng, tương đương tăng 25,37% so với năm 2006. Do quá trình hội nhập, nếu các doanh nghiệp yếu kém khơng sáp nhập lại với nhau thì có thể dẫn đến phá sản, đòi hỏi nhu cầu hơp tác giữa các doanh nghiệp nhiều hơn. Vì thế mà quy mô và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng lớn và làm ăn ngày càng có hiệu quả, do đó Ngân hàng cũng thu hồi nợ nhiều hơn.

Tuy nhiên năm 2008 là một năm thách thức đối với ngành ngân hàng. Nếu như đầu năm 2008 là đẩy nhanh tốc độ giải ngân ra nền kinh tế thì sang đến quý

2/2008 lại bắt đầu dấu hiệu thắt chặt tín dụng từ NHNN, trong đó chỉ cho phép

các TCTD tăng dư nợ tối đa 30% so năm 2007( thơng tin chưa chính thức nhưng

cũng làm các ngân hàng phải dè chừng). Ngoài ra, do yêu cầu phải đảm bảo yêu cầu thanh khoản nên giai đoạn này chỉ chủ yếu các ngân hàng chỉ nhanh chóng thu hồi nợ đến hạn và hạn chế giải ngân ra.

Tóm lại, cơng tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó

địi hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chun mơn, phẩm chất

tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với Ngân hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng - tức phải thu hồi được nợ, lãi

đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho ngân hàng. Nhìn chung, trong năm 2008 thì cơng tác thu

hồi nợ của Sacombank Cần Thơ là khá tốt, và số dư nợ còn lại đến cuối 2008 chỉ còn ở mức 560 tỷ đồng, khá thấp so đầu năm 2008. Điều này chứng tỏ công tác cho vay và thu hồi nợ tại Sacombank là khá tốt, thời điểm đẩy mạnh cho vay thì cho vay, cịn lúc cần thiết phải thu hút tiền vay về thì vẫn thu hồi nợ vay đầy đủ, chứng tỏ chất lượng tín dụng trong thời gian qua đã cải thiện rất nhiều.

Thêm vào đó, chính khách hàng cũng tuân thủ đẩy đủ các điều kiện vay vốn,

sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả, uy tín trong thanh tóan. Chính các yếu tố này giúp cho công tác thu hồi nơ vay của Sacombank Cần Thơ gặp thuận lợi. Sacombank Cần Thơ cũng đã xây dựng được một hệ khách hàng tốt, có uy tín trong quan hệ tín dụng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động tín dụng của một ngân hàng qua từng thời kỳ nhất định. Mức dư nợ cho vay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn huy động và sự hấp thụ vốn của nền kinh tế. Nếu nguồn vốn huy

động tăng thì mức dư nợ tín dụng nhìn chung sẽ tăng và ngược lại. Dư nợ của Chi nhánh có sự biến động qua các năm. Cụ thể dư nợ tín dụng năm 2006 là

673.838 triệu đồng, sang đến năm 2007 thì dư nợ tín dụng tiếp tục tăng so với

năm 2006, đạt 840.412 triệu đồng, tăng 166.574 triệu đồng tương đương tăng

24,72% so với trước đó.

Nguyên nhân là do một phần nền kinh tế địa phương và cả nước củng như thế giới phát triển thuận lợi và quan trọng hơn là Sacombank Cần Thơ đã làm tốt công tác cho vay thông qua sàng lọc khách hàng, chọn lựa khách hàng mục tiêu, chọn lọc dự án đầu tư, kiểm sốt tín dụng.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên là trong năm 2008, tình hình kinh tế đã

khơng cịn thuận lợi và ổn định như mọi năm, việc thay đổi chính sách tiền tệ

một cách đột ngột đã khiến dư nợ cho vay bị đảo chiều. Dư nợ cho vay năm 2008 chỉ đạt khoảng 621 tỷ đồng, giảm khoảng 219 tỷ đồng, giảm 26% so năm 2007.

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 năm Dư nợ

Hình 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng dư nợ cho vay mà chúng ta đang đề cập

ở phần này chỉ là con số thời điểm, nên cũng chưa thể phản ánh hết quy mô cũng như thị phần của một ngân hàng trong tổng dư nợ cho vay trên địa bàn. Trong

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu những tháng đầu năm 2008 theo báo cáo sơ bộ từ các bản tin hoạt động nội bộ thì

có giai đoạn dư nợ cho vay đạt trên 900 tỷ đồng. Do đó, có thể cho thấy việc phát

triển cho vay tại đây cũng là được quan tâm và triển khai tốt. Có chăng là do tình hình kinh tế của cả nước trong năm 2008 không thuận lợi và theo chủ trương là thắt chặt tín dụng nên mới dẫn đến kết quả như trên.

Trong tương lai không xa khi mà Cần Thơ trở thành một thành lớn đúng nghĩa thì đây là nơi tập trung nhiều trung tâm thương mại, nhiều khu cơng

nghiệp…do đó nhu cầu vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh là rất lớn. Vì thế, Ngân hàng phải làm tốt trong cơng tác tín dụng nhằm đáp ứng nhu

cầu vốn trong xã hội, tăng thị phần cho vay tạo thu nhập từ lãi cho vay cho ngân hàng.

Tóm lại, hoạt động tín dụng của Sacombank qua 3 năm đã đạt sự tăng trưởng ổn định và bền vững và có chất lượng. Để có được kết quả này thì ngồi

lối tư duy sáng suốt của ban lãnh, các trưởng phịng, phó phịng, phải kể đến sự nổ lực của cán bộ tín dụng rất nhiều. Chính họ mới là yếu tố quan trọng giúp đẩy nhanh công tác cho vay cũng như thu hồi nợ.

Nợ quá hạn 6,469 8,488 1,160 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm Nợ q hạn

Hình 9: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Đối với khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được

nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan mà khơng trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)