Năng lực quản lý

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK

4.3.3. Năng lực quản lý

Năng lực quản lý là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh ngân hàng. Năng lực quản lý của ngân hàng trước hết được thể

hiện qua năng lực điều hành của Ban lãnh đạo cùng với việc phân bố cơ cấu tổ

chức của ngân hàng có hợp lý khơng. Thơng qua mơ hình cơ cấu tổ chức của Sacombank Cần Thơ cho ta thấy Ban lãnh đạo của Ngân hàng đã xây dựng được mơ hình quản lý khá chặt chẽ, hợp lý và có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng thêm thuận lợi. Điều đó được thể hiện cụ thể thông qua chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban. Việc phân chia này đã làm cho công việc của từng phòng ban tập trung vào một mảng công việc và không bị trùng lắp.

Ngồi ra, trong mỗi phịng lại chia thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những cơng việc khác nhau, từ đó đảm bảo cơng việc của từng nhân viên không bị đan xen, chồng chéo lên nhau, đồng thời nâng cao năng suất lao động của từng nhân

viên. Hơn nữa, vị trí các phịng ban được bố trí gần nhau và gần với phòng Giám đốc, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc luân chuyển hồ sơ cũng như việc giám

sát một cách chẽ của Ban Giám đốc xuống các phòng ban. Thực tế cho thấy Ban lãnh đạo của Chi nhánh là những người có kinh nghiệm bề dày trong quản trị điều hành, có kỹ năng và trình độ chun mơn nghiệp vụ sâu rộng, luôn nắm bắt đúng thời cơ và đề ra các chiến lược phù hợp.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Việc ổn định nhân sự cũng là một trong các yếu tố thể hiện năng lực quản lý của Ban lãnh đạo, bởi lẽ Ban lãnh đạo có năng lực thì mới có thể giữ chân nhân viên giỏi làm việc và phục vụ tận tâm cho mình. Hiện tại, Sacombank Cần Thơ

đang sở hữu một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình và đầy tâm huyết trong

công việc. Được kết quả như vậy là do Ban lãnh đạo ngân hàng đã áp dụng chính

sách thu hút, đãi ngộ nhân tài bằng những hành động cụ thể như: luôn quan tâm đến quyền lợi của cán bộ nhân viên như cải tổ tiền lương, tiền thưởng cho nhân

viên.

Hoạt động đào tạo và tái đào tạo cho cán bộ công nhân viên đã được Ban

lãnh đạo Ngân hàng quan tâm và thường xuyên tổ chức trong các khóa học. Nhờ vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên của Sacombank Cần Thơ đã ngày càng

được củng cố và hoàn thiện về trình độ tay nghề cũng như kỹ năng chăm sóc khách hàng. Hơn nữa, trong q trình làm việc cùng với tập thể cán bộ nhân viên, cách đối nhân xử thế của Ban lãnh đạo ngân hàng đã thuyết phục cán bộ nhân

viên một cách “tâm phục khẩu phục” làm việc theo mong muốn của Ban lãnh

đạo. Vì vậy, giữ chân các nhân viên giỏi khơng chỉ giúp cho hoạt động của Ngân

hàng ngày càng hiệu quả mà còn giữ được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

Năng lực quản lý cịn được thể hiện thơng qua chính sách quản lý chi phí

của Ban lãnh đạo trong việc tạo ra thu nhập cũng như tài sản cho ngân hàng; đồng thời đo lường khả năng sử dụng tài sản của ngân hàng trong việc tạo ra thu

nhập cho ngân hàng.

Bảng 13: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Tổng thu nhập Triệu đồng 85.279 104.084 129.662 Tổng chi phí Triệu đồng 72.858 88.832 102.747 Tổng tài sản Triệu đồng 705.739 871.074 663.112 Tổng chi phí/Tổng tài sản % 10,32 10,20 15,49 Tổng chi phí/Tổng thu nhập % 85,43 85,35 79,24 (Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ) Tổng chi phí/Tổng tài sản

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Nhìn chung chỉ số này có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2006 Ngân hàng phải bỏ ra 10,32 đồng để có được 100 đồng tài sản đầu tư. Đến năm

2007, để có được 100 đồng tài sản đầu tư thỉ chi phí mà Ngân hàng phải bỏ ra là 10,20 đồng, thấp hơn so với năm 2006. Sang năm 2008 chỉ số này đã tăng đến 15,49%. Điều này cho thấy việc quản lý chi phí của Ngân hàng trong việc sử

dụng tài sản để đầu tư là còn nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Tổng tài sản của

ngân hàng trong năm 2008 giảm đáng kể nhưng lại tăng tỷ lệ chi phí/tổng tài sản.

Một phần do năm 2008 có q nhiều yếu tố chi phí biến động mà trong đó yếu tố về lãi suất đầu vào là lớn nhất. Sự biến động này xuất phát từ yếu tố bên ngồi,

khơng thể kiểm soát được nhưng về mặt quản trị ngân hàng cũng cần phải có những dự báo tốt hơn để kịp thời kiểm sốt trong khả năng có thể.

Tổng chi phí/Tổng thu nhập

Chỉ số này tính tốn khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Qua bảng số liệu ta thấy để được 100 đồng thu nhập thì Chi nhánh phải bỏ ra 85,43

đồng chi phí vào năm 2006, và 85,35 đồng vào năm 2007 và 79,24 đồng vào năm

2008. Nhìn chung, chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập của Ngân hàng là chấp nhận được qua các năm vì chỉ số này đều nhỏ hơn 1. Do đó, trong thời gian tới Ban lãnh đạo Chi nhánh cần có những chính sách huy động hữu hiệu hơn nữa để tiết kiệm tối thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận của Ngân hàng.

Ngồi ra, Sacombank Cần Thơ cịn dựa vào thế mạnh của mình là hệ thống mạng lưới tại địa bàn Cần Thơ ( 04 Phòng giao dịch và 01 chi nhánh) và của cả hệ thống ( trên 250 điểm giao dịch); đặc biệt tại khu vực Tây Nam Bộ đã phủ kín mạng lưới. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc cung cấp các dịch vụ đi kèm

như thu chi hộ, chuyển tiền trong hệ thống và giao dịch liên chi nhánh được thực

hiện nhanh chóng và dễ dàng. Tạo sự hài lòng cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng, và cũng chính yếu tố này góp phần tăng thu nhập từ dịch vụ trong

năm 2008 lên đáng kể.

Tóm lại, đội ngũ Ban lãnh đạo của Sacombank Cần Thơ đều là những người có năng lực quản lý rất tốt, cùng với sự biến động của nền kinh tế, họ đã

có được nhiều kinh nghiệm thực tiễn, những chính sách kinh doanh phù hợp với

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần tạo nên thành cơng và uy tín của Sacombank Cần Thơ như ngày nay

4.3.4. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng kinh doanh của

ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh trạnh của ngân hàng.

Thông qua một số chỉ tiêu tài chính ta có thể đánh giá về khả năng sinh lợi của

ngân hàng qua các năm như sau

Bàng 14: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

ĐVT: %

Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008

Chỉ số ROA 1,76 1,75 3,62

Hệ số doanh lợi (ROS) 14,56 14,65 20,75

Hệ số sử dụng tài sản 12,08 11,95 18,55

Hệ số thu nhập lãi ròng 2,32 2,24 7,09

Hệ số thu nhập phi lãi ròng (0,56) (0,49) (0,70) Margin lãi suất huy động và cho vay 2,26 2,19 7,64

(Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ)

 Chỉ số ROA

Chỉ số này cho ta thấy được khả năng bao quát của Ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp ta xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản hay một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số ROA năm 2006 là 1,76%; năm 2007 là

1,75 và năm 2008 là 3,62%. Nhìn chung, ROA của Ngân hàng như vậy là còn ở

mức thấp chứng tỏ Ngân hàng còn do dự, thận trọng trong việc phân bổ vào các tài sản sinh lời cao. Vì vậy, để duy trì sự an tồn và bền vững trong q trình phát triển, Chi nhánh cần hoạch định ra những chính sách đầu tư để nâng cao tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.

Tuy nhiên, chỉ số này Ngân hàng chỉ nên chấp nhận ở mức độ vừa phải vì lợi nhuận càng cao thì rủi ro mang lại cho Ngân hàng càng lớn. Như ta phân tích

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ở trên thì lợi nhuận của Ngân hàng chủ yếu thu từ lãi hoạt động tín dụng, đây là

dấu hiệu khơng tốt cho Ngân hàng vì cịn gặp phải nhiều rủi ro. Do đó, Chi nhánh có thể thay đổi chính sách đầu tư để lợi nhuận của Ngân hàng bao gồm nhiều khoản thu chẳng hạn như lãi thu từ đầu tư chứng khoán, lãi thu từ việc góp vốn liên doanh, lãi thu từ dịch vụ thanh tốn...qua đó làm cho lợi nhuận của Ngân

hàng tăng lên. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng phải tìm cách để hạn chế các tài sản

có khơng sinh lời khác như tiền mặt và tài sản cố định. Việc gia tăng lợi nhuận và giảm tài sản là biện pháp thường thấy làm cho tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

tăng lên, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

 Chỉ số ROE

Đây là chỉ tiêu đo lường tính lành mạnh trong hoạt động ngân hàng nhưng

chỉ số này khơng tính được vì hoạt động của Sacombank Cần Thơ phụ thuộc vào Hội sở. Do đó lợi nhuận của ngân hàng cũng được xác định qua lãi sau điều hòa vốn không cần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; ngân hàng cũng khơng có vốn tự có đúng nghĩa mà vốn tự có của ngân hàng chỉ là lợi nhuận hàng năm và quỹ dự phòng.

 Hệ số doanh lợi (ROS)

Tỷ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, tức là cứ 100 đồng thu nhập sẽ tạo ra được 14,56 đồng lợi nhuận vào năm 2006 và 14,65 đồng lợi nhuận vào 2007; và 20,75 đồng lợi nhuận vào năm 2008. Tóm lại, hệ số doanh lợi đã xác minh một lần nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Cần Thơ qua các năm. Để đạt được điều này là nhờ Ngân

hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc tăng lợi nhuận trong tổng thu

nhập của mình như áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, ưu đãi đối với những

khách hàng truyền thống,…Bên cạnh đó, Chi nhánh đã có chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường.

 Hệ số sử dụng tài sản

Hệ số này cho biết hiệu quả của việc đầu tư vào những loại tài sản khác nhau nhằm sinh lời. Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này qua 3 năm có sự tăng giảm khơng ổn định. Chỉ số này năm 2006 là 12,08%, tức là 100 đồng tài sản của Chi nhánh tạo ra được 12,08 đồng thu nhập cho Ngân hàng, 11,95 đồng và 18,55

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Ngân hàng, mức sinh lời này cũng đã mang lại hiệu quả. Sở dĩ Sacombank Cần

Thơ có được mức sinh lời cao như vậy là do Chi nhánh đã phân bổ tài sản đầu tư

một cách hợp lý làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng. Qua đó cũng cho thấy được cơng tác quản trị thu nhập từ tài sản của Ngân hàng không ngừng được chú trọng và đạt được hiệu quả. Lợi nhuận từ tài sản của Ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm do thu nhập từ những tài sản này gia tăng. Và cũng nói lên rằng tài sản của Chi nhánh luôn được nâng cao khả năng sinh lời qua từng năm với việc tăng cường đầu tư vào các tài sản có suất sinh lời như đầu tư chứng khốn, góp vốn mua cổ phần,…bên cạnh nghiệp vụ cho vay mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, từ đó có tác động làm tăng lợi nhuận ròng của Ngân hàng.

Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần có chính sách quản lý và kiểm soát cẩn thận những tài sản này.

 Hệ số thu nhập lãi ròng

Chỉ số này qua 3 năm tăng giảm thất thường và tăng mạnh vào năm 2008. Nguyên nhân là do trong 3 năm Chi nhánh còn sử dụng chi phí lãi điều hịa vốn

cịn nhiều, chưa chủ động lắm trong việc huy động vốn vì thế mà chi phí từ lãi của Ngân hàng vẫn chưa được hạn chế. Mặc dù thu nhập lãi ròng qua các năm

đều tăng nhưng do tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập, làm

cho thu nhập lãi ròng của Ngân hàng bị hạn chế một phần nào. Nhìn chung, hệ số thu nhập lãi rịng qua các năm tuy có giảm nhưng với những số liệu trên đã cho thấy rằng việc đầu tư tài sản của Chi nhánh vẫn đem lại một phần thu nhập lãi ròng đáng kể cho Ngân hàng. Mặt khác cũng chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm vẫn luôn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng cần cải thiện tình hình huy động vốn và sử dụng vốn hợp lý hơn nhằm cắt giảm chi

phí lãi và gia tăng thu nhập lãi, để lợi nhuận của Ngân hàng đạt được là tối đa  Hệ số thu nhập phi lãi ròng

Chỉ số này không nhằm đánh giá trực tiếp hoạt động ngồi lãi nào là có hiệu quả, hoạt động nào là kém hiệu quả, mà chỉ giúp cho nhà quản trị có thể kiểm

sốt được chênh lệch giữa thu ngồi lãi và chi phí ngồi lãi từ đó có biện pháp để

nâng cao thu nhập ngoài lãi, hạn chế bớt các chi phí ngồi lãi tăng q mức không cần thiết. Qua bảng số liệu ta thấy, chỉ số này đều âm và giảm đều qua các

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu sinh ngoài lãi như chi trả lương, chi sửa chữa, khấu hao tài sản, chi dự phịng tín dụng…ln cao hơn các nguồn thu ngoài lãi như thu từ phí và dịch vụ, thu từ thanh lý tài sản,…Đồng thời cũng chứng tỏ rằng, Chi nhánh đã tiết kiệm được một phần chi phí ngồi lãi khơng cần thiết. Qua đó đã làm cho lợi nhuận của Chi

nhánh tăng lên và hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả.

 Biên độ giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay

Đây là chỉ tiêu quan trọng thể hiện vai trị trung gian tài chính của NHTM,

nó là thước đo biên độ lợi nhuận bình quân của ngân hàng khi cấn trừ giữa lãi

suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra. Nhìn chung khoảng cách thu nhập mà Ngân hàng đạt được là tương đối và có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2006 khoảng cách thu nhập 3,40% thì vào 2007 là 2,20. tuy nhiên sang

năm 2008 lại tăng lên 7,64%. Sự tăng lên bất bình thường này một phần là do có

sự điều chỉnh khá mạnh từ lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước nên nhìn

chung chưa thể phản ánh hết năng lực quản trị của ngân hàng trên khoản mục

này.

Trong tương lại gần khi mà hoạt động ngân hàng phát triển mạnh thì nguồn

thu từ hoạt động tín dụng sẽ giảm đi rất nhiều vì sự chênh lệch từ lãi suất huy

động và cho vay khơng cịn thuận lợi để đủ bù đắp rủi ro nhiều. Do đó, một cách

tốt như là ngân hàng cần phải xem xét lại trong cơ cấu thu nhập của mình mà có sự điều chỉnh dần cho hợp lý, tránh lệ thuộc vào nguồn thu từ cho vay q nhiều vì nó khơng ổn định, mà phải tăng từ thu dịch vụ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)