ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008
Tổng thu nhập lãi 81.195 99.360 112.066
Tổng tài sản sinh lời 705.739 871.074 663.112
Lãi suất bình quân đầu ra (%/năm) 11.50 11.40 16.90
(Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ)
Lãi suất bình quân đầu ra chính là lãi suất trung bình mà ngân hàng cho
khách hàng vay. Qua bảng số liệu ta thấy lãi suất bình quân đầu ra của năm 2006
và 2007 tăng giảm không đáng kể, tuy nhiên lại có sự tăng đột biến trong năm 2008. Như đã nêu ở trên thì năm 2008 có biến động lớn về lãi suất, đặc biệt lãi suất cho vay. Chính các chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN thơng qua tăng lãi suất cơ bản, tăng dự trữ bắt buộc, phát hành trái phiếu nhằm thu hút lượng tiền trong nền kinh tế về để kềm chế lạm phát đã kéo lãi suất cho vay cao nhất lên tới
21%/năm.
Lãi suất biến động tăng nhiều phần lớn là dấu hiệu không mấy thuận lợi cho cả bên vay và cả bên cho vay. Bởi vỉ đơn giản là nếu lãi suất cho vay cao thì khả năng trả nợ của khách hàng sẽ giảm xuống do chi phí lãi vay cao, và khoản nợ vay sẽ dễ phát sinh quá hạn, mà điều này thì ngân hàng khơng muốn bao giờ. Một phần sự tăng lên về lãi suất này là do yếu tố thị trường biến động thất
thường và khơng kiểm sốt được. Nhìn chung theo quan điểm của người nghiên
cứu thì ngân hàng cần có sự ổn định hơn về lãi suất để dễ trong điều hành chi phí và hiệu quả. Một chính sách về huy động và cho vay phải thật sự tạo ra sự ổn
định và nhất quán, giúp các đơn vị kinh doanh dễ trong điều hành và kiểm sốt
chi phí, góp phần mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng.
4.2.2. Phân tích tình hình chi phí
4.2.2.1. Cơ cấu chi phí của Sacombank Cần Thơ
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bên cạnh phân tích tình hình thu nhập ta khơng thể bỏ qua yếu tố chi phí của ngân hàng. Cơ cấu chí phí của ngân hàng được biểu hiện cụ thể qua bảng sau:
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu