Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

4.1.1. Phân tích tình hình huy động vốn

Nếu như vấn đề hàng ngày của khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu

vào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề

hàng ngày của khối ngân hàng là huy động vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho

khối doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện vai trò là trung gian tài chính, Ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng khơng chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà cịn có ý nghĩa đối với tồn xã hội. Thơng qua hoạt

động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi

tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an tồn.

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của các TCKT 134.469 193.819 143.001 59.350 44,14 (50.818) (26.19)

- Không kỳ hạn 125.969 179.082 61.763 53.113 42,16 (118.206) (66.00) - Có kỳ hạn 8.500 14.737 81.238 6.237 73,38 66.501 451,2

Tiền gửi tiết kiệm 160.032 209.507 387.488 49.475 30,92 177.981 84.95

- Không kỳ hạn 4.250 11.418 43.108 7.168 168,66 31.690 277.5 - Có kỳ hạn 155.782 198.089 344.380 42.307 27,16 146.291 73.85

Tiền gửi của các TCTD 18.000 28.143 30.123 10.143 56,35 1.980 7.03

Tổng vốn huy dộng 312.501 431.469 560.612 118.968 38,07 129.143 29.93

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Đối với Sacombank Cần Thơ, vốn huy động là một trong hai nguồn vốn

chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó ngân hàng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các TCKT trên địa bàn Tỉnh nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ vậy trong thời gian qua

công tác huy động vốn của Ngân hàng đã đạt được một số kết quả khả quan. Tổng vốn huy động của ngân hàng qua ba năm tăng đều, và tăng đều ở từng cơ cấu huy động vốn.

Qua bảng số liệu trên ta thấy nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng

được thực hiện thông qua mở tài khoản để cung cấp dịch vụ thanh tốn khơng

dùng tiền mặt cho khách hàng, hoặc huy động các loại tiền gửi tiết kiệm để tăng nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng. Nhìn chung, nguồn vốn huy động của

Ngân hàng tăng qua các năm là do tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tăng . Do đó đã góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động của năm

2008 cao hơn so với năm 2007. Cụ thể ta đi vào phân tích sự biến động thông qua sự biến động của các khoản mục nhỏ của vốn huy động.

 Cơ cấu vốn huy động

Bảng 4: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG QUA 03 NĂM

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2006 Tỷ trọng 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng

Tiền gửi của các TCKT 134,469 43.03% 193,819 44.92% 143,001 25.51% Tiền gửi tiết kiệm 160,032 51.21% 209,507 48.56% 387,488 69.12% Tiền gửi của các TCTD 18,000 5.76% 28,143 6.52% 30,123 5.37%

Tổng vốn huy dộng 312,501 100.00% 431,469 100.00% 560,612 100.00%

(Nguồn: Phịng kế tốn và quỹ)

Qua bảng số liệu nêu trên cho thấy có sự thay đổi khá nhiều ở từng khoản mục, cụ thể là có sự điều chỉnh từ tiền gửi của các TCKT sang tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Nếu như năm 2007 tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm gần 49% vốn huy

động thì sang năm 2008 tăng lên 69%. Điều này nhìn chung phản ánh khá sát với

thực tế diễn ra trong năm 2008, với tính khơng ổn định trong điều hành lãi suất

cơ bản của NHNN, khiến cho xảy ra các cuộc đua về lãi suất của các ngân hàng,

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu chi phí của ngân hàng tăng lên rất nhiều vì phải trả lãi cao hơn so với các loại

huy động khác.

 Tiền gửi của các TCKT

125,969 8,500 179,082 14,737 61,763 81,238 0 50,000 100,000 150,000 200,000 Triệ u đồng 2006 2007 2008 Năm Không kỳ hạn Có kỳ hạn Hình 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TỪCÁC TCKT CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Tiền gửi này đích thực là tiền gửi từ các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị tổ chức kinh tế khác. Nhóm khách hàng này dùng tài khoản gửi tiền ở ngân hàng để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch của họ. Tuy nhiên cũng có những lúc họ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích sinh lời ở dạng tiền gửi có kỳ hạn.

Nhìn chung trong cơ cấu tiền gửi của các TCKT tại Ngân hàng qua 3 năm thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao, chiếm hơn 90% trong tổng tiền gửi của các TCKT, tuy nhiên tình hình năm 2008 có khác biệt lớn, đó là lượng tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT tại Sacombank lại tăng mạnh và chiếm tới 57%

lượng tiền của các TCKT. Khoản thay đổi này được lý giải bởi sự gia tăng đột

biến của lãi suất huy động của các ngân hàng trong năm 2008, tăng rất mạnh và

đỉnh điểm có lúc lên đến 20% năm, chưa kể phần giá trị thỏa thuận không thể

hiện trong hợp đồng. Do đó các Doanh nghiệp đã rất tranh thủ thời cơ này để

kiếm lời từ lượng tiền nhàn rổi của mình. Điều này củng khiến chi phí huy động từ loại hình này cũng tăng lên đáng kể, gây bất lợi cho ngân hàng.

Trên thực tế, các TCKT sử dụng dịch vụ của ngân hàng trong hoạt động

kinh doanh và thông thường việc mua bán hàng hóa thơng qua giao dịch tài

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Ngoại trừ các trường hợp cá biệt thì bình thường Doanh nghiệp chủ yếu sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán để giao dịch. Do đó một lần nữa các ngân hàng cần phải xem lại và chú ý tới mảng huy động tiền gủi khơng kỳ hạn, vì thực chất đây là loại hình huy động vốn có chi phí rẻ nhất, góp phần gia tăng thu nhập của ngân hàng.

Tuy nhiên, ngân hàng cũng không thể bỏ qua lượng tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT mặc dù chi phí huy động này thường khá cao, vì đây thực chất là

khoản tiền nhàn rỗi, tạm thời doanh nghiệp chưa sử dụng tới, góp phần tăng tính thanh khoản của ngân hàng và giải quyết bài toán lãi suất cho vay ra nền kinh tế.

 Tiền gửi tiết kiệm

4,250 155,782 11,418 198,089 43,108 344,380 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 Triệ u đồng 2006 2007 2008 Năm Không kỳ hạn Có kỳ hạn

Hình 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Đây là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình được gửi vào tài khoản tiền

gửi tiết kiệm. Nhìn chung, khoản tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động và tăng đều qua các năm. Loại tiền gửi mà khách hàng ưa chuộng nhất vẫn là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và đây được xem là sản phẩm truyền thống của các ngân hàng. Qua đó đã giải thích được tại sao loại tiền gửi này lại chiếm tỷ cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động và tăng đều qua 3 năm. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển làm cho mức sống của người dân được cải thiện. Thu nhập của cá nhân

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu và hộ gia đình ngày càng cao, họ khơng những có của ăn của để mà cịn có tiền

dư để dành. Sau thời gian dài hoạt động, Sacombank đã tạo được thương hiệu và uy tín trên thương trường. Đây là yếu tố quan trọng để Sacombank có thể tiếp tục

hoạt động bền vững trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Do đó, khi nhắc đến Sacombank, hầu hết các khách hàng đều có thiện cảm và tin tưởng. Hơn nữa, Chi

nhánh đã khơng ngừng đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi với nhiều kỳ và có một

chính sách lãi suất linh hoạt, đa dạng với các chương trình khuyến mãi như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo bằng vàng …

Ngoài ra, nguyên nhân làm cho tốc độ tăng của nguồn vốn huy động của

Chi nhánh năm 2008 cao hơn so với năm 2007 khá nhiều. Lượng tiền gửi tiết

kiệm năm 2008 tăng 177.981 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng là 84.95% tăng gần 85%, chính là do có sự biến động về lãi suất huy động của các ngân hàng trong năm 2008 rất lớn. Lãi suất đỉnh điểm có lúc lên tới hơn

20%/năm

Tiền gửi tiết kiệm tại các TCTD nói chung ln ở mức cao hơn các loại tiền gửi huy động khác và điều này là phổ biến đối với hầu hết các ngân hàng. Ngoài mục đích chính là huy động vốn để cho vay, thì cịn phục vụ nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần lưu ý đến chi phí huy

động này và cần tăng vốn huy động thông qua các dịch vụ tài khoản thanh toán

của các cá nhân và tổ chức, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.

 Tiền gửi của các TCTD

18,000 28,143 30,123 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm

Tiền gửi của các TCTD

Tiền gửi của các TCTD

Hình 5: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA CÁC TCTD CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, ta thấy tiền gửi của các TCTD khác tại

Sacombank Cần Thơ qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn

huy động nhưng nhìn chung vẫn tăng đều qua các năm. Điều này đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của

Ngân hàng.

Do tình hình kinh tế ngày càng phát triển làm cho các TCTD xuất hiện ngày càng nhiều do đó nhu cầu giao dịch thanh toán cũng ngày tăng lên. Cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng và ngày càng hiện đại trên lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho việc thanh toán giữa các TCTD thuận tiện

hơn. Các TCTD có thể thanh toán bù trừ hoặc thanh toán liên ngân hàng bằng

hình thức chuyển tiền điện tử thay thế cho phương thức thanh tốn truyền thống

như trước, do đó đã rút ngắn thời gian giao dịch rất nhiều.

Hơn nữa, do lãi suất huy động của hình thức này trong những năm gần đây tăng lên, các TCTD đã tận dụng yếu tố này gửi tiền vào ngân hàng. Một mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán, mặt khác các TCTD này có thể gửi vốn tạm thời vào ngân hàng để hưởng lãi. Chính vì những lý do trên mà làm cho tiền gửi này qua các năm đều tăng lên và góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Tóm lại, tình hình huy động vốn qua 3 năm của Sacombank Cần Thơ nhìn

chung vẫn đạt hiệu quả. Có được những kết quả trên là do Ngân hàng có chính sách lãi suất huy động khá linh hoạt cùng với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng với các sản phẩm tiền gửi, đa dạng hóa các hình thức huy động để khách hàng lựa chọn dễ dàng. Ngoài ra, nhờ vào đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và chuyên nghiệp đã phần nào tạo sự thoải mái và sự tin cậy

cho khách hàng khi đến giao dịch với Sacombank Cần Thơ.

Theo thống kê sơ bộ thì đến ngày 31/12/2008 tổng số dư huy động vốn của Sacombank là 560.612 triệu đồng, chiếm 4,90% thị phần về huy động vốn trên

địa bàn Thành phố Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)