Lý luận về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA

1.2 Lý luận về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng

1.2.1 Hình thức sở hữu.

Căn cứ vào tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân nên pháp luật xác định sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung trong đó phần quyền của mỗi chủ sở hữu chung khơng được xác định đối với tài sản chung. Có nghĩa là, mỗi chủ sở hữu có quyền đối với tất cả tài sản trong khối tài sản chung. Khi chưa có sự phân chia tài sản chung (theo các căn cứ do pháp luật quy định) thì không thể xác định được phần của mỗi bên vợ chồng trong khối tài sản chung đó. Chỉ khi có căn cứ theo quy định của pháp luật để chia tài sản chung thì khi đó mới xác định được phần của mỗi bên trong khối tài sản chung. Cụ thể, Luật HN&GĐ 2000 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”32. Đồng thời, BLDS quy định: “Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất”33. Luật HN&GĐ 2000 cũng thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng34. Luật HN&GĐ 1959 không thừa nhận quyền này mà chỉ thừa nhận một loại sở hữu duy nhất là sở hữu chung hợp nhất đối với cả tài sản có trước và trong hôn nhân. Quy định này đã dẫn đến hiện tượng kết hơn nhằm vào lợi ích kinh tế mà không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng. Luật HN&GĐ 1986 đã khắc phục sự thiếu sót này và Luật HN&GĐ 2000 tiếp tục kế thừa. Hiến pháp quy định mọi cơng dân đều có quyền sở hữu riêng về tài sản, do đó việc vợ và chồng có tài sản riêng là điều hồn tồn hợp lý. Đồng thời, quy định này cũng phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt về tài sản của công dân. Theo đó, chủ sở hữu có tồn quyền định đoạt đối với tài sản của mình theo quy định của BLDS 200535. Do đó, khi chủ sở hữu quyết định tặng cho hoặc để lại thừa kế cho vợ hoặc chồng thì tài sản được tặng cho hoặc để lại thừa kế đó phải là tài sản riêng của vợ chồng thì mới phù hợp với ý chí của người tặng cho hoặc để lại di sản. Hơn nữa, quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng đảm bảo việc thực hiện những nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng một cách độc lập cũng như đảm bảo lợi ích của người thứ ba. Trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng thì khối tài sản riêng cũng được sử dụng để thanh tốn hoặc bên thứ ba có thể u cầu vợ hoặc chồng có khối tài sản riêng lớn hơn thực hiện nghĩa vụ trước. Vợ, chồng có đầy đủ các quyền của chủ sở hữu, đó là các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản riêng của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp này chính là một ngoại lệ đối với quyền tự định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản riêng của mình, theo đó, việc định đoạt tài sản riêng nhưng đã đưa vào sử dụng chung mà

                                                             

32 Đoạn 3 Khoản 1Điều 18 Luật HN&GĐ 2000.

33 Khoản 1 Điều 219 BLDS 2005.

34

Khoản 1 Điều 32 Luật HN&GĐ 2000.

hoa lợi, lợi tức từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình phải được sự thỏa thuận của cả vợ và chồng.36

1.2.2 Nghĩa vụ tài sản của vợ chồng

1.2.2.1 Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng.

 Về nguyên tắc, nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng được thanh toán bằng khối tài sản chung hoặc do vợ và chồng thỏa thuận cùng nhau thanh toán bằng những tài sản khác.

Tài sản chung của vợ chồng gồm những loại tài sản sau đây37:

- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân.

- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung. - Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

- Tài sản mà vợ chồng khơng có chứng cớ chứng minh là tài sản riêng khi có tranh chấp, cũng được xác định là tài sản chung.

- Tài sản là quyền sử dụng đất.

 Việc xác định khối tài sản chung trong trường hợp hôn nhân thực tế.

Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hôn nhân là hợp pháp khi hai bên nam và nữ đủ điều kiện kết hơn và có đăng ký kết hơn trước cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp hai bên nam nữ sống chung với nhau đáp ứng đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn vẫn được nhà nước thừa nhận là vợ chồng, đó là trường hợp hơn nhân thực tế. Giải pháp đối với trường hợp này được quy định tại Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/09/2000 về việc thi hành Luật HN&GĐ 2000 và Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 của TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành NQ35/2000/QH10, theo đó:

- Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hơn thì nhà nước khuyến khích đăng ký kết hơn. Thời kỳ hơn nhân được tính từ ngày các bên bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng.

- Trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hơn thì có nghĩa vụ đăng ký kết hơn trong thời hạn 2 năm kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003. Nếu trước ngày 01/01/2003 mà nam nữ thuộc nhóm đối tượng chưa đăng ký kết hơn nhưng có u cầu ly hơn thì pháp                                                              

36

Khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ 2000.

luật vẫn xác định họ là vợ chồng. Thời kỳ hơn nhân trong trường hợp này sẽ được tính từ khi sống chung. Nếu đăng ký kết hôn đúng thời hạn trên thì thời kỳ hơn nhân tính từ ngày các bên về chung sống, nếu họ đăng ký kết hơn sau ngày 01/01/2003 thì thời kỳ hơn nhân tính từ lúc đăng ký kết hơn. Nếu sau ngày 01/01/2003 mà hai bên vẫn không đăng ký kết hơn thì pháp luật khơng cơng nhận họ là vợ chồng.

- Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi nam nữ sống chung với nhau mà khơng đăng ký kết hơn thì khơng được công nhận là vợ chồng (trừ trường hợp hơn nhân thực tế). Nếu u cầu ly hơn thì vấn đề tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó, tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp có tranh chấp thì tài sản chung được xác định là tài sản chung theo phần và chia theo cơng sức đóng góp của các bên.

Như vậy, trừ trường hợp hôn nhân thực tế, thời điểm phát sinh quan hệ hơn nhân được tính từ ngày đăng ký kết hôn. TNLĐ được xác lập trên cơ sở quan hệ hôn nhân chứ không dựa vào quan hệ chung sống như vợ chồng. Bởi vậy, sự liên đới tồn tại cả trong trường hợp vợ chồng kết hôn hợp pháp nhưng ở hai nơi khác nhau (trường hợp ly thân) nhưng không tồn tại giữa hai người chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn38.

 Về nghĩa vụ của khối tài sản chung hay nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng39

Để xây dựng hạnh phúc gia đình, vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí để tạo ra và phát triển tài sản nhằm bảo đảm cho gia đình tồn tại và phát triển, bảo đảm sự chăm sóc lẫn nhau giữa vợ và chồng cũng như thực hiện trách nhiệm săn sóc và bảo vệ con cái. Đây là nghĩa vụ được cả pháp luật và đạo đức xã hội đặt ra. Do đó, hành vi bỏ mặc gia đình hay phá tán tài sản chung của gia đình, những hành vi được thực hiện khơng nhằm xây dựng hạnh phúc gia đình, khơng vì lợi ích chung của gia đình là những hành vi đi ngược lại các chuẩn mực xã hội cũng như pháp luật. Cụ thể, tài sản chung khơng có nghĩa vụ thanh toán cho những nghĩa vụ được tạo ra nhằm mục đích riêng và khơng mang lại lợi ích chung cho gia đình40. Khi thiết lập các giao dịch liên quan đến tài sản chung nhằm đảm bảo nhu cầu chung của gia đình, vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch mà pháp luật quy định phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng, đồng thời việc ủy quyền này phải được lập thành văn bản41. Trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự và nếu bên kia đủ điều kiện làm người giám hộ hay trường hợp một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người còn lại được Tòa án chỉ định là người đại diện theo pháp luật của người đó thì vợ, chồng có thể đại diện cho nhau trong giao lưu dân sự42. Trong đời sống vợ chồng, có những giao dịch                                                              

40 Xem thêm Nguyễn Ngọc Điện, “Bình luận khoa học Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam”, Tập 2 – Các quan hệ tài sản của vợ chồng, NXB Trẻ, 2004, tr. 7-8.

41 Khoản 2 Điều 28 Luật HN&GĐ 2000.

40 Khoản 2 Điều 28, Khoản 3 Điều 33Luật HN&GĐ 2000.

41

Khoản 1 Điều 24 Luật HN&GĐ 2000.

mà vợ hoặc chồng thiết lập với người thứ ba nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của cuộc sống gia đình như ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh…, những giao dịch này được pháp luật xem như đã có sự thỏa thuận mặc nhiên của hai vợ chồng; chỉ trong trường hợp đối với tài sản chung có giá trị lớn thì pháp luật mới yêu cầu sự đồng thuận của hai vợ chồng43.

Như vậy, để xác định nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng thì yếu tố cần phải xem xét là nghĩa vụ đó gắn hay khơng gắn với “nhu cầu của gia đình”. Nhu cầu này được hiểu là những gì cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của gia đình, ni sống gia đình; tài sản chung phải được sử dụng vào việc đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của gia đình cũng như thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình. Tuy vậy, các nhu cầu này phải phù hợp với khả năng chi trả của khối tài sản chung đó. Trên cơ sở này có thể xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của vợ chồng trong việc xây dựng và phát triển tài sản chung và đóng góp chi phí vì nhu cầu đời sống của gia đình. Cần chú ý rằng yếu tố này chỉ được áp dụng trong trường hợp vợ hoặc chồng tự mình xác lập nghĩa vụ, còn trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng xác lập nghĩa vụ thì dù nghĩa vụ đó có xuất phát từ lợi ích chung của gia đình hay khơng thì cũng là nghĩa vụ chung của vợ chồng. Hay trường hợp nghĩa vụ do một bên vợ hoặc chồng xác lập và cũng khơng vì nhu cầu của gia đình, tuy nhiên nếu người vợ hoặc chồng cịn lại đồng ý rằng đó là nghĩa vụ chung thì khối tài sản chung vẫn có nghĩa vụ thanh tốn44. Đây là sự tôn trọng quyền tự định đoạt mà pháp luật dành cho mỗi cá nhân trong xã hội đồng thời cũng nhằm củng cố sự bền vững của hôn nhân. Cho nên, nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng có thể được hiểu là nghĩa vụ phát sinh khi một bên hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiện một giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của hai vợ chồng. Căn cứ quy định tại Điều 27 và 28, nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng được xác định như sau:

- Nợ phát sinh nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.

- Nợ liên quan đến việc tạo lập, quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng.

- Nợ liên quan đến tài sản riêng của vợ, chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình (Khoản 5 Điều 33):

- Nợ phát sinh có liên quan đến cơng việc mà cả hai vợ chồng cùng thực hiện. - Nợ theo thỏa thuận của hai vợ chồng45.

1.2.2.2 Nghĩa vụ tài sản riêng của vợ chồng.

Nghĩa vụ tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng là các nghĩa vụ phát sinh do hành vi khơng vì lợi ích gia đình của một bên vợ chồng thực hiện trước khi kết hôn hoặc trong                                                              

43 Khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ 2000.

44 Khoản 3 Điều 95 Luật HN&GĐ 2000.

45

Xem thêm Nguyễn Văn Cừ, Luận án tiến sĩ luật học, “Chế độ tài sản của vợ và chồng trong luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, 2005.

thời kỳ hơn nhân. Đó là hành vi mang tính chất cá nhân hoặc hành vi trái pháp luật. Rõ ràng là, khi một bên vợ hoặc chồng thực hiện một hành vi khơng mang tính chất xây dựng đời sống chung của gia đình thì người đó khơng thể địi hỏi sự cùng chịu trách nhiệm của người còn lại. Nguyên tắc này được xây dựng dựa trên lý thuyết của luật chung về nghĩa vụ: nghĩa vụ do một người xác lập là nghĩa vụ của chính người đó và chỉ là nghĩa vụ của người đó. Cụ thể, Khoản 3 Điều 33 quy định: “Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”. Sử dụng phương pháp loại trừ, ta xác định được những khoản nợ sau thuộc nghĩa vụ riêng của mỗi bên vợ, chồng:

- Những khoản nợ khơng vì nhu cầu chung của gia đình phát sinh trước khi kết hôn. - Nợ phát sinh trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng: trừ trường hợp nợ phát sinh khi một bên vợ hoặc chồng tiến hành khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

- Nợ phát sinh khi thực hiện một nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của một bên vợ hoặc chồng như chi phí cho con riêng của mình (trừ trường hợp được quy định tài Khoản 1 Điều 38) hoặc chi phí cho người mà vợ hoặc chồng là người giám hộ của họ theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật HN&GĐ hoặc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại các chương V và VI của Luật HN&GĐ 2000.

- Nợ phát sinh khi vợ hoặc chồng tự mình thực hiện giao dịch với người thứ ba liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của gia đình mà khơng có sự bàn bạc, thỏa thuận với người cịn lại và cũng khơng vì nhu cầu chung của gia đình.

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thực hiện hành vi trái pháp luật46.

Về nguyên tắc, vợ, chồng có quyền tự mình định đoạt tài sản riêng mà khơng phụ thuộc vào ý chí của người kia. Tuy nhiên, xuất phát từ việc bảo đảm cuộc sống chung của gia đình, quyền định đoạt tài sản riêng của vợ hoặc chồng có thể có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định, việc định đoạt tài sản đó phải có sự thỏa thuận của cả vợ và chồng47. Như chúng ta đã phân tích ở trên, yếu tố để phân biệt nghĩa vụ tài sản do vợ, chồng tạo ra là chung hay riêng là nghĩa vụ đó được xác lập có nhằm đáp ứng “nhu cầu của gia đình” hay khơng và nghĩa vụ đó có được xác lập một cách hợp pháp hay không. Một nghĩa vụ dù được xác lập vì mục đích đáp ứng nhu cầu của gia đình nhưng khơng hợp pháp thì cũng không tạo ra nghĩa vụ tài sản chung bởi vì nó đi ngược lại với những quy định của pháp luật và chuẩn mực xã hội. Do đó, quy định tại Khoản 5 Điều 33 là khá hợp lý, phù hợp với lý luận cũng như thực tiễn. Trách nhiệm vun đắp, xây dựng hạnh

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)