CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA
1.3 Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện
1.3.4.2 Các loại trách nhiệm liên đới của vợ chồng 45
a. Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Với trách nhiệm này, vợ chồng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên thứ ba. Nếu bên thứ ba đã u cầu nhưng vợ chồng vẫn khơng thực hiện thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tùy thuộc vào các nội dung đã được một bên vợ (chồng) và bên thứ ba thỏa thuận, trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ được phân thành các loại sau đây:
- Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật.
79
Điều 29 và Khoản 3 Điều 95 Luật HN&GĐ 2000.
- Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc.
- Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
b. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại. Mặt khác, một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Như vậy, vợ chồng chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba khi vi phạm nghĩa vụ liên đới phát sinh từ giao dịch dân sự. Xuất phát từ những tính chất đặc thù của hơn nhân, nghĩa vụ này do một bên xác lập nhưng có giá trị ràng buộc cả vợ và chồng. Như vậy, trường hợp vợ chồng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ những việc đã được thỏa thuận trong giao dịch và việc vi phạm đó dẫn đến những thiệt hại nhất định cho bên thứ ba thì phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của vợ chồng dựa trên các cơ sở sau đây81:
Có hành vi trái pháp luật.
Mặc dù giao dịch dân sự chỉ do một bên vợ (chồng) thực hiện nhưng trách nhiệm phát sinh từ việc thực hiện giao dịch đó được áp dụng với cả vợ và chồng. Lý do là giao dịch được xác lập nhằm phục vụ lợi ích chung của gia đình nên nghĩa vụ phát sinh là nghĩa vụ liên đới. Như vậy, việc bên vợ (chồng) xác lập giao dịch không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ những cam kết trong giao dịch sẽ bị coi là sự vi phạm pháp luật về nghĩa vụ của vợ chồng. Các cam kết này đã được các bên trong giao dịch thỏa thuận nên không chỉ có giá trị bắt buộc thực hiện mà cịn được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào việc một bên vợ (chồng) không thực hiện nghĩa vụ cũng bị coi là trái pháp luật. Cụ thể, vợ chồng không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ nằm ngồi ý chí chủ quan của bên vợ (chồng) xác lập và thực hiện giao dịch dân sự. Đó là trường hợp việc khơng thực hiện nghĩa vụ hoàn toàn do lỗi của bên thứ ba hay trường hợp nghĩa vụ không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng. Cũng cần phải chú ý rằng, một sự kiện chỉ được coi là bất khả kháng nếu đó là một sự kiện khách quan làm cho người có nghĩa vụ khơng biết trước và cũng khơng thể tránh được. Người có nghĩa vụ khơng thể khác phục được khó khăn do sự kiện đó gây ra dù rằng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép82.
Có thiệt hại xảy ra trong thực tế.
Việc vợ chồng phải bồi thường thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm nghĩa vụ cam kết trong giao dịch là nghĩa vụ bù đắp những tổn thất về vật chất mà bên thứ ba phải gánh
82
Xem thêm Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Dân sự Việt Nam - Tập 2, tr. 47-53.
chịu. Vì vậy, việc xác định có thiệt hại xảy ra hay không, thiệt hại bao nhiêu là một việc làm cần thiết và hết sức quan trọng khi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại được hiểu là sự biến đổi theo chiều hướng xấu đi trong tài sản của bên thứ ba thể hiện ở những tổn thất thực tế tính được thành tiền do hành vi vi phạm những nghĩa vụ được thỏa thuận trong giao dịch gây ra. Trên thực tế, thiệt hại của bên thứ ba có thể được thể hiện dưới những hình thức: những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản, những chi phí mà bên thứ ba phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do bên vợ (chồng) thực hiện giao dịch gây ra, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Có lỗi.
Khoản 1 Điều 308 BLDS 2005 quy định: “Người không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Như vậy, nếu khơng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật khơng có quy định khác thì chỉ khi nào bên vợ (chồng) thực hiện giao dịch có lỗi mới phải bồi thường thiệt hại. Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho phù hợp với pháp luật và không gây thiệt hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện hành vi đó thì bị coi là có lỗi. Vì thế, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Trường hợp bên vợ (chồng) xác lập giao dịch không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ được ghi nhận trong giao dịch thì bị coi là có lỗi và là lỗi của một bên. Tuy nhiên, nghĩa vụ này là nghĩa vụ liên đới, do đó, việc thực hiện giao dịch của một bên vợ (chồng) làm phát sinh hậu quả đối với cả hai. Vì vậy, họ cùng chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại của bên thứ ba. Họ chỉ không phải bồi thường trong trường hợp chứng minh được thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người có quyền.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra được hiểu là giữa chúng có mối liên hệ nội tại, tất yếu. Hành vi vi phạm nghĩa vụ được cam kết trong giao dịch của một bên vợ (chồng) là nguyên nhân, còn thiệt hại xảy ra đối với bên thứ ba chính là kết quả. Việc xác định mối quan hệ nhân quả phải tuân theo nguyên tắc nguyên nhân là cái có trước, hậu quả là cái có sau. Vợ chồng chỉ phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại đó là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm những cam kết được ghi nhận trong giao dịch dân sự do một bên xác lập.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA VỢ VÀ CHỒNG ĐỐI VỚI GIAO DỊCH DÂN SỰ DO
MỘT BÊN THỰC HIỆN