Trách nhiệm liên đới với những người chung sống với nhau như vợ chồng 70 

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 77 - 79)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA

2.1 Thực trạng xác định trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng đối với giao dịch dân

2.1.2.4 Trách nhiệm liên đới với những người chung sống với nhau như vợ chồng 70 

TNLĐ chỉ phát sinh giữa vợ chồng, nghĩa là những cặp vợ chồng kết hôn hợp pháp (ngoại trừ một số trường hợp hôn nhân thực tế được pháp luật cơng nhận). Đó là bởi người nam và người nữ phải tuân thủ những quy định về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hơn trong pháp luật HN&GĐ thì quan hệ hơn nhân của họ mới được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, trong đó có quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ và chồng đối với tài sản chung. Điều đó có nghĩa là, TNLĐ khơng phát sinh trong trường hợp hai người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không kết hôn theo quy định của pháp luật. Quan hệ tài sản giữa những người chung sống với nhau như vợ chồng được giải quyết như sau: “Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu khơng thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết, có tính đến cơng sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con”126. Như vậy, người nam và người nữ trong quan hệ chung sống như vợ chồng được xem là đồng chủ sở hữu về tài sản chung được tạo ra trong quá trình chung sống. Đây là hình thức sở hữu chung theo phần, phần tài sản của mỗi bên được xác định cụ thể.

Tóm lại, về nguyên tắc, việc chung sống với nhau như vợ chồng không làm phát sinh TNLĐ đối với những giao dịch do một bên nam (nữ) thực hiện liên quan đến tài sản chung của họ cũng như tài sản của bên thứ ba. Pháp luật HN&GĐ chưa có quy định cụ thể về vấn đề này khiến thực tiễn áp dụng pháp luật cịn gặp nhiều khó khăn. Một tác giả cho rằng: “Việc Tòa án địa phương đặt các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến tài sản chung do một bên nam, nữ sống chung xác lập trong mối quan hệ “như vợ chồng” và vận                                                              

dụng pháp luật tương tự để giải quyết là cần thiết, kịp thời bảo vệ quyền lợi cho các bên, nhất là khi pháp luật về vấn đề này hiện đang bỏ ngỏ.”127. Tuy nhiên, nếu chúng ta giải quyết các tranh chấp về hợp đồng liên quan đến tài sản chung do một bên nam, nữ sống chung xác lập như đối với những cặp vợ chồng kết hơn hợp pháp thì vẫn tồn tại những khúc mắc. Ví dụ việc một bên nam, nữ tự ý xác lập giao dịch đối với tài sản chung có giá trị lớn của họ chẳng hạn. Nếu giải quyết đối với vợ chồng thì Tịa án sẽ tuyên giao dịch vơ hiệu tồn bộ với lý do là: bảo vệ lợi ích chung, hạnh phúc của một gia đình sẽ được đặt lên trên lợi ích cá nhân - bên thứ ba. Nhưng rõ ràng là hình thức sở hữu chung của những người chung sống với nhau như vợ chồng là hình thức sở hữu chung theo phần, do đó, giao dịch đó phải được tun vơ hiệu một phần mới đúng. Bởi vì, một đồng chủ sở hữu chung đã thực hiện giao dịch đối với tài sản chung mà khơng có sự đồng thuận của bên còn lại. Đồng thời, giữa những người chung sống với nhau như vợ chồng cũng không phải là một gia đình đúng nghĩa. Việc nam nữ đủ điều kiện kết hôn nhưng không kết hôn mà lại chung sống với nhau như vợ chồng là một vấn đề mang tính thời sự trong xã hội hiện đại, nó đi ngược lại những giá trị truyền thống và bị xã hội lên án, phản đối. Do đó, nếu đặt lợi ích của một gia đình khơng hợp pháp này lên để bảo vệ thì dường như chúng ta đã gián tiếp bảo vệ và ủng hộ việc làm đó. Về hậu quả của giao dịch do các đồng sở hữu chung tự ý thực hiện, một tác giả cho rằng: “Điều đó cũng có nghĩa là hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ tài sản trong trường hợp đồng thừa kế chỉ vô hiệu một phần. Cụ thể là vô hiệu phần tài sản của người không tham gia giao dịch.”

Tuy nhiên, nếu chúng ta cứ khăng khăng khẳng định giữa những người chung sống với nhau như vợ chồng khơng có TNLĐ đối với giao dịch dân sự do một bên xác lập thì chưa đảm bảo lợi ích của hai bên trong quan hệ này. Bởi vì trong thời gian chung sống, một trong hai người đã tự mình thực hiện những giao dịch dân sự đối với tài sản chung hoặc vay nợ của bên thứ ba nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (dù khơng hợp pháp). Nếu chúng ta khơng ghi nhận TNLĐ thì rõ ràng giao dịch này sẽ bị tun vơ hiệu nếu có u cầu của bên còn lại theo quy định của luật chung và chỉ bên thực hiện phải chịu trách nhiệm. Nên chăng chúng ta vẫn xác định TNLĐ đối với những trường hợp mà việc xác định này đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên. Thế nhưng, một điểm cần chú ý là, không nên xem TNLĐ này phát sinh trên cơ sở hơn nhân mà có thể là quan hệ có chung lợi ích nên cùng có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ. Trong BLDS 2005 cũng có một số trường hợp trách nhiệm được thiết lập theo kiểu này128. Hơn nữa, lý luận về nghĩa vụ liên đới cũng chỉ ra rằng: “Trong nghĩa vụ dân sự mà nhiều người có nghĩa vụ và họ có mối liên hệ nhất định với nhau trong việc phát sinh nghĩa vụ dân sự thì những người đó được gọi là người có nghĩa vụ liên đới.” Hai bên nam, nữ có chung với nhau về mặt lợi ích, lợi ích này cũng là cơ sở làm phát sinh giao dịch nên có thể xác định họ cùng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch.

                                                             

127 Xem thêm Lê Thị Mận, “Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng: Vướng mắc và hướng hồn thiện”, Tạp chí Tịa án nhân dân số 12 tháng 6/2011, tr. 20-21.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 77 - 79)