CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA
1.3 Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện
1.3.1.2 Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tài sản 23
Điều 19 Luật HN&GĐ 2000 là một trong những nguyên tắc cơ bản có vai trị quan trọng chi phối quan hệ HN&GĐ Việt Nam. Ngun tắc này góp phần xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng đã kéo dài nhiều thế kỷ trong xã hội phong kiến vốn xuất phát từ tư tưởng Nho giáo phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về HN&GĐ, trong xã hội có giai cấp, các quan hệ HN&GĐ được điều chỉnh bằng các quan hệ pháp luật của nhà nước. Chế độ tài sản của vợ chồng được nhà nước thiết lập dựa trên sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội. Do đó, khi nhìn vào chế độ tài sản được quy định trong pháp luật của mỗi Nhà nước, ta có thể nhận biết về trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội cũng như ý chí của Nhà nước thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó. Trong xã hội phong kiến, tư sản khơng có sự tồn tại của nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng xuất phát từ hiện trạng người bóc lột người và chế độ xã hội đầy bất công. Tuy nhiên, Nhà nước Xã hội chủ nghĩa với quan niệm tất cả công dân đều bình đẳng và Nhà nước là của dân, do dân, vì dân đã thiết lập nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng vì một lý do: để có sự bình đẳng giữa nam và nữ ngồi xã hội, trước hết phải đảm bảo được sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong phạm vi gia đình. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản theo hệ thống pháp luật về HN&GĐ của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này là sự cụ thể hóa các nguyên tắc hiến định của Nhà nước Việt Nam. Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: Cơng dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Cụ thể, trong Luật HN&GĐ, vợ chồng bình đẳng với nhau trong các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Hơn nữa, hình thức sở hữu của vợ chồng là hình thức sở hữu chung hợp nhất, trong đó phần quyền của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Tức là mỗi chủ sở hữu có quyền đối với tất cả tài sản trong khối tài sản chung. Khi chưa có sự phân chia tài sản chung (theo các căn cứ do pháp luật quy định) thì khơng thể xác định được phần của mỗi bên vợ chồng trong khối tài sản đó. Chỉ khi có căn cứ theo quy định của pháp luật để chia tài sản chung thì khi đó mới xác định được phần của mỗi bên trong khối tài sản chung. Có thể thấy, quyền sở hữu của vợ chồng đã được nhà làm luật Việt Nam xây dựng trên cơ sở lợi ích gia đình. Trong quá trình chung sống, vợ chồng gắn bó với nhau khơng chỉ bởi các quan hệ nhân thân mà còn bởi khối tài sản chung, một khối hợp nhất được xây dựng trên cơ sở tính chất cộng đồng của hôn nhân. Xuất phát từ đặc điểm trên của hình thức sở hữu chung hợp nhất và dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng, Luật HN&GĐ quy định vợ chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau đối với tài sản chung (Điều 19)
Đối với quyền và nghĩa vụ về tài sản, vợ chồng bình đẳng với nhau trong vấn đề sở hữu tài sản, vấn đề cấp dưỡng và vấn đề thừa kế. Về vấn đề sở hữu, trước hết, quyền và nghĩa vụ bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung thể hiện trong việc vợ chồng phải cùng nhau xây dựng, phát triển khối tài sản chung cũng như phương hướng phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời, Khoản 1 Điều 28 quy định: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.” Trong xã hội phong kiến, nơi mà sự mâu thuẫn, đối kháng giai cấp, chế độ tư hữu, người bóc lột người được
thừa nhận và bảo vệ, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị thì sự bất cơng, bất bình đẳng cũng được thể hiện trong quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng. Cụ thể, giữa vợ và chồng khơng có sự bình đẳng, người vợ được xem như tài sản của người chồng, dẫn đến việc người vợ phụ thuộc người chồng về mọi phương diện. Điều đó cũng được thể hiện trong quan hệ tài sản của vợ chồng. Người chồng có tồn quyền định đoạt tài sản, trong khi đó người vợ chỉ có một ít quyền đối với tài sản và trong một vài trường hợp, quyền này chỉ được thực hiện với sự cho phép của người chồng. Người chồng là người đứng ra chịu trách nhiệm đối với giao dịch do anh ta thực hiện hoặc chịu trách nhiệm luôn đối với giao dịch do người vợ thực hiện49. Nghĩa vụ do một trong hai vợ, chồng xác lập trong pháp luật HN&GĐ phong kiến không phải là nghĩa vụ chung, không phải là nghĩa vụ liên đới. Còn theo quy định của Luật HN&GĐ 2000, vợ chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ về mọi mặt trong đời sống gia đình trong đó có vấn đề thực hiện các giao dịch dân sự liên quan tới tài sản. Tài sản này có thể là tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản của người thứ ba. Về tài sản chung của vợ chồng, khối tài sản này được chi dùng để bảo đảm nhu cầu chung của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Pháp luật quy định vợ chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng đối với việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung là nhằm bảo vệ khối tài sản chung, tránh trường hợp một trong hai vợ chồng có hành vi phá tán tài sản, hủy hoại tài sản hoặc tự mình thực hiện những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung, ảnh hưởng đến lợi ích chung của gia đình. Như vậy, mỗi bên đều có quyền tự mình thực hiện giao dịch dân sự và khối tài sản chung chịu trách nhiệm thanh toán trong nhiều trường hợp, trong đó có trường hợp giao dịch chỉ được thực hiện bởi một bên nếu nghĩa vụ đó được xác lập vì lợi ích chung và hợp pháp.