Mục đích của hôn nhân 25 

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA

1.3 Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện

1.3.1.3. Mục đích của hôn nhân 25 

Người đàn ông và người phụ nữ tự nguyện đến với nhau và được liên kết bởi hơn nhân, đó là cơ sở nền tảng đầu tiên để một gia đình ra đời. Trong đời sống hôn nhân, hai cá thể vốn độc lập nay hợp nhất với nhau trong cộng đồng yêu thương vợ chồng, tạo cho nhau một mái ấm và sự hỗ tương về mặt an toàn; họ đáp ứng và thỏa mãn cho nhau những ước muốn về phương diện thể xác trong yêu thương, từ đó dẫn đến kết quả là những đứa con ra đời. Lúc này, cộng đồng gia đình có thêm những thành viên mới và vợ chồng cùng nhận lãnh trách nhiệm giáo dục và bảo vệ những đứa con. Mục đích quan trọng của hơn nhân chính là sự giúp đỡ lẫn nhau và lịng thủy chung với tình u trong đời sống vợ chồng, cũng như tạo ra con cái và xây dựng hạnh phúc gia đình. Dựa trên ý niệm đó, Điều 18 quy định: “Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.” Trách nhiệm có tính đặc trưng này đã quy định đặc điểm cơ bản trong phương pháp điều chỉnh của Luật HN&GĐ là các chủ thể thực hiện quyền của mình vì lợi ích của gia đình. Cụ thể hơn, để hạnh phúc gia đình được bền vững, mỗi thành viên trong gia đình, trước hết cần phải ý thức một cách đầy đủ rằng mình nên làm và cần phải làm những gì khi xác lập                                                              

49

Xem thêm Nguyễn Ngọc Điện, “Bình luận khoa học về luật hơn nhân và gia đình” – Tập 2 – Các quan hệ tài sản của vợ chồng, NXB Trẻ, 2004, tr. 95.

quan hệ, sau đó mới hướng đến mình sẽ được những gì. Bởi thế, khi thực hiện những quyền và nghĩa vụ về HN&GĐ, phải tính tốn đến lợi ích của gia đình trước tiên, sau đó mới là lợi ích của bản thân. Một thành viên trong gia đình khơng thể thực hiện một hành vi vì lợi ích của mình mà làm thiệt hại đến lợi ích chung của gia đình cũng như yêu cầu gia đình phải chịu trách nhiệm đối với hành vi đó hoặc những hậu quả mà nó gây ra.

Thêm vào đó, trong q trình cùng xây dựng gia đình, vợ chồng cùng chung sống, cùng gánh vác chung cơng việc gia đình và phát triển khối tài sản chung. Rõ ràng là, không thể chỉ đề cập đến đời sống tình cảm vợ chồng trong hôn nhân khi bàn đến vấn đề xây dựng gia đình. Bởi vì, để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình; thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của vợ chồng; để thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; chăm sóc, giáo dục con cái…vợ chồng cần phải có tài sản để làm được những điều này. Nếu yêu thương là chất liệu chính xây dựng nên tổ ấm thì tài sản là hợp chất gia cố làm vững bền thêm quan hệ vợ chồng. Mặt khác, để tạo lập và phát triển khối tài sản chung nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình, thực hiện tốt những nghĩa vụ đã kể trên, vợ chồng còn phải có sự trao đổi, giao lưu với rất nhiều người khác. Trong q trình giao lưu dân sự đó, có rất nhiều trường hợp, vợ hoặc chồng phải tự mình thực hiện một giao dịch dân sự mà khơng có sự tham gia của người kia, tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là người thực hiện hành vi đó phải tự chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình mà khơng có sự tham gia của người cịn lại. Bởi lẽ, một giao dịch hợp pháp được thực hiện nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng như để đáp ứng một cách kịp thời quyền lợi cho các thành viên trong gia đình thì trách nhiệm do nó tạo ra phải được gánh chịu bởi cả vợ và chồng dù chỉ có một người thực hiện giao dịch này. Như ta đã thấy, quyền sở hữu trong Luật HN&GĐ 2000 được xây dựng dựa trên cơ sở lợi ích của gia đình. Để phù hợp với đặc điểm đó, việc phân định quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng cũng cần lấy lợi ích gia đình là căn cứ xác định với nguyên tắc hành vi do vợ hoặc chồng tiến hành vì lợi ích chung của gia đình thì tài sản chung cũng phải được sử dụng để đảm bảo cho hành vi đó. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc thiết lập các giao dịch dân sự phục vụ cho lợi ích chung của gia đình và cũng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ, dựa trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng. Điều 25 Luật HN&GĐ 2000 đã cụ thể hóa nghĩa vụ này. Như vậy, hành vi làm phát sinh nghĩa vụ tài sản được thực hiện trên cơ sở vì lợi ích chung của gia đình hay lợi ích của cá nhân cá nhân của người thực hiện sẽ là căn cứ để xác định nghĩa vụ tài sản là chung hay riêng của một bên vợ hoặc chồng. Tuy nhiên, cần ý thức rằng “lợi ích gia đình” phải được đặt trong lợi ích chung của cộng đồng. Tức là, hành vi của vợ hoặc chồng muốn được xác định là vì lợi ích của gia đình thì hành vi đó trước hết phải được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật cũng như chuẩn mực đạo đức xã hội. Khi nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hành vi trái pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội thì nghĩa vụ phát sinh được thực hiện bằng tài sản của bên thực hiện hành vi.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)