Các trường hợp làm phát sinh trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng đối với giao

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 40 - 52)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA

1.3 Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện

1.3.3.2 Các trường hợp làm phát sinh trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng đối với giao

với giao dịch dân sự do một bên thực hiện.

a. Giao dịch dân sự có hiệu lực pháp lý.

Trường hợp 1: Giao dịch dân sự hợp pháp liên quan đến tài sản có giá trị khơng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Một giao dịch dân sự được xem là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ bốn điều kiện được quy định tại Điều 122 BLDS 2005. Về nguyên tắc, các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung ln địi hỏi sự thỏa thuận của cả vợ và chồng. Nguyên tắc này xuất phát từ việc vợ và chồng bình đẳng trong việc sở hữu tài sản chung. Tuy nhiên, đối với tài sản chung có giá trị không lớn, Luật HN&GĐ cho phép một bên vợ hoặc chồng có quyền tự mình giao kết với điều kiện giao dịch đó phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình. Quy định này bắt nguồn từ mục đích nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình. Bởi vì trong đời sống chung, khơng phải lúc nào vợ và chồng cũng có điều kiện để bàn bạc, thống nhất ý chí về tất cả những tài sản khơng q quan trọng trong gia đình. Pháp luật ln coi những giao dịch này đã có sự đồng thuận của vợ chồng một cách mặc nhiên. Ví dụ, vợ (chồng) muốn bán một chiếc nồi cơm điện mà gia đình khơng dùng tới với mục đích dùng số tiền này để mua một chiếc bàn học cho con (đang cần mua). Người này đề nghị một người bạn mua nó và hẹn người bạn đó 5 ngày sau có thể trả lời. Đây là một hành vi pháp lí đơn phương: đề nghị giao kết hợp đồng trong thời hạn trả lời. Một bên vợ (chồng) hồn tồn có thể thực hiện hành vi này và có quyền đòi hỏi sự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng từ phía vợ (chồng) cịn lại do đây là một giao dịch hợp pháp và được thực hiện nhằm đáp ứng một nhu cầu thiết yếu của gia đình57. Do đó, hành vi pháp lí đơn phương liên quan đến tài sản khơng có giá trị lớn được xác lập hợp pháp và nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì làm phát sinh TNLĐ của vợ chồng.

Trong đời sống hôn nhân, số lượng hợp đồng dân sự do vợ chồng ký kết là rất lớn bởi hợp đồng là hình thức giao lưu dân sự phổ biến nhất trong xã hội. Do đó, việc bắt buộc mỗi lần xác lập hợp đồng đều có sự thỏa thuận, bàn bạc của vợ chồng và tiếp đó lại ràng buộc sự thỏa thuận ấy bằng một hình thức cụ thể nào đó rõ ràng là một việc bất khả thi và không thực cần thiết. Theo tinh thần của Điều 18, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc sở hữu khối tài sản chung. Khi giao kết hợp đồng dân sự, vợ chồng chủ yếu hướng tới hai quyền cụ thể là sử dụng và định đoạt, có thể quyết định số phận của tài sản. Về nguyên tắc, trong việc xác lập hợp đồng dân sự liên quan tới tài sản chung phải có sự thỏa thuận của cả vợ và chồng. Tuy nhiên, mục đích của hơn nhân là xây dựng hạnh phúc gia                                                              

đình bền vững, vì vậy, pháp luật quy định những hợp đồng dân sự do một bên vợ (chồng) ký kết với người khác vì nhu cầu thiết yếu của gia đình được coi là có hiệu lực và bên kia phải chịu trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng. Quy định này đồng thời khẳng định quyền tự chủ của vợ, chồng trong việc thực hiện các giao dịch dân sự nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình cũng chính là nhằm bảo vệ lợi ích chung của gia đình, đồng thời cũng khẳng định trách nhiệm của bên còn lại đối với các hành vi dân sự hợp pháp do vợ hoặc chồng mình thực hiện vì lợi ích chính đáng của gia đình. Đối với những giao dịch thông thường này, hành vi xử sự của vợ, chồng khi định đoạt tài sản chung có giá trị không lớn luôn được pháp luật coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ chồng. Thử tưởng tượng, người chồng đi làm ăn xa, nếu chỉ vì bán một bó rau trong vườn nhà mà cũng phải hỏi ý kiến của người chồng thì quả là quá phức tạp và rắc rối.

Như vậy, vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị khơng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống chung của gia đình thì đương nhiên được coi là đã có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Đồng thời, vợ chồng cũng có TNLĐ thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự đó. Pháp luật Pháp quy định về vấn đề này như sau: “Mỗi bên vợ, chồng có thể một mình ký kết hợp đồng nhằm mục đích duy trì đời sống gia đình hoặc giáo dục con cái; bên kia có trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ do việc ký kết này…”58. Bộ luật dân sự Nhật Bản cũng quy định: “Đối với các vấn đề chi tiêu hàng ngày, nếu chồng hoặc vợ thực hiện giao kết pháp lý với người thứ ba, thì cả vợ lẫn chồng đều phải chịu trách nhiệm liên đới và theo phần đối với các nghĩa vụ phát sinh từ đó…”59. Về vấn đề này, Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán TANDTC quy định: “Tài sản được sử dụng để đảm bảo những nhu cầu trong gia đình, do đó, vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý tài sản đó. Vợ hoặc chồng sử dụng tài sản chung của gia đình được đương nhiên coi là sự thoả thuận của hai vợ chồng. Nhưng việc mua, bán, cho hoặc vay, mượn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản có giá trị lớn (như: nhà ở, gia súc chăn ni như trâu, bị, tư liệu sinh hoạt có giá trị lớn như máy thu hình, tủ lạnh, xe máy v.v...) thì phải có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng. Nếu là việc mua, bán, cầm cố tài sản mà pháp luật quy định phải có hợp đồng viết (như việc mua, bán nhà) thì vợ và chồng đều phải ký vào hợp đồng và nếu chỉ có một bên ký thì phải có sự uỷ nhiệm của vợ, chồng cho mình ký thay”. Nghị quyết này đã hết hiệu lực ngày 10/01/2001. Tuy nhiên, hướng dẫn này cơ bản vẫn phù hợp với thực trạng quan hệ HN&GĐ Việt Nam hiện nay, vẫn bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản. Do đó, vẫn có thể vận dụng nó và thực tế thì đến thời điểm này TANDTC cũng chưa có nghị quyết mới nào để thay thế60. Đồng thời, Luật HN&GĐ 1986 cũng như 2000 đều quy định giống nhau về chế độ tài sản của vợ chồng. Trường hợp 2: Giao dịch dân sự hợp pháp không liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

                                                             

58 Điều 220 BLDS Cộng hòa Pháp (Luật số 65-750 ngày 13/7/1965). 59 Điều 761 BLDS Nhật Bản.

60

Xem thêm Trần Thị Huệ, “Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng theo Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình 2000”, Tạp chí Luật học số 6 năm 2000, tr. 22-24.

Thực tế cho thấy, các giao dịch dân sự không liên quan đến tài sản chung của vợ chồng nhưng làm phát sinh nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng thường là hợp đồng vay tài sản do một bên vợ (chồng) thực hiện. Nhiều năm gần đây, các Tòa án khi giải quyết các vụ án tranh chấp về nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng thường xác định khoản vay này là tài sản chung có giá trị lớn khi có sự so sánh đối chiếu với tình trạng tài sản chung của hai vợ chồng đương sự. Và nếu số lượng tiền vay là “lớn” đối với gia đình thì hợp đồng vay này sẽ bị tuyên vô hiệu do yêu cầu của bên vợ (chồng) không tham gia vào việc xác lập hợp đồng nhằm giải phóng mình khỏi trách nhiệm liên đới trả nợ. Tuy nhiên, nhận định này dường như không thực sự hợp lý bởi vì dường như nó đã vận dụng quan điểm đang được áp dụng thường xuyên tại Tòa án khi xác định giao dịch dân sự do một bên vợ (chồng) thực hiện: mọi tài sản có giá trị lớn trong giao dịch do một bên thực hiện (dù là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản của bên thứ ba) đều phải được sự thỏa thuận của vợ chồng61. Nếu khơng có sự bàn bạc đó giao dịch sẽ bị coi là vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ 2000 và có thể bị tun vơ hiệu62 mặc dù bên vay khơng sử dụng tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng để thế chấp cho khoản vay. Chuyên đề dân sự “Hợp đồng vay tài sản-những vướng mắc về đường lối giải quyết” được xây dựng năm 2006 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh có đưa ra một bản án minh họa cho việc các Tòa án đang giải quyết theo những cách thức khác nhau đối với các tranh chấp liên quan đến việc xác định nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng đối với hợp đồng vay tài sản. Bản án dân sự sơ thẩm số 26/DSST ngày 22/8/2005 của TAND quận TB giải quyết tranh chấp về hợp đồng vay tài sản giữa nguyên đơn Nguyễn Thị B và bị đơn là bà Phan Thị A với số tiền 20.000.000 đồng. Vì cho rằng khoản tiền vay này là tài sản có giá trị lớn của vợ chồng và là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nên đã triệu tập ông Dương Đức K là chồng bà A tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và bản án này đã buộc ông K liên đới với bà A trả nợ. Tuy nhiên, bản án dân sự phúc thẩm số 134/DSPT ngày 05/12/2005 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định rằng số tiền vay này khơng phải là tài sản chung có giá trị lớn nên đã sửa án sơ thẩm, quyết định chỉ có bị đơn A phải chịu trách nhiệm trả nợ cho nguyên đơn B. Cách giải quyết này là chưa phù hợp khi ta phân tích và xem xét kĩ quy định tại Điều 28 Luật HN&GĐ 2000. Nội dung của Điều 28 là: việc “Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung” của vợ chồng. Như vậy, rõ ràng thuật ngữ “tài sản chung” ở đây chính là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, “giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung” được đề cập tại Khoản 3 Điều 28 cũng được xác định là “giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng”, những tài sản mà vợ chồng đang sở hữu trên thực tế. Như vậy, hợp đồng vay tài sản do một bên vợ (chồng) thực hiện chỉ được xác định là giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn trong trường hợp người vợ (chồng) này sử dụng tài sản chung có giá trị lớn của gia đình để thế chấp cho khoản vay đó. Điều đó cũng có nghĩa, khi hợp đồng vay đó được lập hợp pháp (thỏa mãn các điều kiện để giao dịch dân sự phát sinh hiệu lực) và được khoản vay này để phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình                                                              

61 Xem thêm Lê Thị Mận, “Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng: Vướng mắc và hướng hồn thiện”, Tạp chí Tịa án ND số 12 tháng 6/2011, tr. 17.

(về nhu cầu thiết yếu, tác giả đã phân tích ở mục…) thì hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý và ràng buộc người vợ (chồng) còn lại bởi TNLĐ cùng thực hiện nghĩa vụ tài sản chung (Điều 25 Luật HN&GĐ 2000). Ví dụ như người vợ vay của mẹ mình 20.000.000 đồng với mục đích xây cất một căn nhà nhỏ để ở. Số tiền đó được xem là tài sản có giá trị lớn đối với gia đình này. Hai bên chỉ làm giấy tay. Đến lúc ly hôn, người chồng vốn bỏ bê công việc nhà tuyên bố không thừa nhận khoản tiền vay này do nó là tài sản chung có giá trị lớn và người vợ đã tự ý vay mà không hỏi ý kiến ông ta. Do đó, ơng ta khơng có nghĩa vụ cùng trả khoản nợ này. Người vợ không dùng tài sản chung để thế chấp, giao dịch cũng được xác lập hợp pháp, mục đích của khoản vay là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Quy định này cũng chính nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của gia đình, tránh tình trạng vợ, chồng bê tha, khơng có ý thức xây dựng gia đình. Chỉ trong trường hợp người vợ vay một số tiền lớn ở ngân hàng và tự ý dùng giấy tờ nhà để thế chấp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì hợp đồng này mới bị Tịa án tun vơ hiệu nếu người chồng có yêu cầu theo quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2001/QĐ-CP. Giao dịch này chính là “giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn” được ghi nhận tại Khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ 2000. Thêm vào đó, việc triệu tập người vợ (chồng) còn lại tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan chỉ được thực hiện khi đã xác định được người này có TNLĐ cùng trả nợ chứ khơng phụ thuộc vào giá trị tài sản vay. Đồng thời, chúng ta cũng có thể khẳng định, trong hợp đồng vay tài sản, nếu bên vay không tự ý dùng tài sản chung có giá trị lớn của gia đình để thế chấp như một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thanh tốn thì hợp đồng đó khơng thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 28.

Trường hợp 3: Giao dịch dân sự hợp pháp liên quan đến tài sản chung đã được chia để đầu tư, kinh doanh riêng.

Vợ và chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung63. Điều đó có nghĩa khi xác lập các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung phải có sự thỏa thuận, bàn bạc của cả vợ và chồng. Trong đó có việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro và vì vậy, có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại an toàn của gia đình với một quyết định đầu tư sai lầm. Do đó, khi dùng tài sản chung để kinh doanh, vợ chồng phải cùng bàn bạc và có một nhận thức đúng đắn về những khả năng có thể xảy ra cho gia đình họ và chuẩn bị sẵn tâm lý đón nhận. Tuy nhiên, Hiến pháp đã quy định mọi cá nhân trong xã hội đều có quyền tự do kinh doanh, kể cả đối với vợ, chồng. Luật HN&GĐ 2000 đã thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng và dự liệu cả trường hợp họ muốn đầu tư kinh doanh riêng khi không nhận được sự đồng thuận từ phía gia đình đồng thời cũng nhằm tránh cho bên còn lại phải gánh chịu những rủi ro kinh doanh có thể xảy ra. Do đó, trong trường hợp người vợ (chồng) cịn lại khơng đồng ý dùng tài sản chung để kinh doanh mà người này khơng có tài sản riêng hoặc tài sản riêng khơng đủ thì họ có quyền phân chia tài sản chung. Những tài sản chung đã được chia này trở thành tài sản riêng của họ nếu giữa vợ chồng                                                              

khơng có thỏa thuận khác. Lúc này, họ có tồn quyền định đoạt đối với khối tài sản đã được chia để đầu tư, kinh doanh riêng này và những giao dịch dân sự họ thực hiện để phục vụ mục đích đó khơng có khả năng làm phát sinh TNLĐ đối với bên vợ (chồng) còn lại.

Trường hợp 4: Giao dịch dân sự hợp pháp liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn được một bên thực hiện dưới sự ủy quyền của bên còn lại.

Trong quan hệ hơn nhân, vợ chồng có nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, do đó, khi vợ, chồng thực hiện một công việc, nhất là liên quan đến tài sản chung của vợ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)