CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA
2.1 Thực trạng xác định trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng đối với giao dịch dân
2.1.1.1 Một số khái niệm còn nhiều vướng mắc trong chế định trách nhiệm liên đới giữa
sự do một bên thực hiện.
2.1.1 Thực trạng pháp luật
2.1.1.1 Một số khái niệm còn nhiều vướng mắc trong chế định trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng. đới giữa vợ và chồng.
TNLĐ của vợ chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện chỉ phát sinh khi giao dịch đó đáp ứng hai điều kiện: hợp pháp và nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Đối với các giao dịch được quy định tại Khoản 3 Điều 28, trách nhiệm này chỉ phát sinh nếu giao dịch đó được thực hiện dựa trên cơ sở đồng thuận của vợ chồng. Sự đồng thuận này phải đáp ứng những điều kiện nhất định về hình thức. Tuy nhiên, để xác định được TNLĐ của vợ chồng trong những trường hợp đó thì dường như pháp luật chưa xây dựng được những quy phạm pháp lý hữu hiệu, điều đó thể hiện ở một số điểm sau:
a. “Nhu cầu thiết yếu của gia đình”83.
Thuật ngữ này là một trong hai yếu tố quan trọng để xác định một giao dịch dân sự do một bên vợ chồng thực hiện có làm phát sinH TNLĐ giữa vợ chồng hay không. Thế nhưng Luật HN&GĐ cũng như các văn bản hướng dẫn sau đó đã không xây dựng một khái niệm nhằm làm rõ thuật ngữ này gây khó khăn cho cơng tác xét xử tại Tòa án. Một nhu cầu như thế nào được xem là “thiết yếu”, phải chăng là các nhu cầu khơng thể khơng có như thức ăn để ăn, nhà để ở, quần áo để mặc, thuốc để chữa bệnh…Rõ ràng, nếu hiểu một cách quá hẹp về sự “thiết yếu” của nhu cầu, rõ ràng sẽ tạo ra khó khăn cho vợ, chồng khi thực hiện những giao dịch nhằm phục vụ lợi ích chung cho gia đình nhưng lại không được chấp nhận là thiết yếu và phải gánh chịu việc thực hiện nghĩa vụ như một nghĩa vụ riêng84. Thêm vào đó, xã hội ngày càng phát triển, điều kiện kinh tế của các gia đình ngày càng tốt lên, nhu cầu cũng theo đó mà mở rộng, do đó, việc xây dựng các tiêu chí cụ thể để xác định một nhu cầu là “thiết yếu” là thực sự cần thiết.
b. “ Tài sản chung có giá trị lớn” của vợ chồng85.
83 Xem Điều 25 Luật HN&GĐ 2000.
84 Xem thêm Nguyễn Ngọc Điện, “Bình luận khoa học Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam” – Tập 2 – Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng”, NXB Trẻ, 2004, tr. 118.
Tương tự thuật ngữ trên, pháp luật HN&GĐ không giúp chúng ta nhiều khi đi tìm một khái niệm cho thuật ngữ “tài sản chung có giá trị lớn”. Điều này thực sự rất quan trọng khi xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện. Nếu giao dịch được thiết lập nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nhưng liên quan đến tài sản có giá trị lớn, thì bên tự mình thực hiện giao dịch sẽ gánh chịu tồn bộ trách nhiệm. Tuy vậy, nếu đó là tài sản khơng có giá trị lớn và khơng thuộc các trường hợp cịn lại của Khoản 3 Điều 28 thì nghiễm nhiên vợ chồng phải cùng thực hiện nghĩa vụ. Nhiều năm qua, việc khơng có các tiêu chí cụ thể để xác định “tài sản chung có giá trị lớn” đã khiến các Tòa án phải bối rối khi giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, dẫn đến thực trạng mỗi Tòa án xác định theo một kiểu khiến hoạt động thống nhất áp dụng pháp luật gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, việc xác định “tài sản chung có giá trị lớn” khác nhau sẽ dẫn đến việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ chồng khác nhau. Bởi vì, như ta đã phân tích ở trên, giao dịch dân sự do một bên vợ, chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn dù nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng khơng có giá trị pháp lý và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch là nghĩa vụ riêng. Trong khi nếu Tịa án xác định tài sản trong giao dịch khơng phải là tài sản chung có giá trị lớn thì nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó ràng buộc cả vợ và chồng. Bởi lẽ vai trị của nó đối với việc xác định trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng vì vậy các nhà làm luật nên làm rõ nội hàm của thuật ngữ này cũng như cách thức xác định nó.
2.1.1.2 Hậu quả của giao dịch dân sự do một bên vợ, chồng thực hiện liên quan đến tài sản các tài sản được quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP.
Đối với tài sản chung có giá trị lớn, tài sản là nguồn sống duy nhất của gia đình hay tài sản riêng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì pháp luật đòi hỏi giao dịch liên quan đến những tài sản này phải được sự thỏa thuận của cả vợ và chồng. Tuy nhiên, liên quan đến những giao dịch kể trên nhưng chỉ do một bên vợ hoặc chồng thực hiện thì pháp luật cịn tồn tại một số vướng mắc như sau:
a. Về hình thức của thỏa thuận giữa vợ và chồng.
Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định về hình thức của thỏa thuận giữa vợ và chồng trong giao dịch mà sự thỏa thuận được đòi hỏi như sau86:
“1. Trong trường hợp việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật quy định giao dịch đó phải tn theo hình thức nhất định, thì sự thoả thuận
86
của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có cơng chứng, chứng thực...)
2. Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật khơng có quy định phải tn theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng”. Như vậy thỏa thuận của vợ chồng luôn phải được thể hiện bằng văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng, đây cũng là căn cứ duy nhất để xác định có hay không sự thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, quy định này liệu đã hoàn toàn phù hợp?
Thứ nhất: Thực tế là, không phải lúc nào vợ chồng cũng có điều kiện thể hiện ý chí của mình thơng qua việc thỏa thuận bằng văn bản. Cuộc sống luôn phát sinh những tình huống bất ngờ mà con người khơng thể lường trước được và những tình huống này có thể ngăn cản vợ, chồng thể hiện sự đồng ý của mình đối với việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự cần phải có sự thỏa thuận giữa vợ và chồng87. Như vậy, trường hợp một bên vợ, chồng khơng có điều kiện hay khơng có khả năng thể hiện sự đồng ý của mình, thì liệu giao dịch chỉ do bên cịn lại thực hiện có làm phát sinh trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng hay khơng? Ví dụ người chồng bỏ nhà đi trong một thời gian dài và người thân không nhận được tin tức của anh ta. Vậy trong trường hợp con của họ bị bệnh nặng, gia đình khơng có đủ tiền mặt để chạy chữa người vợ phải bán một số lượng vàng (tài sản có giá trị lớn của gia đình) và cần chú ý là người vợ khơng thể liên lạc được với chồng mình để hỏi ý kiến. Giao dịch mua bán này có bị tun vơ hiệu nếu có u cầu của người chồng và nghĩa vụ phát sinh có phải là nghĩa vụ riêng của người vợ hay không? Thực tế là, khi người chồng yêu cầu và nếu chỉ áp dụng Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP thì sau một khoảng thời gian nhất định do Tòa án ấn định mà vợ chồng khơng có được sự đồng thuận, giao dịch này sẽ bị tuyên vô hiệu do thiếu sự thỏa thuận bằng văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng. Cách xử lý này có nhiều điểm bất hợp lý. Chữa bệnh cho con chính là đáp ứng một nhu cầu của gia đình và trong trường hợp này khơng thể trưng cầu ý chí của người chồng. Với một tình thế cấp thiết như vậy, việc người vợ quyết định bán tài sản là cách giải quyết duy nhất và hồn tồn phù hợp. Nếu chỉ vì thiếu sự thỏa thuận giữa vợ và chồng mà người vợ phải gánh chịu toàn bộ trách nhiệm phát sinh từ việc bán vàng thì đã đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của luật chung đã được nhắc đến ở trên, nguyên tắc ubi emolumentum ibi onus - người nào thu được lợi ích, thì phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ gắn với lợi ích đó. Bởi vì, người vợ khơng hành động vì lợi ích riêng mà vì lợi ích chung của gia đình. Thêm vào đó, việc chăm sóc, bảo vệ con cái là nghĩa vụ pháp định của cha mẹ. Ở đây, người chồng khơng có khả năng thực hiện trách nhiệm này nên người vợ phải cáng đáng tất cả. Hơn nữa, cịn có nhiều trường hợp một bên vợ (chồng) khơng có
84 Phạm Thị Hiền, Luận văn cử nhân, “Giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng. Thực tiễn giải quyết tranh chấp”, 2011.
ý thức xây dựng gia đình; bê trễ, bỏ mặc gia đình, khi gặp tình huống cần thiết, bên cịn lại bắt buộc phải tự mình thực hiện giao dịch dân sự đối với những tài sản cần có sự thỏa thuận vì lợi ích chung của gia đình. Do đó, việc người vợ dùng tài sản chung, dù là tài sản chung có giá trị lớn trong những trường hợp cần thiết như vậy, thiết nghĩ, cần phải xác định giao dịch này là hợp pháp và làm phát sinh TNLĐ giữa vợ và chồng.
Thứ hai: Trên thực tế, việc các giao dịch liên quan đến các tài sản được quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP cần có sự thỏa thuận của vợ và chồng để đảm bảo giá trị pháp lý của nó là một điều mà không phải ai cũng biết và thực hiện đúng. Vì vậy, trong thực tiễn đời sống, có rất nhiều trường hợp giao dịch liên quan đến các tài sản nói trên mặc dù khơng có văn bản thỏa thuận nhưng trong q trình thực hiện giao có bằng chứng cho thấy rằng cả hai vợ chồng đều tham gia giao dịch hoặc có thể hiện ý chí của mình mong muốn thực hiện giao dịch. Chúng ta khơng thể dùng Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ- CP để tuyên bố giao dịch vô hiệu bởi thiếu sự thống nhất về ý chí của các bên (khơng có văn bản thể hiện sự thỏa thuận) vì rõ ràng ở đây đã có sự thể hiện ý chí của các bên thơng qua các hành vi liên quan đến việc thực hiện giao dịch. Ví dụ như với hợp đồng mua bán thì bên vợ (chồng) khơng tham gia giao dịch có thể có hành vi nhận tiền thanh tốn của bên thứ ba88. Khơng thể có việc khơng đồng ý với giao dịch mua bán đó mà lại đi nhận tiền thanh tốn được, có chăng, việc khởi kiện u cầu Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu đi kèm với một mục đích khơng minh bạch đằng sau như là nhận thấy giá trị của tài sản đem bán đó tăng giá trên thị trường nên khơng muốn thực hiện hợp đồng đó để bán cho người khác, chẳng hạn. Tuyên hợp đồng này vô hiệu đồng nghĩa với việc quyền lợi của bên vợ (chồng) trực tiếp thực hiện giao dịch và bên thứ ba trong giao dịch khơng được đảm bảo. Bởi vì, TNLĐ của vợ và chồng chỉ phát sinh nếu hợp đồng này có giá trị pháp lý. Do đó, hậu quả hợp đồng vơ hiệu chỉ là nghĩa vụ riêng của bên vợ (chồng) trực tiếp tham gia hợp đồng, khơng có giá trị ràng buộc bên còn lại. Đồng thời, khi hợp đồng vơ hiệu các bên hồn trả những gì đã nhận, nhiều trường hợp có thiệt hại xảy ra nên xuất hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại89. Rõ ràng là, nếu hai người cùng có nghĩa vụ thì sẽ thuận lợi hơn cho bên thứ ba, bởi khi đó nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng tài sản chung, thuận lợi cho việc kê biên tài sản nếu cần, trong khi đó, nếu là nghĩa vụ riêng thì việc bên thứ ba yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ khó khăn hơn rất nhiều. Trường hợp bên vợ (chồng) có nghĩa vụ có tài sản riêng thì khơng sao, nhưng nếu khơng có thì bên thứ ba phải đợi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, mà công việc này vốn mất rất nhiều thời gian và phức tạp. Theo quyết định giám đốc thẩm số 439/2011/DS-GĐT về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và kiện đòi tài sản thì nội dung vụ án như sau: Căn cứ các tài liệu trong hồ sơ vụ án thì ngày 30/03/2004 anh Đạt lập hợp đồng chuyển nhượng cho ông Nâu (là chú ruột anh Đạt) 670 m2 đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 02164 đứng tên anh Đạt với giá 250 triệu đồng…Tuy nhiên, khối tài sản anh Đạt thế chấp cho ngân hàng là tài sản chung của
88 Xem thêm Lê Thị Hồng Vân, “Chương IV: Một số vấn đề pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của vợ chồng” – Pgs. Ts. Đỗ Văn Đại chủ biên, “Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử dụng đất”, NXB Lao động, tr. 95.
anh Đạt và chị Linh (vợ của anh Đạt), nhưng các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên mới chỉ có chữ ký của anh Đạt nên cũng cần phải xem xét chị Linh có biết việc chuyển nhượng hay không? Nếu chị Linh biết mà không phản đối thì phải coi chị Linh cũng đồng ý việc chuyển nhượng. Nếu chị Linh không biết và không đồng ý chuyển nhượng thì cần phải căn cứ vào quy định pháp luật để giải quyết90.
b. Về giá trị pháp lý của giao dịch liên quan đến tài sản được quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP do một bên vợ, chồng thực hiện.
Giao dịch vô hiệu về hình thức hay nội dung.
Về nguyên tắc, tài sản chung được cả hai vợ chồng cùng quản lý dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, nhất trí91. Điều đó có nghĩa giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung phải do hai vợ chồng xác lập thì mới có giá trị pháp lý. Nhưng với số lượng lớn giao dịch được thiết lập trong cuộc sống hàng ngày, nếu đòi hỏi bất cứ giao dịch nào vợ chồng cũng phải bàn bạc với nhau thì q phức tạp. Do đó, pháp luật đã quy định đối với tài sản chung có giá trị khơng lớn, vợ hoặc chồng có quyền tự mình xác lập, miễn là nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình và giao dịch này hồn tồn có giá trị pháp lý cũng như làm phát sinh TNLĐ của vợ và chồng. Ngoài ra, xuất phát từ việc một số tài sản chung có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự duy trì của gia đìnhnên pháp luật yêu cầu đối với những giao dịch liên quan đến những tài sản này cần phải có sự thỏa thuận giữa vợ và chồng.