Giao dịch dân sự do một bên vợ (chồng) xác lập trong thời kỳ hôn nhân 59 

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 66 - 71)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA

2.1 Thực trạng xác định trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng đối với giao dịch dân

2.1.2.1 Giao dịch dân sự do một bên vợ (chồng) xác lập trong thời kỳ hôn nhân 59 

a. Các bên tự thỏa thuận được việc chịu trách nhiệm đối với giao dịch.

Đối với những giao dịch do một bên xác lập không làm phát sinh TNLĐ của vợ chồng theo quy định của pháp luật nhưng vì những lý do nào đó, bên vợ (chồng) cịn lại tự nguyện cùng chịu trách nhiệm đối với giao dịch. Trong trường hợp này, Tịa án cơng nhận sự thỏa thuận của vợ chồng mà không xét đến việc giao dịch dân sự do một bên xác lập, thực hiện đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hay chưa. Quan điểm này cũng xuất phát từ quyền tự định đoạt của các bên trong lĩnh vực tố tụng dân sự107.

b. Các bên không thương lượng được về việc chịu trách nhiệm đối với giao dịch.

 Đối với các giao dịch dân sự do một bên vợ (chồng) xác lập hợp pháp liên quan đến tài sản chung có giá trị không lớn của vợ chồng hoặc tài sản của bên thứ ba và nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Đối với giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị khơng lớn do một bên vợ (chồng) xác lập, khi xác định TNLĐ của vợ và chồng Tịa án cần xem xét giao dịch đó có hợp pháp và có nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình hay khơng108. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản của bên thứ ba như hợp đồng vay tài sản, nếu mục đích của việc vay nợ là phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình thì phải xác định nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng. Thực tế, nhiều Tòa án dường như đã quên mất yếu tố “nhu cầu thiết yếu” khi xác định TNLĐ của vợ chồng đối với các loại giao dịch trên.

Ví dụ109: Tranh chấp về khoản nợ 300.000.000 đồng giữa bà Trần Thị Thủy và bà Khương Hồng Nguyên, trong đó có giải quyết vấn đề trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả                                                              

107 Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. 108 Điều 25 Luật HN&GĐ 2000.

110Bản án được trích trong: Th.S Lê Vĩnh Châu, Th.S Lê Thị Mận, “Tuyển tập các bản án quyết định của Tòa án Việt Nam về hơn nhân và gia đình”, NXB Lao động, tr. 61-63

nợ của bà Nguyên với chồng bà là ông Nguyễn Quốc Việt. Nguyên đơn là bà Thủy trình bày: ngày 1/5/2006 bà Ngun có vay của bà số tiền 300.000.000 đồng, lãi suất 1,5% một tháng. Bà Nguyên có làm biên nhận nợ và có thế chấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD716199 và AD967680 mang tên Nguyễn Quốc Việt. Ngày 18/12/2006 do chưa trả nợ nên bà Nguyên viết một giấy cam kết hẹn đến ngày 17/01/2007 sẽ trả hết nợ và lãi cho bà. Nhưng đến nay bà Nguyên không thực hiện cam kết trả nợ nên bà yêu cầu bà Nguyên cùng chồng là ông Việt liên đới trả số tiền vốn là 300.000.000 đồng và lãi là 72.967.000 đồng. Theo lời khai của bà Nguyên, bà thừa nhận việc vay tiền nhưng số tiền này bà vay dùm cho em gái là Khương Hồng Hương và ông Việt không biết việc vay nợ này. Bà không đồng ý trả nợ và yêu cầu bà Thủy trả lại hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bà đã thế chấp. Ơng Việt khơng đồng ý trả nợ vì việc vay nợ và thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ. Đồng thời ông yêu cầu bà Thủy phải trả lại hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông đứng tên mà vợ ông đã thế chấp cho bà Thủy.

Bản án dân sự sơ thẩm số 48/2008/DS-ST ngày 03/6/2008 của TAND huyện Cao Lãnh đã quyết định buộc bà Ngun và chồng là ơng Việt có trách nhiệm cùng trả cho bà Thủy số tiền mà bà Thủy yêu cầu; yêu cầu bà Thủy trả lại hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Nguyên và ông Việt. Không đồng ý với Bản án trên, ngày 16/6/2008 bà Nguyên và ông Việt đã nộp đơn kháng cáo.

Bản án phúc thẩm số 434/2008/DSPT ngày 19/9/2008 của TAND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bà Nguyên và ông Việt và giữ nguyên bản án sơ thẩm số 48/2008/DSST ngày 03/6/2008 của TAND huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ngày 20/10/2008 ông Việt có đơn khiếu nại với nội dung khơng đồng ý liên đới cùng bà Nguyên trả nợ cho bà Thủy.

Quyết định giám đốc thẩm số 798/2010/DS-GĐT ngày 15/12/2010 của Tịa dân sự TANDTC có đoạn: “Lẽ ra trong trường hợp này, Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm phải làm rõ việc bà Nguyên có nhận tiền trực tiếp từ bà Thủy hay khơng? Nếu bà Nguyên là người nhận tiền thì bà Nguyên có sử dụng tiền vào việc mua sắm tài sản, đáp ứng nhu cầu của gia đình hay khơng (trong khi bà Ngun lại khai là tiền do bà Hương đã nhận từ trước đó) mới có đủ căn cứ để giải quyết vụ án. Trong trường hợp có căn cứ xác định là bà Nguyên nhận tiền để đáp ứng các nhu cầu của gia đình thì mới có thể buộc ơng Việt liên đới chịu trách nhiệm. Cịn trường hợp không đủ căn cứ xác định bà Nguyên nhận tiền hoặc nếu bà Nguyên có nhận tiền nhưng khơng sử dụng vào đời sống chung của gia đình thì người chịu trách nhiệm trả nợ là một mình bà N. Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa làm rõ những vấn đề nêu trên nhưng lại buộc cả ông Việt cùng liên đới trả nợ cho bà Thủy là chưa đủ căn cứ. Vì vậy, kháng nghị của Chánh án TANDTClà có căn cứ”.

Ví dụ110: Tranh chấp tài sản khi ly hôn giữa bà Huỳnh Thị Thương và ơng Nguyễn Hồng Việt về số nợ 173.000.000 đồng mà bà Thương đã vay để mua hai sạp quần áo. Giấy tờ vay nợ cũng chỉ có chữ ký của bà Thương. Trên cơ sở đó, cả Tịa án cấp sơ thẩm (TAND quận Phú Nhuận) và Tòa án cấp phúc thẩm (TAND thành phố Hồ Chí Minh) đều xác định khoản nợ 173.000.000 đồng là nợ riêng của bà Thương chứ không phải trách nhiệm chung của vợ chồng. Trên thực tế, thời điểm mua hai sạp quần áo trùng với thời điểm bà Thương vay 173.000.000 đồng. Mặt khác, theo Ban quản lý chợ, nơi vợ chồng bà Thương kinh doanh, hai sạp quần áo có giá trị tương đương 173.000.000 đồng. Bản thân ông Việt nói rằng, hai sạp mua bằng một phần tiền vốn của hai vợ chồng, nhưng ông cũng không chứng minh được nguồn vốn đó có thực hay khơng, trong khi ông Việt luôn cùng vợ kinh doanh trên hai sạp quần áo đó thì đương nhiên ơng phải biết việc mua hai sạp quần áo và để kinh doanh được vợ chồng lấy từ nguồn vốn nào. Việc dùng tiền vay để kinh doanh ni sống gia đình, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của gia đình chính là sự thể hiện khái niệm “nhu cầu thiết yếu của gia đình” của Điều 25 Luật HN&GĐ 2000. Do đó, quyết định của hai cấp Tịa án là khơng thỏa đáng, cần xác định 173.000.000 đồng là nợ chung của bà Thương và ơng Việt thì mới đúng tinh thần Điều 25 Luật HN&GĐ 2000. Ví dụ111: Tranh chấp đòi nợ giữa bà Nguyễn Thị Nga và bà Đào Thị Nhâm. Từ ngày 2-7- 1997 đến 28-2-1997, bà Nguyễn Thị Nga có cho bà Đào Thị Nhâm vay 7 lần tổng cộng là 477.000.000 đồng. Việc vay nợ chỉ do một mình bà Nhâm ký giấy nhận nợ. Hai bên thỏa thuận lãi suất 2%/tháng, bà Nhâm có giao cho bà Nga giấy tờ nhà 3 tầng do bà Nhâm đứng tên để thế chấp nợ. Do bà Nhâm không chịu trả nợ nên bà Nga đã khởi kiện đòi nợ. Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/DSST ngày 23-3-1999 của Tòa án nhân dân huyện Cẩm Phả và tại Bản án dân sự phúc thẩm số 32/DSPT của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đều quyết định: Buộc bà Nhâm phải hoàn trả bà Nga 477.000.000 đồng tiền nợ gốc và 143.000.000 đồng tiền lãi. Ngày 03-5-2002 Phó chánh án Tịa án nhân dân tối cao đã có Quyết định số 54/KNDS kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên với nhận định: Cần xác định ông Hà Văn Hiên – chồng bà Nhâm liên đới chịu trách nhiệm trả nợ, vì việc kinh doanh của bà Nhâm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình và mặc dù ông Hiên không thừa nhận nhưng ông Hiên đương nhiên phải biết việc kinh doanh đó của bà Nhâm. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 173/GĐT-DS ngày 22-8-2002 của Tòa án nhân dân tối cao đã hủy Bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ cho Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử sơ thẩm lại theo hướng kháng nghị của Phó chánh án. Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/DSST ngày 30-6-2003 và Bản án dân sự phúc thẩm số 131/DSPT ngày 19-6-2003 đều quyết định: Buộc bà Nhâm và ông Hiên phải trả nợ cho bà Nga 477.000.000 đồng nợ gốc và 391.000.000 đồng tiền lãi.

 Đối với các giao dịch dân sự do một bên vợ (chồng) tự ý xác lập liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn, tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình hay                                                              

111Ví dụ được trích trong: Nguyễn Văn Cừ, Luận án tiến sĩ luật học “Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam”, tr. 173

112

Ví dụ được trích trong: Nguyễn Hải An, “Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với hợp đồng dân sự do một bên thực hiện”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 12 tháng 6/2006

những giao dịch có tính chất định đoạt liên quan đến tài sản riêng của vợ (chồng) đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức của tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình (Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP).

Những giao dịch dân sự được nói đến ở trên chỉ có hiệu lực và phát sinh TNLĐ đối với cả vợ và chồng khi có sự thỏa thuận, bàn bạc của vợ và chồng112. Đối với giao dịch do một bên tự ý thực hiện, các Tòa án đều xác định giao dịch đó vơ hiệu nhưng cách thức xác định TNLĐ của vợ chồng cũng như việc xác định giao dịch vơ hiệu về hình thức hay nội dung, giao dịch vơ hiệu tồn bộ hay một phần rất khác nhau.

- Việc xác định TNLĐ của vợ chồng đối với giao dịch vô hiệu.

Trường hợp 1: Xác định giao dịch dân sự vô hiệu nhưng ràng buộc trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với hậu quả của giao dịch đó.

Ví dụ: Bản án 147/DSPT ngày 16/04/2003113. Theo hợp đồng mua bán căn nhà số 24 A Lê Minh Ngươn, phường Mỹ Long thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang ngày 3-01- 2001 lập tại Phịng Cơng chứng Nhà nước thì vợ chồng ơng Vương Tấn Dũng, bà Phạm Thị Nga thỏa thuận bán nhà cho vợ chồng ông Lâm Đức Trung, bà Văng Thị Bạch Tuyết với giá 300.000.000 đồng. Ngày 28-02-2001 ông Lâm Đức Trung được UBND tỉnh An Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với căn nhà nêu trên. Trong khi bán nhà cho ơng Trung, thì ơng Dũng vẫn đang cho bà Nguyễn Kim Hoàng thuê. Ngày 6-3- 2001 ông Trung lại lập hợp đồng bán căn nhà trên cho bà Kha Thị Hiếng với giá 345.000.000 đồng. Do đó ơng Dũng đã khởi kiện xin hủy hợp đồng mua bán nhà với ơng Trung vì cho rằng ông bị ông Trung ép buộc bán nhà trừ nợ và nhà đất là tài sản của vợ chồng ông và bà Nga, hợp đồng mua bán nhà có chữ ký của bà Nga, ơng Dũng xin hồn lại tiền bán nhà cho ông Trung. Căn cứ vào kết luận giám định số 1017 ngày 15-4-2002 của Viện khoa học hình sự Bộ Cơng an thì chữ ký trơng hợp đồng mua bán nhà giữa ông Dũng, bà Nga với ông Trung, bà Tuyết không phải chữ ký của bà Nga, nên Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đều xác định hợp đồng mua bán nhà giữa ông Dũng với vợ chồng ông Trung là vô hiệu. Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 147/DSPT ngày 16-4-2003 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang nhận định để đảm bảo việc thi hành án nên tuyên xử buộc vợ chồng ông Dũng và bà Nga cùng liên đới hồn trả cho vợ chồng ơng Trung 300.00.000 đồng tiền bán nhà đã nhận và tiền chênh lệch 1/2 giá trị căn nhà là 191.807.000 đồng. Trường hợp 2: Xác định giao dịch dân sự vô hiệu, nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ riêng của bên vợ (chồng) tự ý xác lập giao dịch nhưng khi thi hành án lại kê biên tài sản chung.

                                                             

113Khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ 2000 và Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP.

114

Ví dụ được trích trong: Nguyễn Hải An, “Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với hợp đồng dân sự do một bên thực hiện”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 12 tháng 6/2006

Ví dụ114: Từ năm 2002 đến năm 2003, ông Ðáng (ngụ phường 3, thị xã Tân An, tỉnh Long An) đã vay của ông H. tổng cộng hơn 130 triệu đồng. Tháng 9-2004, khi xét xử phúc thẩm vụ án, TAND tỉnh Long An nhận định: Ơng H. cho ơng Ðáng mượn tiền đánh bạc nhưng không báo cho vợ ông Ðáng biết. Phía người vợ cũng khơng có cơ sở nào khẳng định bà có biết chồng mượn nợ. Cho rằng đó là khoản nợ riêng của người chồng, tịa tun buộc ơng Ðáng phải tự mình lãnh trách nhiệm trả nợ cho ông H. Tháng 10-2004, Thi hành án dân sự thị xã Tân An ra quyết định buộc ông Ðáng thi hành án. Do ông Ðáng không tự nguyện thi hành nên Thi hành án thị xã đã thực hiện biện pháp kê biên tài sản của ông Ðáng. Kết quả xác minh của cơ quan này cho thấy ơng Ðáng và vợ có hai căn nhà (mỗi căn rộng khoảng 50 m2) nằm trên mảnh đất khoảng 400 m2 ở địa chỉ trên do người vợ đứng tên. Xét thấy đây là tài sản chung của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, Thi hành án thị xã hướng dẫn người vợ khởi kiện phân chia tài sản. Mặc dù cho rằng nhà, đất đó là tài sản riêng của mình nhưng người vợ lại khơng nộp đơn u cầu tịa án xác minh rõ. Tháng 11-2004, Thi hành án thị xã kê biên nhà, đất trên. Ðến tháng 7- 2005, Thi hành án thị xã bán đấu giá tất cả tài sản này với số tiền hơn 170 triệu đồng. Sau khi trích phần tiền thuộc sở hữu của ông Ðáng để thi hành án, Thi hành án thị xã đã gửi 80 triệu đồng thuộc quyền sở hữu của người vợ vào ngân hàng. Chấp hành viên Thi hành án tỉnh Long An,cho biết: “Chúng tôi đã làm đúng quy định trong việc bán đấu giá nhà, đất sau khi đợi hết thời hạn mà người vợ khơng khởi kiện ra tịa. Thi hành án thị xã cũng đã giành quyền ưu tiên mua nhà cho vợ chồng ông Ðáng nhưng họ không mua…” Theo Ðiều 12 Nghị định 164 ngày 14-9-2004 của Chính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án, trong trường hợp người phải thi hành án và người có chung quyền sử dụng đất có thỏa thuận bằng văn bản về phần quyền sử dụng đất của từng người phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận hoặc xác định được phần quyền sử dụng đất của từng người thì chỉ kê biên phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án là một bên vợ hoặc chồng không thỏa thuận được bằng văn bản về quyền sử dụng đất hoặc chấp hành viên không xác định được phần quyền sử dụng đất của từng người thì chấp hành viên hướng dẫn vợ, chồng yêu cầu tòa án chia quyền sử dụng đất là tài sản chung. Hết thời hạn

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 66 - 71)