CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA
1.3 Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện
1.3.3.1 Phân loại giao dịch dân sự 31
a. Hành vi pháp lí đơn phương.
Hành vi pháp lí đơn phương được thừa nhận trong luật Việt Nam như là một căn cứ xác lập nghĩa vụ. Các nghĩa vụ có nguồn gốc từ ý chí, trên nguyên tắc, phát sinh do hiệu lực của hợp đồng, tức là do sự thoả thuận giữa người cam kết thực hiện nghĩa vụ và người cam kết thụ hưởng nghĩa vụ đó. Các hành vi pháp lí đơn phương được coi như ngoại lệ của nguyên tắc đó. Hành vi pháp lí đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh nghĩa vụ là hành vi pháp lý được chủ thể của quan hệ pháp luật thực hiện với ý thức rằng bằng hành vi đó, chủ thể của quan hệ pháp luật cam kết đáp ứng một yêu cầu của một chủ thể khác của quan hệ pháp luật. Với định nghĩa này, ta có thể gọi hành vi pháp lí đơn phương là cam kết đơn phương. Nghĩa vụ phát sinh từ ngày cam kết được ghi nhận dưới một hình thức nhất định chứ khơng phải từ ngày cam kết được chấp nhận, nhưng chỉ được thực hiện một khi cam kết được chấp nhận, nghĩa là khi xác định được người có quyền yêu cầu. Trong cuộc sống hơn nhân, vợ, chồng có thể xác lập giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung bằng hành vi pháp lí đơn phương ví dụ như vợ, chồng lập di chúc để lại tài sản chung cho con55, vợ hoặc chồng từ chối hưởng di sản...Hành vi pháp lí của vợ hoặc chồng sẽ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 122 BLDS.
b. Hợp đồng dân sự.
Hợp đồng dân sự là thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự56. Hợp đồng thường có hai bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên về một quan hệ cụ thể như bán, cho thuê…nhưng cũng có thể có hợp đồng trong đó có nhiều bên cùng tham gia. Mỗi bên trong hợp đồng có thể là một hay nhiều chủ thể. Trong hợp đồng, ý chí của một bên địi hỏi sự hồi đáp của bên kia, tạo nên sự thống nhất ý chí giữa các bên, sau đó hợp đồng mới được hình thành. Do đó, có thể nói rằng, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận ý chí của hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là loại giao dịch phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày và có vai trị rất quan trọng đối với vợ chồng.
55 Xem thêm Đỗ Văn Đại, “Trao đổi về bài: Một số vấn đề trao đổi về di chúc của một bên vợ chồng định
đoạt tài sản chung”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 15 năm 2010, tr. 33-36. 56 Điều 388 BLDS 2005.
Trong đời sống vợ chồng, đây là loại giao dịch thường xuyên nhất, từ việc nhỏ như người vợ xách làn đi chợ mua thức ăn, cho đến việc lớn như mua bán nhà là tài sản chung.