Giao dịch dân sự do một bên vợ (chồng) xác lập trong thời kỳ hôn nhân nhưng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 71 - 75)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA

2.1 Thực trạng xác định trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng đối với giao dịch dân

2.1.2.2 Giao dịch dân sự do một bên vợ (chồng) xác lập trong thời kỳ hôn nhân nhưng

nhưng tranh chấp xảy ra khi ly hôn.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống hàng ngày của vợ chồng, pháp luật đã quy định giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị khơng lớn hay tài sản của bên thứ ba có thể do một bên xác lập. TNLĐ ràng buộc cả vợ và chồng đối với những giao dịch này. Điều đó có nghĩa là, đối với các loại tài sản khác khi xác lập giao dịch cần cả hai người tham gia hay cần sự thỏa thuận của vợ chồng. Khi một bên vợ (chồng) tự ý xác lập hợp đồng đối với tài sản được quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP giao dịch sẽ bị tun vơ hiệu (với u cầu của bên cịn lại) và sự vơ hiệu này là vơ hiệu tồn bộ. Lý do là bởi tài sản chung của vợ chồng là một khối thống nhất và không thể phân chia trong thời kỳ hôn nhân (trừ một số trường hợp nhất định). Hơn nữa, giữa vợ và chồng ln có những ràng buộc mang tính chất tình nghĩa, đạo lý nên việc tun giao dịch vơ hiệu tồn bộ là hồn tồn phù hợp116. Ví dụ như Bản án số 2557/2009/DS-PT ngày 30/12/2009 của TAND TPHCM về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chẳng hạn117. Ơng N và bà C là vợ chồng có chung quyền sử dụng đất số 9023/QSD/CQ ngày 31/12/2001 do UBND huyện Củ Chi cấp cho ông N đứng tên. Ngày 03/06/2005, Ơng N                                                              

116 Ví dụ được trích trong: Nguyễn Hải An, “Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với hợp đồng dân sự do một bên thực hiện”, Tạp chí Tịa án nhân dân, số 12 tháng 6/2006.

 

116 Xem thêm Lê Thị Hồng Vân, “Chương IV: Một số vấn đề pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng

đất của vợ chồng” – Pgs. Ts. Đỗ Văn Đại chủ biên, “Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về

quyền sử dụng đất”, NXB Lao động, 2012, tr. 95.

117 Ví dụ được trích trong: PGS.TS Đỗ Văn Đại chủ biên, “Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch quyền sử dụng đất”, NXB Lao Động, 2012, tr. 88-90.

chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà L mà khơng có sự thống nhất ý kiến với bà C. Bà C đã kháng cáo bản án sơ thẩm và yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng giữa ông N và bà L vì cho rằng quyền sự dụng đất trên là tài sản chung của bà C với ông N nhưng ông N tự ý chuyển nhượng. Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án trên đã nhận định: Căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 9023…, Tuy tài sản này do một mình ơng N đứng tên và sử dụng nhưng về mặt khách quan thì có bằng chứng cho thấy đây là tài sản có trong thời kỳ hôn nhân của ông N và bà C. Mặc dù giấy chứng nhận kết hôn của ông N và bà C do UBND phường Đa Kao quận 1 ký ngày 02/12/2002 nhưng thực chất ơng bà đã có quan hệ vợ chồng từ năm 1976 nhưng sau này mới làm hôn thú, một trong những tài liệu thể hiện mối quan hệ vợ chồng này là Bản hợp đồng chuyển nhượng quyền quyền sở hữu nhà số 12499/MBN ngày 08/10/2001 được cơng chứng nhà nước…trong đó ghi rõ bên bán nhà là vợ chồng ông N, bà C…Do đó, bà C khai năm 2001 đã cùng chồng bán nhà để mua mảnh đất trên là có cơ sở. Mặt khác, chính ơng N cũng khẳng định mảnh đất trên là của vợ chồng ông thể hiện qua đơn khởi kiện bổ sung…Một chứng cứ khác cũng thể hiện ý chí của ơng N về tài sản của vợ chồng là tờ cam kết gửi UBND xã…trong đó ơng N xin được một mình ký giấy chuyển nhượng đất, nếu bà C có tranh chấp thì ơng sẽ giao toàn bộ tiền chuyển nhượng cho bà C…Hội đồng xét xử thấy rằng việc chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất 1426 m2 đất giữa ông N và bà L theo hợp đồng số 110 mà khơng có ý kiến của người đồng sở hữu là bà C là sai pháp luật…Theo đó, hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng giữa ông N và bà L. Do ông N có lỗi trong giao dịch này vì tự ý định đoạt, sang nhượng tài sản chung, cố tình che đậy sự thật về quyền sở hữu chung của ông N với bà C với tài sản chuyển nhượng, mà điều này bà L không thể biết được, làm cho hợp đồng bị vô hiệu do bị lừa dối theoo Điều 132 BLDS nên cần phải buộc ông N bồi thường gấp 3 lần số tiền cọc đã nhận của bà L.

Tuy nhiên, khi vợ chồng tiến hành ly hôn, do tài sản chung ln có xu hướng bị phân chia, lúc này, khối tài sản chung của vợ chồng khơng cịn là tài sản chung hợp nhất nữa. Do đó, các Tịa án khi giải quyết các tranh chấp về nghĩa vụ của vợ chồng liên quan đến các giao dịch được xác lập trong thời kỳ hôn nhân nhưng xảy ra khi ly hôn đều xác định giao dịch vô hiệu đối với phần tài sản của bên vợ (chồng) không tham gia vào giao dịch. Giao dịch đó vẫn có hiệu lực đối với phần tài sản của bên tự ý xác lập bởi vì một khi tài sản đã có xu hướng phân chia thì họ có tồn quyền sở hữu đối với phần tài sản của họ. Cách giải quyết này cũng phù hợp với quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”118. Một tác giả cho rằng: “Bộ luật dân sự cũng không buộc chúng ta phải xác định khả năng tuyên bố giao dịch vô hiệu một phần tại thời điểm giao kết nên chúng ta có thể xác định khả năng này (tức sự ảnh hưởng của phần vô hiệu với phần cịn lại) vào thời điểm tun bố hợp đồng vơ hiệu”119. Đồng thời, như đã phân tích ở đoạn trên, việc tun bố giao dịch vơ hiệu tồn bộ là nhằm bảo vệ lợi ích của một gia đình (việc một người chồng (vợ) đem tài sản chung có vai trị quan trọng đối với đời sống gia đình đi                                                              

118 Điều 135 BLDS 2005.

119

Xem thêm Đỗ Văn Đại, “Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009, tr. 349.

giao dịch mà không hỏi ý kiến của người kia cho thấy quan hệ hôn nhân đang tồn tại những vấn đề nhất định), vì tại thời điểm này, lợi ích gia đình vượt lên lợi ích của một cá nhân là bên thứ ba trong giao dịch. Chúng ta không nên làm xấu thêm tình hình bằng cách tun giao dịch vẫn có hiệu lực pháp lý đối với một nửa tài sản mà nên bảo tồn tài sản cho gia đình.”120 Nhưng khi hôn nhân đã chấm dứt, lý do bảo vệ hạnh phúc gia đình đã khơng cịn, lúc này, cần phải bảo vệ bên thứ ba trong giao dịch. Do đó, việc tun giao dịch vơ hiệu một phần là hồn tồn có căn cứ. Ví dụ như Bản án số 1566/2008/DS-PT ngày 29/12/2008 của TAND thành phố Hồ Chí Minh121. Theo Bản án này thì phần đất 2.352 m2 tại ấp Trung, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi do ông Chơi đứng tên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 001752 QSDD/QĐ-01/96 ngày 11/05/1955 do hai vợ chồng ông mua và quản lý từ năm 1975. Cuối năm 1996, vợ ông Chơi là bà Châu tự ý bán phần đất này cho ông Tuấn mà khơng có sự đồng ý của ơng. Hợp đồng mua bán nhà ngày 21/08/1997 có cả chữ ký của vợ chồng ơng Chơi, bà Châu và có chứng thực của UBND thị trấn Hóc Mơn. Tuy nhiên, bà Châu đã khai nhận chữ ký trong hợp đồng mua bán đất không phải của ông Chơi mà của một người con giả mạo chữ ký ông Chơi. Năm 1997, ông Tuấn đã được UBND huyện Củ Chi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất trên. Nay, ông Chơi khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà Châu phải trả lại cho ơng ½ quyền sử dụng đất phần diện tích đất 2.352 m2. Bản án sơ thẩm số 475/2008/DSST ngày 21/08/2008 của TAND huyện Củ Chi tuyên xử: chấp nhận một phần yêu cầu của ông Chơi, buộc bà Châu phải có trách nhiệm hồn trả cho ông Chơi số tiền là 401.700.000 đồng tương ứng với ½ giá trị quyền sử dụng phần diện tích đất 2.352 m2 với số tiền 986.000 đồng cho việc đo đạc và định giá phần diện tích đất 2.352 m2. Đồng thời, công nhận quyền sử dụng đất cho ơng Tuấn phần diện tích đất 2.352 m2 theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1173/QSDĐ ngày 11/07/1999 do UBND huyện Củ Chi cấp. Ông Chơi và bà Châu đã kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Bản án phúc thẩm số 1566/2008/DS-PT ngày 29/12/2008 của TAND thành phố Hồ Chí Minh đã giữ nguyên bản án sơ thẩm với lập luận: Diện tích đất nêu trên là của ông Chơi, bà Châu nhưng bà Châu đã định đoạt luôn phần của ông Chơi mà khơng có sự đồng ý của ơng nên bà phải có nghĩa vụ hồn lại cho ơng Chơi ½ giá trị quyền sử dụng đất như án sơ thẩm là phù hợp. Do đó, ơng Chơi kháng cáo u cầu bà Châu hồn trả ½ quyền sử dụng đất là khơng có cơ sở, nên khơng chấp nhận.

Tác giả Lê Thị Hồng Vân bình luận bản án này như sau: “Mặc dù tịa án khơng tun hợp đồng vô hiệu một phần nhưng đều xử cho ông Chơi được nhận lại ½ giá trị của mảnh đất. Điều này chứng tỏ rằng tịa án vẫn cơng nhận quyền định đoạt ½ mảnh đất của ông Chơi. Đồng thời, do ông Chơi và bà Châu đã ly hôn nên việc tuyên hợp đồng vô hiệu từng phần trong trường hợp này là phù hợp, bởi lẽ, ông Chơi, bà Châu khơng cịn là vợ chồng

                                                             

120 Xem thêm, Đỗ Văn Đại, “Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009, tr. 625.

121

Ví dụ được trích trong: PGS.TS Đỗ Văn Đại chủ biên, “Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch quyền sử dụng đất”, NXB Lao Động, 2012, tr. 90-91

nên tài sản chung này cũng sẽ được phân chia”122. Về việc tuyên giao dịch đối với tài sản chung do một bên vợ chồng tự ý thực hiện vơ hiệu tồn bộ hay một phần, một tác giả khác cho rằng: “Đối với việc tuyên bố hợp đồng vơ hiệu một phần hay tồn phần, chúng ta nên có cái nhìn khác, cần có cái nhìn xã hội học; chúng ta cần xem xét hệ quả của việc tuyên bố vô hiệu một phần hay tồn phần “đối với mơi trường xung quanh”: Bảo vệ một bên trong hợp đồng (bằng cách tuyên bố vô hiệu một phần) hay bảo vệ một gia đình đang có nguy cơ tan vỡ (bằng cách tun vơ hiệu tồn bộ)? Chúng tơi theo hướng bảo vệ một gia đình…”. Tuy nhiên, khi vợ chồng đã ly hơn, tác giả này cho rằng: “Có thể xảy ra trường hợp khi giao kết hợp đồng, vợ chồng cịn trong tình trạng hơn nhân nhưng ki xảy ra tranh chấp thì vợ chồng đã ly hơn. Trong trường hợp này, tài sản có hướng được phân chia. Do đó, chúng ta nên tuyên bố hợp đồng vô hiệu một phần.”123

Mặc dù tài sản chung của vợ chồng có hướng được phân chia sau khi ly hôn nhưng trong nhiều trường hợp, vợ chồng khơng có ý định chia tài sản. Ví dụ như vợ chồng thỏa thuận giữ tài sản (là tài sản được sử dụng để tham gia giao dịch) để lại cho con chẳng hạn. Nếu chúng ta đi theo hướng tuyên giao dịch vơ hiệu ngay thì khơng thật hợp lý. Trường hợp này, thiết nghĩ, nên được giải quyết tương tự trường hợp giao dịch được xác lập và thực hiện đối với tài sản chung sau khi ly hôn sẽ được trình bày ở mục 2.1.2.3.

Trường hợp 1: Tiếp tục công nhận hiệu lực của giao dịch, bên vợ (chồng) tự ý thực hiện giao dịch phải trả cho bên còn lại phần tài sản của họ.

- Bên vợ (chồng) không tham gia giao dịch không yêu cầu tuyên vô hiệu mà chỉ muốn nhận phần tài sản của mình.

- Bên thứ ba vẫn muốn tiếp tục thực hiện giao dịch.

Trường hợp 2: Tuyên giao dịch vơ hiệu tồn bộ đối với phần tài sản của bên vợ (chồng) không tham gia dịch. Tài sản chung sau khi ly hôn nhưng không được chia vẫn thuộc khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, do đó, phải có sự thỏa thuận giữa vợ và chồng khi mang những tài sản này tham gia vào các giao dịch dân sự với bên thứ ba. Những quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình đối với tài sản chung vẫn được áp dụng đối với các tài sản này. Do đó, những giao dịch do một bên vợ (chồng) thực hiện mà khơng có sự thỏa thuận sẽ bị tun vơ hiệu nếu có u cầu của bên vợ (chồng) cịn lại. Đồng thời, chúng ta không thể xác định được phần của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản chung hợp nhất, nên việc tuyên giao dịch vô hiệu đối với phần tài sản của bên vợ (chồng) không tham gia giao dịch là không hợp lý.

                                                             

122 Xem thêm Lê Thị Hồng Vân, “Chương IV: Một số vấn đề pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng

đất của vợ chồng” – Pgs. Ts. Đỗ Văn Đại chủ biên, “Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về

quyền sử dụng đất”, NXB Lao động, 2012, tr. 91.

123

Xem thêm Đỗ Văn Đại, “Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2009, tr. 347.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 71 - 75)